Ăn kẹo có tốt không

Kẹo không chỉ là một món ăn vặt gây nghiện đối với trẻ em mà còn thu hút cả người lớn. Nhưng bên cạnh đó, trăn trở của rất nhiều người có sở thích này là ăn kẹo có béo không và cách ăn kẹo mà vẫn giảm cân là gì? Hãy cùng AVAKids giải đáp thắc mắc về kẹo ngay nhé!

1Những thông tin về kẹo mà bạn cần biết

Kẹo là loại thực phẩm ở dạng viên, thỏi có chứa thành phần chính là đường ăn. Từ này cũng được gọi chung là bánh mứt kẹo, bao hàm bất kỳ loại kẹo ngọt nào, gồm kẹo socola, singum, kẹo mút như kẹo chupa chups, kẹo hoa quả và kẹo đường.

Đặc trưng của kẹo là chứa hàm lượng đường đáng kể hoặc chất thay thế đường. Kẹo thường được làm thành những miếng nhỏ hơn. Khác với các món bánh ngọt được phục vụ vào bữa tráng miệng, kẹo có thể được ăn vào bất cứ lúc nào.

Kẹo the PlayMore hương táo xanh hũ 22 gram

2Ăn kẹo có béo không?

Thành phần cấu tạo của kẹo chủ yếu là đường hoặc chất thay thế đường. Kẹo thuộc loại đồ ngọt giàu năng lượng chứa nhiều đường và chất béo. Theo nghiên cứu, chúng ta ăn kẹo lượng lớn liên tục hằng ngày khiến cơ thể tăng cân mất kiểm soát.

Trong thời gian ngắn, kẹo là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì cơ thể cảm thấy nhanh đói nên kẹo trở thành tác nhân trực tiếp và gián tiếp gây béo. Vậy nên, bạn cần ăn kẹo đúng khoa học để tránh gặp các vấn đề tim mạch.

Kẹo mềm Alpenliebe 2Chew hương nho thanh 24.5 gram

3Cách ăn kẹo khoa học không gây béo

Bạn chỉ nên ăn kẹo sau bữa ăn chính 

Khi cơ thể đói, nhu cầu nạp năng lượng ở mức cao nhất. Vậy nên, bạn ăn kẹo hay đồ ngọt vào lúc này thì cơ thể nạp lượng đường lớn không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, nhu cầu nạp năng lượng sau khi ăn no giảm nên bạn chỉ cần ăn ít kẹo.

Bạn chỉ nên ăn kẹo sau bữa ăn chính

Lựa chọn loại bánh kẹo giàu chất dinh dưỡng

Đồ ngọt tất nhiên luôn có nhiều đường và bạn cần tránh ăn quá nhiều. Tuy nhiên, có rất nhiều loại bánh kẹo hỗ trợ tốt cho người ăn kiêng vì được thay thế bằng các hương liệu thiên nhiên và vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon.

Thực phẩm chứa đường Glucose hoặc đường hoa quả là một lựa chọn không tệ. Khi dùng đường hoa quả thay thế đường trắng, bạn sẽ chỉ cần một lượng ít hơn đường trắng, kiểm soát cân nặng cũng hiệu quả hơn.

Kẹo socola đen Bernique nhân trái dâu khô hộp 70 gram

Bạn nên kết hợp tập luyện khoa học khi ăn kẹo

Cơ thể sẽ dễ tiêu hao nhiêu năng lượng khi bản thân thường xuyên vận động. Đồng nghĩa, lượng mỡ dư thừa trong cơ thể được đốt cháy nhiều hơn. Nếu bạn là tín đồ kẹo ngọt thì tích cực vận động bằng công việc hàng ngày. Chẳng hạn: làm việc nhà, tập thể dục, đi cầu thang bộ, đi bộ hay đi xe đạp.

Bạn nên kết hợp tập luyện khoa học khi ăn kẹo

4Những câu hỏi thường gặp về kẹo

4.1 Một viên kẹo socola bao nhiêu calo?

Trong thành phần của socola, cacao chiếm tới 75%. Đồng thời, socola cũng chứa một lượng chất xơ và các hợp chất khác rất tốt cho sức khỏe. Socola có khoảng từ 35 - 65 calo, cung cấp nhiều năng lượng. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều trong thời gian ngắn và khi cảm thấy mệt mỏi.

Milo Nuggets

4.2 Ăn kẹo có nổi mụn không?

Nếu bạn dung nạp vào cơ thể vượt quá lượng đường cần thiết thì sức khỏe sẽ tổn hại và nổi mụn. Bởi lẽ, lượng đường quá nhiều làm cho các tế bào collagen trong cơ thể hoạt động kém đi, khiến các mô da cứng lại, các nếp nhăn xuất hiện, nổi mụn trứng cá. Vì thế, cần ăn uống khoa học và dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe.

Ăn kẹo với lượng lớn liên tục sẽ khiến da trở nên sần sùi và nổi mụn

Xem thêm:

  • Nuốt kẹo cao su có nguy hiểm không? Cách xử lý hiệu quả
  • Đậu phộng bao nhiêu calo? Ăn đậu phộng có béo không? 
  • Lợi hay hại khi thường xuyên nhai kẹo cao su? Có giúp giảm béo mặt không?

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được những trăn trở khi ăn kẹo và cách ăn kẹo khoa học mà vẫn giảm cân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 [7:30 - 22:00] hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!

Đường là nguồn năng lượng chính để duy trì hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đường khi còn trẻ, trong một thời gian dài sẽ dễ mắc các bệnh nguy hiểm.

NỘI DUNG

  • 1. Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ
  • 2. Cách hạn chế trẻ ăn quá nhiều đường
  • 2.1. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý
  • 2.2. Không dùng đồ ngọt làm phần thưởng cho trẻ
  • 2.3. Không nên để nhiều đồ ngọt trong nhà
  • 2.4. Xác định đường ẩn trong các sản phẩm
  • 2.5. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Ăn nhiều đồ ngọt làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim và ung thư, đặc biệt là khi chúng ta già đi.

Ngoài ra, đau khớp, bệnh gout, bệnh gan nhiễm mỡ là những biến chứng có thể xảy ra khi thừa cân, béo phì do ăn quá nhiều đường.

Nghiên cứu cho thấy, ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Thực phẩm có đường như bánh, kẹo, nước ngọt không chỉ thay thế các nhóm thực phẩm thiết yếu như protein, trái cây, rau, sữa và ngũ cốc nguyên hạt, chúng còn làm cạn kiệt vitamin khỏi cơ thể trong quá trình tiêu hóa, ví dụ như vitamin B tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose.

Trong khi đó, trẻ em đang tuổi lớn rất cần protein để phát triển cơ bắp và chất béo lành mạnh để hỗ trợ não và hệ thần kinh. Một đứa trẻ thường xuyên uống nước ngọt thay vì sữa thường sẽ thiếu canxi cần thiết cho răng và xương chắc khỏe.

Ngoài việc ngăn ngừa lâu dài bệnh đái tháo đường và bệnh tim, việc tránh ăn quá nhiều đường cũng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ. Vì tình trạng sâu răng sẽ trở nên trầm trọng hơn khi trẻ thường xuyên ăn thức ăn và đồ uống có đường. Nếu không được chăm sóc phòng ngừa và điều trị tốt có thể dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng nghiêm trọng [ngay cả khi chúng chỉ là răng sữa]…

TS. BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Nếu chỉ uống một lon nước ngọt 300 ml thì đã đủ nhu cầu lượng đường đơn trong cả ngày. Lạm dụng nước ngọt là nguyên nhân mắc nhiều bệnh lý: tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... và làm suy giảm chức năng tinh hoàn đối với nam giới.

//suckhoedoisong.vn/uong-mot-lo...

Ăn nhiều đồ ngọt khiến trẻ bị sâu răng và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

2. Cách hạn chế trẻ ăn quá nhiều đường

2.1. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý

Thay vì nạp vào lượng calo rỗng từ đường, trẻ em cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ `các thực phẩm cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Bữa ăn của trẻ cần đủ số lượng và chất lượng, cân đối, đa dạng các nhóm thực phẩm như:

  • Tinh bột [chủ yếu từ các loại ngũ cốc];
  • Chất đạm [thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...];
  • Chất béo [mỡ động vật, dầu thực vật];
  • Vitamin và khoáng chất [các loại rau, củ, quả tươi...].

Khi trẻ được ăn đầy đủ chất với các thực phẩm lành mạnh, trẻ sẽ ít ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là đường bổ sung không tốt cho sức khỏe như bánh, kẹo, nước ngọt và các loại nước sốt chứa đường khác.

Cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

2.2. Không dùng đồ ngọt làm phần thưởng cho trẻ

Phần lớn các bậc cha mẹ thường có thói quen dùng đồ ngọt [bánh, kẹo, nước ngọt…] làm phần thưởng khuyến khích trẻ. Tuy nhiên, điều này vô tình làm cho trẻ nhận thức rằng đồ ngọt tốt hơn hoặc có giá trị hơn các thực phẩm khác, khiến chúng càng trở nên háo hức và thèm muốn được ăn nhiều hơn.

Tuy nhiên, có nhiều cách tốt hơn để khuyến khích trẻ. Cha mẹ nên giải thích cho trẻ về những ảnh hưởng không tốt của những thực phẩm chứa nhiều đường. Khuyến khích trẻ phát triển sở thích đối với thực phẩm tự nhiên và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh hơn. Thay vì đưa ra các loại bánh, kẹo, nước ngọt làm phần thưởng có thể thay bằng đồ chơi trí tuệ, sách, truyện… Biện pháp này cũng giúp hình thành thói quen tốt cho trẻ.

2.3. Không nên để nhiều đồ ngọt trong nhà

  • 9 thực phẩm lành mạnh giúp bạn vượt qua cơn thèm đồ ngọt Đọc ngay

Một trong những cách đơn giản nhất để đảm bảo trẻ không ăn vặt quá nhiều đồ ngọt là cha mẹ nên tránh để quá nhiều đồ ăn nhẹ có đường trong nhà. Thay vào đó, nên chuẩn bị sẵn những thực phẩm lành mạnh như: sữa ít đường, sữa chua nguyên chất, trái cây, các loại hạt… Như vậy, trẻ vẫn có sự lựa chọn về các đồ ăn nhẹ, nhưng tất cả các thực phẩm đều lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

2.4. Xác định đường ẩn trong các sản phẩm

Thực phẩm bán cho trẻ em thường chứa nhiều đường. Đặc biệt là các loại bánh, kẹo, nước ngọt chứa rất nhiều đường bổ sung. Đường cũng có thể được ẩn trong các sản phẩm có vẻ bổ dưỡng như: sữa chua, ngũ cốc ăn liền, các loại nước sốt, nước trái cây đóng hộp…

Vì vậy, khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ, cha mẹ cần chú ý đọc nhãn thực phẩm để phát hiện ra lượng đường được thêm vào. Tốt nhất nên lựa chọn các thực phẩm nguyên chất như sữa không đường thay vì sữa có hương vị, nước tinh khiết thay cho nước ngọt, nước sốt không đường, hoặc trái cây tươi thay vì nước trái cây đóng hộp để loại bỏ lượng đường dư thừa.

Cần chú ý đọc nhãn thực phẩm để phát hiện lượng đường được thêm vào.

2.5. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Cần xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ bằng cách cho trẻ ngồi ăn chung với cả gia đình và khuyến khích trẻ giúp đỡ bố mẹ làm việc vặt trong bếp.

Trong khi trẻ tham gia nấu ăn và ăn uống cùng gia đình, cha mẹ hãy dạy trẻ nhận biết các loại thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của chúng đối với sức khỏe. Giải thích cho trẻ hiểu một số loại thức ăn là thức ăn hàng ngày, còn một số loại thức ăn khác là thức ăn lâu lâu mới nên ăn một lần nhằm mục đích cho trẻ hiểu là không nên ăn đồ ngọt mọi lúc mọi nơi.

6 nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều bánh mứt kẹo, nước ngọt

SKĐS - Đường là chất dinh dưỡng cần thiết giúp duy trì hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là đường trong các sản phẩm bánh, mứt, kẹo, nước ngọt… ngày Tết lại có hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh.

Ăn kẹo có tác dụng gì?

Họ kết luận rằng, “chất béo có trong các loại bánh ngọt đã giúp kích thích não tiết ra nhiều endorphin và serotonin [2 loại hóc môn cảm xúc vui vẻ và hạnh phúc]. Giúp con người dễ dàng có tâm trạng hưng phấn khó tả, giảm stress và mau chóng quên đi nỗi buồn.”

Tại sao không nên ăn kẹo?

Bánh kẹo chứa lượng đường, chất béo cao, và rất nghèo chất dinh dưỡng. Thói quen ăn ngọt quá nhiều vô hình trung đã đưa thêm lượng lớn chất có hại vào cơ thể. Đây là nguyên nhân chính gây nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.

Bánh kẹo có tác dụng gì?

Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh kẹo mang lại nhiều ích lợi cho não bộ, giảm stress, lợi cho tim mạch, hệ kháng thể và nhất là kéo dài tuổi thanh xuân. Mùi hương vanilla thơm lừng từ những chiếc bánh cookies thật sự làm giảm sự căng thẳng, xoa dịu thần kinh.

Không nên ăn bánh ngọt khi não?

Ăn vào buổi trưa Chớ nên ăn đồ ngọt vào buổi tối bởi lúc này, thời gian gần với đi ngủ sẽ không cho phép cơ thể tiêu hóa hết lượng đường trong máu. Hơn nữa, ăn bánh kẹo buổi tối cũng khiến cho men răng bị hỏng, vi khuẩn xâm nhập gây hôi miệng.

Chủ Đề