2010 việt nam thu nhập trung bình năm 2024

Theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Cao Viết Sinh, 10 năm qua [tương đương với 2/3 chặng đường thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ] Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm trong thời kỳ 2001 - 2010 đạt 7,2%; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước khoảng 1.200 USD. Với mức này, Việt Nam đã chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp.

Biến đổi khí hậu sẽ đe dọa vựa lúa Việt Nam và ảnh hưởng tới mục tiêu thiên niên kỷ [ảnh minh họa]

Tính đến năm 2010, Việt Nam đạt mục tiêu “giảm một nửa tỷ lệ nghèo” vào năm 2002; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và đạt phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 theo chuẩn của Việt Nam; nâng cao vị thế cho phụ nữ, tăng cường bình đẳng giới.

Sức khỏe của trẻ em tiếp tục được quan tâm và cải thiện đáng kể; tỷ suất vong mẹ giảm mạnh từ những năm 1990; Lây nhiễm HIV ở Việt Nam đã bước đầu được kiềm chế tốc độ gia tăng. Tuy nhiên, diễn biến của HIV vẫn còn nhiều phức tạp.

Báo cáo cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV có chiều hướng tăng lên ở một số địa phương, cá biệt một số tỉnh ở vùng Tây Bắc như Điện Biên và Sơn La có tỷ lệ nhiễm cao HIV khá cao.

Các nhóm nguy cơ cao vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị tại các trại giam và các trung tâm giáo dục lao động xã hội. Trong khi đó, người nhiễm HIV vẫn phải đối mặt với sự kỳ thị…

Liên quan tới vấn đề này, ông John Hendra, điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam nhận định: Các mục tiêu về HIV trong mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ có thể không đạt được vào năm 2015 nếu vấn đề tiếp cận dịch vụ không được tăng cường đáng kể, đặc biệt với nhóm nguy cơ cao.

“Bởi vậy, để đạt được mục tiêu đề ra, cam kết của chính phủ về ngân sách cho phòng chống HIV ở cấp quốc gia và địa phương cần tăng mạnh.” - ông John Hendra đã ra khuyến nghị.

Thách thức lớn về biến đổi khí hậu

Ông John Hendra còn chỉ ra những thách thức liên quan đến vấn đề nghèo đói và môi trường. Cụ thể là vẫn còn hơn một nửa người dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn phải sống dưới chuẩn nghèo. Trình độ giáo dục và biết chữ của người dân tộc thiểu số vẫn thấp hơn, đặc biệt ở nhóm phụ nữ và bé gái.

Bên cạnh đó, những cú sốc bên ngoài như: khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng năng lượng và lương thực thực phẩm, đang đặt ra những thách thức cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Xu hướng giảm ODA và FDI, nhu cầu về hàng Việt Nam xuất khẩu giảm, thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán lớn cũng như các nguy cơ về lạm phát tăng cần sẽ Chính phủ quan tâm sâu sát.

“Những cú sốc này có ảnh hưởng nặng hơn đối với người nghèo, có thể làm cho người vừa thoát nghèo có thể bị tái nghèo một cách nhanh chóng” - vị điều phối viên này nhận định.

Đáng chú ý, là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ bị chậm tiến trình thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ. Lụt lội, hạn hán và bão lốc ngày càng tăng ảnh hưởng không nhỏ đến kế sinh nhai của người nghèo.

Theo số liệu thống kê năm 2008, gần 1/3 tổng thu nhập của người nghèo là từ các hoạt động sinh kế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Cùng lúc đó, mực nước biển tăng lên sẽ ảnh hưởng đến các vựa lúa của Việt Nam, tác động đến an ninh lương thực quốc gia.

Đấy là chưa nói đến biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng tới cuộc sống của các gia đình, từ đó ảnh hưởng tới các mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, giảm tử vong cho trẻ, tăng cường sức khỏe bà mẹ, phòng chống HIV, bảo đảm môi trường bền vững…

“Tuy nhiên, các biện pháp ứng phó và giảm nhẹ thiên tai [trong đó có biến đổi khí hậu] sẽ rất tốn kém và có thể làm ảnh hưởng đến ngân sách thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ” - ông John Hendra nói.

Theo dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong giai đoạn 2010-2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng khá ấn tượng từ mức 1.562 USD lên 3.561 USD, tăng thêm 1.999 USD.

Cũng trong khoảng 10 năm này, GDP bình quân đầu người của Thái Lan tăng thêm 2.113 USD, Malaysia tăng thêm 1.361 USD, Indonesia tăng thêm 747 USD, Philippines tăng thêm 1.081 USD, Singapore tăng thêm 12.561 USD, Trung Quốc tăng thêm 5.950 USD.

So với các quốc gia này, GDP bình quân đầu người của Việt Nam có điểm xuất phát thấp hơn rất nhiều.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới [WB], năm 2010 GDP bình quân đầu người của Việt Nam được ghi nhận ở mức 1.562 USD. Trong khi GDP bình quân đầu người năm 2010 của Thái Lan 5.076 USD, Malaysia 9.041 USD, Singapore 47.237 USD, Indonesia 3.112 USD, Philippines 2.217 USD, Trung Quốc 4.550 USD.

Cũng theo WB, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 đạt 3.561 USD, cao hơn GDP bình quân đầu người của Philippines - 3.229 USD, gần đuổi kịp GDP bình quân đầu người của Indonesia - 3.870 USD.

Tuy nhiên, ở thời điểm năm 2020 GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn thua xa GDP bình quân đầu người của Thái Lan [đạt 7.189 USD], Malaysia [10.402 USD], Trung Quốc [10.500 USD], Singapore [59.798 USD].

Trong dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo kịch bản 1 - kịch bản tăng trưởng thấp, tốc độ tăng trưởng GDP dự báo đạt bình quân 6,26%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và đạt bình quân 6,34%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030. Tính chung cả giai đoạn 2021 - 2030 đạt bình quân 6,30%/năm. Giai đoạn 2031 - 2050 tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 6,49%/năm.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2030 sẽ đạt hơn 7.000 USD/người, tương đương GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 2020, của Trung Quốc năm 2013, và thấp hơn của Malaysia năm 2010 khoảng 2.000 USD.

Theo kịch bản này, GDP bình quân đầu người của Việt Nam thua Malaysia khoảng 20 năm, thua Thái Lan khoảng 10 năm.

Kịch bản này cũng đưa ra dự báo đến năm 2040 GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt khoảng 13.000 USD/người, tới năm 2050 đạt khoảng 25.000 USD/người.

Với kịch bản 2 - kịch bản phấn đấu, Bộ Kế hoạch và đầu tư giả định bối cảnh thế giới thuận lợi, các vấn đề hạn chế nội tại của nền kinh tế được khắc phục, đà cải cách được duy trì và thúc đẩy thì tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 6,63%/năm; đạt bình quân 7,48%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.

Tính chung cả giai đoạn 2021 - 2030, GDP tăng trưởng bình quân 7,05%/năm, giai đoạn 2031-2050 GDP tăng trưởng có khả năng đạt 7,16%/năm.

Và với kịch bản 2, dự báo đến năm 2030 GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 7.500 USD/người, đến năm 2040 đạt hơn 14.500 USD/người, và năm 2050 đạt khoảng 32.000 USD/người.

Với cả hai kịch bản tăng trưởng nêu trên, đến năm 2040 Việt Nam sẽ lọt vào nhóm các nước có thu nhập cao theo chuẩn của WB.

Theo số liệu được WB công bố năm 2021, nhóm các nước có thu nhập cao có GDP bình quân đầu người lớn hơn hoặc bằng 12.376 USD/năm.

Chủ Đề