3 nước đông dương là 3 nước nào năm 2024
Hình ảnh cột mốc ngã ba biên giới 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia (Ngã ba Đông Dương) thuộc khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Vị trí, địa chỉ: Cột mốc được xây dựng nằm trên ngọn đồi cao 1086m tại xã Bờ Y cách ngã 3 Đông dương khoảng 3Km, cách thị xã Plei Kần huyện Ngọc Hồi khoảng 14km, cách Tp Kon Tum 74Km, điểm thu hút khách du lịch tại Kontum .jpg) Ngã 3 Đông Dương .jpg) .jpg) Trên cột mốc có 3 mặt, mỗi mặt thể hiện tên và quốc huy của 3 quốc gia Việt Nam - Campuchia - LàoCột mốc có mặt phía Việt Nam thuộc địa phận tỉnh Kon TumCột mốc có mặt phía Campuchia thuộc địa phận của tỉnh RatanakiriCột mốc có mặt phía Lào thuộc địa phận tỉnh AttapưCột mốc trở thành điểm du lịch nổi tiểng của Kon Tum. Trước khi đến ngã 3 biên giới khách du lịch phải đăng ký với bộ độ biên phòngĐây không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam mà còn là thắng lợi chung của nhân dân 3 nước Đông Dương đã kề vai sát cánh chống kẻ thù xâm lược. Sau hai năm thực hiện chính sách “Đông Dương hóa chiến tranh” và đạt được một số kết quả tạm thời, đầu năm 1971, Mỹ-ngụy mở đồng thời 3 cuộc hành quân quy mô lớn đánh phá tuyến chi viện Trường Sơn của cách mạng 3 nước Đông Dương, đó là: Cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh ra khu vực Đường 9-Nam Lào; cuộc hành quân “Toàn thắng 1/71” đánh lên Đông Bắc Campuchia; cuộc hành quân “Quang Trung 4” đánh ra vùng ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia; trong đó cuộc hành quân mang mật danh “Lam Sơn 719” có quy mô lớn nhất (lực lượng địch lúc cao nhất lên tới 55.000 quân), mang tham vọng lớn nhất: Đánh phá, cắt đứt hoàn toàn từ gốc tuyến hành lang chi viện chiến lược Bắc-Nam; thể nghiệm công thức cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”: Ngụy quân Sài Gòn+cố vấn Mỹ+hỏa lực và hậu cần Mỹ; tạo sức ép trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris, buộc ta phải nhân nhượng, chấp nhận giải pháp do Mỹ đưa ra. Từ nửa đầu năm 1970, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược sang Campuchia, thực hiện chính sách “Đông Dương hóa chiến tranh”, tháng 6-1970, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) nhận định: Thời gian tới, âm mưu quan trọng nhất của Mỹ là tăng cường đánh phá tuyến chi viện của cách mạng 3 nước Đông Dương. Từ đó, Bộ Chính trị giao nhiệm vụ cho QUTƯ, Bộ Quốc phòng: Phối hợp chặt chẽ với các hướng chiến trường Lào và Campuchia, “phải có kế hoạch sẵn sàng đánh bại các cuộc tấn công lớn hoặc những hoạt động lấn chiếm, bảo vệ hành lang chiến lược”. Chấp hành chỉ đạo của Bộ Chính trị, mùa hè năm 1970, QUTƯ và Bộ Tổng Tham mưu bắt tay xây dựng kế hoạch tác chiến cho mùa khô 1970-1971, dự đoán địch sẽ tiến công ở 3 hướng: Đường 9-Nam Lào, vùng ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia và Đông Bắc Campuchia, trong đó hướng chủ yếu là Đường 9-Nam Lào. Đây là nhận định chính xác, thể hiện sự nhạy bén của Trung ương Đảng cùng cơ quan tham mưu và chỉ huy chiến lược, đặt cơ sở cho toàn bộ thắng lợi sau này. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng, từ tháng 9-1970 đến tháng 1-1971, quân dân Việt Nam phối hợp chặt chẽ với quân dân hai nước bạn Lào, Campuchia chuẩn bị chu đáo, toàn diện trên tất cả các mặt, các hướng. Riêng tại hướng Đường 9-Nam Lào, Trung ương Đảng ta chủ động bàn bạc với Trung ương Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) thống nhất chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, các chiến trường liên quan, lập phương án hiệp đồng tác chiến, phát huy sức mạnh tình đoàn kết, hạ quyết tâm mở chiến dịch phản công hiệp đồng quân binh chủng quy mô lớn. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm nhiều đơn vị chủ lực mạnh, bao gồm: 5 sư đoàn bộ binh (308, 304, 320, 324 và 2), nhiều đơn vị binh chủng cùng lực lượng tại chỗ của các mặt trận: B4 (Quân khu Trị-Thiên), B5 (Mặt trận Đường 9-Bắc Quảng Trị), Đoàn 559 (Bộ đội Trường Sơn). Tổng quân số gần 60.000 người. Ngoài ra, chiến dịch còn có sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ từ nhân dân các bộ tộc và lực LLVT cách mạng Nam Lào, nhất là tại tỉnh Savannakhet (nơi Đường 9 chạy qua). Sau một thời gian chuẩn bị và cơ động lực lượng, đầu tháng 2-1971, quân ngụy (được Mỹ yểm trợ) đồng loạt tổ chức 3 cuộc tiến công vào tuyến hành lang chi viện chiến lược Trường Sơn. Quân dân 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia với thế trận đã chuẩn bị sẵn, chủ động đón đánh ngay từ đầu, giáng trả địch những đòn bất ngờ, mạnh mẽ. Trên hướng Đông Bắc Campuchia, Trung ương Cục miền Nam và Bộ chỉ huy Miền quyết định sử dụng lực lượng chủ lực hoạt động ở miền Đông Nam Bộ, bao gồm 3 sư đoàn bộ binh (5, 7 và 9), 1 sư đoàn pháo binh và các đơn vị binh chủng phối hợp với lực lượng kháng chiến và nhân dân Campuchia mở chiến dịch phản công, đánh tan cuộc hành quân “Toàn thắng 1/71”, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20.000 tên. Tại ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia, bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên với cách đánh mưu trí, sáng tạo, phối hợp với quân dân địa phương đánh tan cuộc hành quân “Quang Trung 4” của quân đoàn 2 ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu gần 10.000 tên. Thắng lợi tại chiến trường Đông Bắc Campuchia và ngã ba biên giới đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, đẩy chúng lún sâu vào thế bị động, không còn khả năng chi viện cho chiến trường Đường 9-Nam Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân Việt-Lào chiến đấu. Chiến dịch phản công Đường 9-Nam Lào diễn ra từ ngày 30-1 đến 23-3-1971, kết thúc thắng lợi. Lần đầu tiên, ta thực hành thắng lợi chiến dịch phản công hiệp đồng quân binh chủng quy mô lớn, đánh tiêu diệt một tập đoàn quân chủ lực tinh nhuệ của địch, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 21.000 tên, bắn rơi và phá hủy 556 máy bay, 528 xe tăng, xe bọc thép, 112 khẩu pháo, cối, thu giữ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch. Như vậy, chỉ trong mấy tháng đầu năm 1971, quân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã vượt lên gian khổ, hy sinh, đánh bại hoàn toàn 3 cuộc phản công quy mô lớn trên 3 địa bàn chiến lược ở cùng một thời điểm. Mỗi chiến công giành được đều là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ, mang dấu ấn sức mạnh đoàn kết nhân dân 3 nước Đông Dương. Chiến thắng Đường 9-Nam Lào khiến chúng ta thêm tự hào truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, đồng thời cũng nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về sức mạnh của tình đoàn kết 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do. |