7 bước xây dựng quy trình đánh giá học sinh

GD&TĐ -Giảng viên Phan Thị Thanh Hội và Trần Khánh Ngọc [Trường ĐH Sư phạm Hà Nội] chia sẻ quy trình đánh giá năng lực người học gồm 6 bước.

Xác định mục đích đánh giá và lựa chọn năng lực cần đánh giá

Theo đó, mục đích đánh giá nhằm để xác định kết quả hình thành và phát triển năng lực nào đó ở học sinh, hay đánh giá cấp bằng, chứng chỉ...;

Đánh giá để phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh nhằm giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển một năng lực nào đó ở học sinh;

Đánh giá để tìm hiểu xem học sinh đang có năng lực ở mức độ nào, từ đó điều chỉnh chương trình và phương pháp dạy học cho phù hợp.

Đánh giá năng lực người học là một khâu then chốt trong dạy học. Để đánh giá đúng năng lực người học, cần phải xác định được hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên ngành, xác định được các thành tố cấu thành năng lực và lựa chọn được những công cụ phù hợp để đánh giá, sao cho có thể đo được tối đa các mức độ thể hiện của năng lực.
Về lựa chọn năng lực đánh giá: Trong quá trình học tập, học sinh có thể cùng lúc thể hiện nhiều năng lực, nhưng giáo viên chỉ nên tập trung vào một hoặc một vài năng lực chính, đặc trưng.

Ví dụ, trong bài thực hành, chủ yếu đánh giá năng lực thực nghiệm, trong bài lên lớp hình thành kiến thức mới, có thể đánh giá các năng lực hệ thống hóa kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau.

Xác định các tiêu chí/kĩ năng thể hiện của năng lực

Sau khi lựa chọn năng lực cần đánh giá, giáo viên cần thiết kế các tiêu chí thể hiện năng lực đó. Các tiêu chí có thể là các lĩnh vực khác nhau, hoặc các kiến thức, kỹ năng, thái độ thể hiện năng lực.

Ví dụ, năng lực thực nghiệm, bao gồm các kỹ năng: Hình thành giả thiết nghiên cứu; thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, phân tích dữ liệu và rút ra kết luận.

Năng lực giải quyết vấn đề gồm: Phân tích tình huống trong học tập; phát hiện và nêu tình huống có vấn đề; xác định và tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.

Xây dựng bảng kiểm đánh giá mức độ đạt được cho mỗi kĩ năng

Từ việc xác định được các kĩ năng thể hiện năng lực, đối với mỗi kĩ năng, cần phải tiếp tục xác định được các thao tác cấu thành kĩ năng và các mức độ thể hiện kĩ năng từ thấp đến cao.

Ở bước này, giáo viên cần có một "hình dung" hay "bản mô tả trước" về việc học sinh có thể thể hiện kĩ năng đó như thế nào. Đây là một việc rất quan trọng vì nó cho phép đánh giá được học sinh đang làm tốt ở mức độ nào. Thông thường, có thể xác định các mức độ cho từng thao tác của kĩ năng hoặc có thể xác định các mức độ cho toàn bộ kĩ năng đó.

Lựa chọn công cụ để đánh giá kĩ năng

Có rất nhiều công cụ có thể dùng để đánh giá kĩ năng. Một số công cụ phổ biến thường dùng, như câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, bài tập [bài tập ở lớp, bài tập ở nhà], bài thực hành, dự án học tập, báo cáo thực nghiệm, bảng kiểm, phiếu đánh giá, sản phẩm, trình diễn thực, phiếu hỏi, kịch bản phỏng vấn, mẫu phiếu quan sát...

Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số công cụ tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực vào quá trình đánh giá như: Hồ sơ học tập, phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.

Mỗi công cụ đều có những ưu, nhược điểm và khả năng đo khác nhau. Để có thể đánh giá chính xác, cần lựa chọn được công cụ phù hợp cho phép đo được tối đa các mức độ thể hiện của kĩ năng. Đôi khi có thể sử dụng kết hợp nhiều công cụ để cùng đáng giá một kĩ năng.

Ví dụ: Đối với kĩ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức, công cụ đánh giá phù hợp có thể là bài tập [ví dụ yêu cầu học sinh lập bảng hệ thống hóa kiến thức hoặc yêu cầu học sinh đọc một đoạn thông tin và tóm tắt lại bằng bảng] và phiếu đánh giá sản phẩm của học sinh. Đối với kĩ năng làm thí nghiệm, công cụ đánh giá phù hợp có thể là phiếu quan sát hoặc bảng kiểm các thao tác.

Thiết kế công cụ đánh giá

Sau khi đã lựa chọn được một hoặc một vài công cụ phù hợp, cần thiết để công cụ sao cho có thể đo được tối đa các mức độ thể hiện của kĩ năng. Các bảng kiểm quan sát có thể được xây dựng dựa trên các thao tác của kĩ năng.

Các bảng kiểm quan sát có thể được xây dựng dựa trên các thao tác của kĩ năng. Đối với các phiếu đánh giá, cần hình dung mỗi thao tác đó được thể hiện theo mức độ từ thấp đến cap như thế nào để xác định từ 3 - 5 mức độ đánh giá...

Thẩm định và hoàn thiện công cụ

Sau khi xây dựng xong công cụ đánh giá, cần kiểm định công cụ bằng cách cho học sinh làm thử để phát hiện xem công cụ đã dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh chưa, có thể điều chỉnh, thay đổi một vài tiêu chí hoặc chỉnh sửa công cụ nếu cần thiết.

Video liên quan

Chủ Đề