17 Hiệp định song phương và đa phương

Là nền kinh tế đứng thứ 6 Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế năng động nhất thế giới. Vào năm 2020, quốc gia này đã cho thấy khả năng phục hồi qua việc đạt mức tăng trưởng khoảng 2,9% bất chấp dịch bệnh Covid, mức tăng trưởng đã giảm xuống còn 2,6% vào năm 2021 do sự phong tỏa rất nghiêm ngặt được đưa ra trong năm. Tăng trưởng sau thời điểm đó đã phục hồi trên 5%. Sự tăng trưởng này được hỗ trợ bởi hoạt động ngoại thương năng động, chính sách tiền tệ hiệu quả và tiêu dùng trong nước ngày càng tăng.

Nền kinh tế Việt Nam rất mở [tỷ lệ COMEXT / GDP: 200%] : %]: là thành viên của ASEAN từ năm 1995, của WTO từ năm 2007, của Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ năm 2015, Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới [FTA] [ CPTPP có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019, FTA với Liên minh châu Âu vào tháng 8 năm 2020 và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực vào tháng 1 năm 2022]. Với 17 FTA có hiệu lực vào đầu năm 2022, quốc gia này là một phần của mạng lưới kinh tế rộng lớn với các đối tác. Về tiền tệ, lạm phát đã ở mức dưới 4% kể từ năm 2015 [mức trần do Quốc hội đặt ra]. Đồng tiền Việt Nam có vẻ ổn định.

Tiêu dùng là động cơ mới của nền kinh tế, được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu, chiếm 13% dân số. Tầng lớp này sẽ đạt 50% vào năm 2035 theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới. Sự năng động của nền kinh tế Việt Nam đi kèm với sự cải thiện môi trường kinh doanh nhờ những cải cách lớn về cơ cấu - khu vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, đơn giản hóa hành chính. Những kết quả này đã được Fitch và Moody’s hoan nghênh vào năm 2018, cơ quan xếp hạng tín nhiệm đã nâng xếp hạng của Việt Nam [từ BB- lên BB với triển vọng ổn định và từ B1 lên Ba3 với triển vọng ổn định].

Chính sách Đổi mới, được khởi xướng vào năm 1986, đã giúp Việt Nam thực hiện các cải cách hiện đại hóa lớn và phát triển nhanh chóng : tỷ lệ nghèo cùng cực đã giảm từ 50% năm 1990 xuống còn dưới 2% ngày nay và đất nước đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình năm 2010. Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp [18% GDP] sang nền kinh tế chủ yếu là công nghiệp [40%] và dịch vụ [38%]. Mô hình tăng trưởng tập trung vào công nghiệp và ngoại thương này có những điểm yếu, đặc biệt là về năng suất lao động với nhiều hoạt động sản xuất có giá trị gia tăng thấp. Các hoạt động công nghiệp này thường nhằm mục đích tái xuất và hầu hết được điều hành bởi các công ty nước ngoài. 25% xuất khẩu của Việt Nam là do Samsung. Đất nước phải đối mặt với hai thách thức : thúc đẩy nâng cấp nền kinh tế và tăng cường liên kết giữa FDI và cơ cấu kinh tế địa phương.

Những thách thức trong chính sách công là cải cách hành chính và đẩy nhanh quá trình ra quyết định để phát triển cơ sở hạ tầng, thiết lập chương trình hỗ trợ cho những người nghèo nhất, duy trì sự ổn định của khu vực ngân hàng và phát triển một mô hình kinh tế tích hợp các tác động của biến đổi khí hậu.

Chantier de construction de la ligne n° 3 du métro de Hanoi financé notamment par l’AFD et le Trésor © MEAE/Frédéric de la Mure

Từ đó, hai nước nhất trí về tính thiết yếu của việc tăng cường quan hệ kinh tế, đặc biệt là nhờ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Pháp tháng 9/2016 và của Thủ tướng Việt Nam tại Pháp tháng 11/2021.

Quan hệ kinh tế Pháp-Việt

Trao đổi thương mại

Nhờ xuất khẩu sang Việt Nam tăng mạnh hơn rất nhiều [+ 29% so với mức trung bình thế giới là + 15,2% năm 2021] so với nhập khẩu [+ 2,6% so với mức trung bình thế giới là 18,7% năm 2021], Pháp đã cố gắng ổn định thâm hụt thương mại với Việt Nam vào năm 2021, tuy nhiên vẫn ở mức cao [-4,3 tỷ EUR]. Trao đổi thương mại của Pháp đã tăng 6,6% vào năm 2021 và đạt 6,7 tỷ EUR, thấp hơn so với năm 2019 nhưng có thể so sánh với con số đạt được vào năm 2018.

Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 46 trong số các khách hàng của Pháp [và thứ 28 bên ngoài EU] với 1,2 tỷ EUR xuất khẩu của Pháp. Việt Nam đồng thời là nhà cung cấp thứ 21 của Pháp [và thứ 11 ngoài EU] nhờ doanh thu 5,5 tỷ EUR. Pháp hiện có mức thâm hụt lớn thứ 7 toàn cầu với Việt Nam và thứ hai với một quốc gia ngoài EU, sau Trung Quốc.

Thị phần của Pháp tiếp tục giảm vào năm 2021 xuống còn 0,5%, trong đó Pháp đứng thứ 23 trong số các nhà cung cấp của Việt Nam. Điều này khiến Pháp thua xa các đối thủ châu Á [Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một số nước ASEAN],và cũng xếp cả sau Hoa Kỳ, Úc và, trong EU, sau Ireland, Đức và Ý.

Pháp hấp thụ 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và cũng đứng thứ 23 trong số các khách hàng của nước này, cách xa sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và nhiều nước châu Á, và trong EU, sau Hà Lan, Đức, Ý và Bỉ.

Năm 2021, xuất khẩu của Pháp đã tăng mạnh [+280 MEUR, tức + 29% so với năm 2020], nhờ vào sự phục hồi trong việc giao hàng của Airbus mà thực tế đã dừng lại vào năm 2020. Riêng lĩnh vực này, chiếm 17% doanh thu bán hàng của Pháp, lý giải 70% sự gia tăng doanh số bán hàng của Pháp tại Việt Nam vào năm 2021. Tính tới những trở ngại đáng kể và ngày càng tăng trong việc tiếp cận thị trường Việt Nam, mặc dù hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 năm 2020, các mặt hàng xuất khẩu dược phẩm của Pháp – chiếm 18% tổng doanh thu – đã giảm 20% vào năm 2021 so với năm trước.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp, tăng 2,6% vào năm 2021, vẫn tập trung vào giày dép và dệt may [59% hàng xuất khẩu của Việt Nam] và sản phẩm điện tử [27% trong tổng số].

Đầu tư

Hầu hết các công ty CAC40 đang hoạt động tại Việt Nam. Số liệu về khối lượng FDI của Pháp vào Việt Nam rất khác nhau tùy thuộc vào các nguồn thông tin. Theo thống kê của Việt Nam, Pháp đứng thứ 3 trong số các quốc gia châu Âu đầu tư vào Việt Nam vào cuối năm 2020, sau Hà Lan [thứ 10] và Vương quốc Anh [thứ 15], ở vị trí thứ 16 với 614 dự án với tổng số tiền là 3,6 tỷ USD.

Loại hình các công ty Pháp có mặt tại Việt Nam xoay quanh ba loại chính. Một mặt, là các công ty tham gia thực hiện các dự án lớn - nhiều nhưng tiếp cận chậm và phức tạp, địa bàn tự nhiên cho các công ty Pháp nhưng không hẳn là phù hợp nhất. Mặt khác, là các công ty nhập khẩu từ châu Á, chế biến hoặc lắp ráp trong nước để tái xuất sang châu Âu - một cách tiếp cận cổ điển đối với thị trường Đông Nam Á [Thái Lan] nhưng lại ít phổ biến ở Việt Nam [chỉ Scheider Electric, Sanofi… ]. Cuối cùng, đó là các công ty xuất khẩu từ Pháp, hoặc tìm cách xuất khẩu từ Pháp, các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày.

Có mặt khoảng 2/3 tại thành phố Hồ Chí Minh, phần còn lại đặt tại Hà Nội, EFE [các công ty của Pháp ở nước ngoài] đôi khi thuộc sở hữu của người Pháp hoạt động tại Việt Nam hoặc Pháp-Việt hoặc Việt kiều. Tuy nhiên, nằm dưới sự điều chỉnh của luật pháp địa phương, các công ty này có liên kết gián tiếp với Pháp thông qua người sáng lập, hoạt động, liên kết vốn hoặc hình ảnh của mình. Hiện diện trong tất cả các lĩnh vực, theo ước tính, các công ty này đại diện cho 20.000 việc làm và 4 đến 5 tỷ USD doanh thu. Trong số các EFE chính được thành lập tại Việt Nam, có ít nhất bốn công ty thành công vang dội: Open Asia, Apple Tree, Archetype và New Viet Dairy. Ngược lại, những công ty khác, đặc biệt là các doanh nghiệp rất nhỏ trong ngành du lịch và khách sạn, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng y tế hiện này và có thể không hồi phục được.

  • Tiếp cận các thị trường mới với việc Hiệp định Thương mại Tự do EU / Việt Nam [EVFTA] có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8. Hiệp định này đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai ở Đông Nam Á ký kết hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu, sau Singapore. EVFTA có thể tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu lên 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030. Xin nhắc lại, Việt Nam cũng là một phần của CPTPP với các nước châu Á - Thái Bình Dương, kể từ tháng 12 năm 2018 và RCEP với 14 nước láng giềng châu Á, kể từ tháng 11 năm 2020. Cùng với nhau, ba hiệp định này bao phủ khoảng 81% các luồng thương mại của Việt Nam vào năm 2020.
  • Sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu Việt Nam và Theo Ngân hàng Thế giới, tầng lớp này sẽ đạt 50% dân số vào năm 2035 và sẽ đi kèm với hành vi tiêu dùng mới.
  • Dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng. Tỷ lệ người trên 65 tuổi sẽ tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 20 năm [từ 6,7% hiện nay lên 14,4% vào năm 2035], một xu hướng dẫn đến nhu cầu mới về cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế.
  • Nhu cầu mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng : nhu cầu ước tính khoảng 20 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030.
  • Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam [CCIFV] ra đời năm 1989 theo sáng kiến của các doanh nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Là một hiệp hội phi lợi nhuận được điều chỉnh bởi luật pháp địa phương, CCIFV thuộc mạng lưới toàn cầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp Quốc tế [CCI France International], quy tụ 115 phòng thương mại tại 85 quốc gia.

Ngày nay, CCIFV quy tụ hơn 280 công ty thành viên, hầu hết là công ty con của các công ty Pháp hoặc công ty do người Pháp thành lập tại Việt Nam, với số lượng nhân viên tích lũy khoảng 65.000 người. Nhiệm vụ của CCIFV :

  • Dẫn dắt cộng đồng doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam bằng cách thúc đẩy trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các thành viên thông qua mạng lưới của mình ;
  • Quảng bá hình ảnh của Pháp tại Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa hai quốc gia ;
  • Hỗ trợ các công ty Pháp trong từng giai đoạn của dự án phát triển tại Việt Nam : đồng hành cùng các công ty trong giai đoạn điều tra tích cực về thị trường Việt Nam bằng cách cung cấp cho họ các giải pháp hỗ trợ và hoạt động cụ thể, liên hệ chặt chẽ với các CCI tại Pháp, CCI France International và các mạng lưới do các cơ quan nhà nước của Pháp dẫn dắt.

Trang mạng - Facebook - Twitter - Email

Cập nhật ngày 13/05/2022

Video liên quan

Chủ Đề