30 rb bằng bao nhiêu

Bảng quy đổi mác bê tông là gì?, cấp độ bền bê tông hiện nay quy định những gì? Trong lĩnh vực xây dựng, bê tông là loại vật liệu mang kết cấu chịu lực cũng như chịu nhiều tác động khác nhau cả trong lẫn ngoài như: chịu nén, uốn, kéo, trượt,…Nhưng nhắc đến bê tông, điểm đặc trưng nhất vẫn là cường độ chịu nén hay mác bê tông còn gọi là cấp độ bền. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

Mục lục

Cấp độ bền bê tông 

Cơ bản, cấp độ bền thể hiện cường độ đặc trưng của các mẫu thử theo khối lập phương được thể hiện dưới dạng ký hiệu, được xác định bằng các quy đổi từ mác bê tông ngày nay.

Hiện nay theo tiêu chuẩn mới tại Việt Nam, cấp độ bền của bê tông được thay thế cho khái niệm mác bê tông [M]. Được xác định trong điều kiện nghiệm thu và bảo hộ khi thí nghiệm nén khối bê tông ở tuổi 28 ngày

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là chỉ tiêu thể hiện cường độ chịu nén của bê tông trong điều kiện tiêu chuẩn mà khối bê tông có thể chịu lực. Được ký hiệu là M theo đơn vị kG/cm2.

Mác bê tông là chỉ tiêu thể hiện cường độ chịu nén của bê tông trong điều kiện tiêu chuẩn

Xác định bằng cách tiến hành lấy mẫu thử theo khối hình lập phương và tiến hành đo lường khả năng chịu nén trên mẫu thử chuẩn cạnh 15cm [150x150x150mm].

Có các mác như sau:  M50, M100, M150, M200, M250, M300, M350, M400, M450, M500, M600, M700,…

Báo giá đá xây dựng mới nhất hiện nay:

  1. Giá đá 0x4
  2. Giá đá 1×2
  3. Giá đá 4×6
  4. Giá đá 5×7
  5. Giá đá mi
  6. Giá đá hộc

Kí hiệu và các cấp độ bền của bê tông 

Cấp độ bền cũng được xác định dựa trên khối lập phương dùng làm mẫu thử có cạnh 15cm với các chỉ tiêu phù hợp với điều kiện tiêu chuẩn TCVN 5574:2018.

  • Cấp độ bền của bê tông được kí hiệu là: B
  • Cấp độ bền có các cấp độ bền: B3.5, B5, B7.5, B10, B12.5, B15, B20, B25, B30, B35, B40, B45, B50, B55, B60.
  • Đơn vị tính bằng là: Mpa tương đương 1Mpa = 10 kG/cm2

Bảng quy đổi mác bê tông và cấp độ bền

Trong xây dựng, có nhiều đơn vị dùng thuật ngữ thi công khác nhau, có nơi dùng mác bê tông, có nơi dùng cấp độ bền bê tông, nhưng nhìn chung chúng đều chỉ cường độ chịu nén của bê tông. Các thông số mỗi nơi do đó mà có chút khác biệt, bảng quy đổi mác bê tông ở đây để thể hiện sự tương quan giữa các đại lượng nêu trên, quy đổi đơn vị với nhau nhầm mục đích thể hiện chính xác cường độ nén mà bê tông có thể chịu được.

Bang quy đổi mác bê tông chính xác nhất

Tương ứng cấp độ bền của bê tông sẽ ứng với loại mác bê tông tương ứng, tham khảo ngay cường độ tính toán của bê tông ngay trong bảng dưới đây:

Mối liên hệ giữa cấp độ bền và cường độ chịu nén của bê tông

Bảng quy đổi mác bê tông còn được thể hiện thông qua việc đo lường, thí nghiệm nhầm đưa ra con số tương ứng giữa các đại lượng liên quan một cách chính xác nhất. Trong dó cường độ chịu nén được sử dụng gần như nhiều nhất, vậy hai đơn vị này có mối liên hệ tương quan được thể hiện trong bảng sau:

Cấp độ bền [B]Cường độ chịu nén [Mpa]Mác bê tông [M]B3.54.5050B56.4275B7.59.63100B1012.84B12.516.05150B1519.27200B2025.69250B22.528.90300B2532.11B27.535.32350B3038.53400B3544.95450B4051.37500B4557.80600B5064.22B5570.64700B6077.06800B6583.48B7089.90900B7596.33B80102.751000

Quy đổi mác bê tông và cường độ bê tông tiêu chuẩn

Cấp độ bền Cường độ tiêu chuẩnMác bê tôngModul đàn hồi EbRbn , Rb,serRbtn , Rbt,serB12,59.51M15021000B15111.15M20023000B20151.4M25027000B2518.51.6M35030000B30221.8M40032500B3525.51.95M45034500B40292.1M50036000B45322.2M60037500B50362.3M70039000B5539.52.3M70039500B60432.5M80040000

Quy định về lấy mẫu bê tông

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thi công và nghiệm thu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối hiện hành – TCVN 4453:1995 – thì việc lấy mẫu được quy định như sau:

Được quy định tại TCVN 4453:1995 về việc thi công và nghiệm thu bê tông và bê tông cốt thép như sau:

  • Mẫu bê tông thương phẩm phải được lấy tương ứng với mỗi lần vận chuyển, cứ khoảng 6-10m3 ta lấy một mẫu nghiệm thu.
  • Nếu công tác thi công thuộc kết cấu dạng nhỏ lẻ, đơn chiếc, cần khối lượng ít dưới khoảng 20m3 thì ta chỉ cần lấy một mẫu thử.
  • Những kết cấu dạng khung hoặc các loại công trình có kết cấu mỏng, cứ 20m3 ta lấy một mẫu.
Quy định lấy mẫu mác bê tông
  • Nếu thi công đổ móng bê tông cho công trình, khối lượng lớn hơn 50m3 thì cữ mỗi 50m3 ta lấy một mẫu
  • Các loại móng lớn, khối lượng đổ lớn thì cứ 100m3 ta lấy một mẫu thử [tối thiểu 1 mẫu cho mỗi khối]
  • Thi công đổ nền hoặc mặt đường cho ô tô hay sân bay, quy định 200m3 phải lấy một mẫu, nếu ít hơn 200m3 vẫn phải lấy một mẫu.
  • Trường hợp khối lượng bê tông cho các công trình cần số lượng trên 1000m3 thì cứ 500m3 tiến hành lấy một tổ hợp mẫu thử.
  • Ngược lại, khối lượng ít hơn 1000m3 thì cứ 250m3 tiến hành lấy một tổ hợp mẫu

Trên đây đã tổng hợp thông tin chi tiết về bảng quy đổi mác bê tông và  cấp độ bền của bê tông mà Công ty VLXD Sài Gòn chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc hay gặp phải những vấn đề tương tự hãy liên hệ ngay với catdaxaydungcmc.vn để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí qua số điện thoại: 0981 837 999 – 0909 789 888 – 0974 733 999 chúng tôi sẵn sàng hõ trợ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm.

Chủ Đề