Baản đồ địa chất thuỷ văn tỉ lệ 1 50000 năm 2024

Ở rìa đồng bằng Nam Bộ, gần bờ biển, nguồn nước mặt vùng Bạc Liêu không đáp ứng các yêu cầu về nước sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Thực hiện Kế hoạch điều tra cơ bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao, năm 2004 Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình Miền Nam đã hoàn thành Đề án địa chất Điều tra đánh giá nguồn nước dưới đất vùng thị xã Bạc Liêu trên diện tích 288 km2, gồm thị xã Bạc Liêu, thị trấn Hoà Bình, một phần các xã Vĩnh Hậu, Châu Hưng, Hiệp Thành, huyện Vĩnh Lợi.

Tại đây đã đo 149 điểm đo sâu điện và khoan 14 lỗ khoan tại 7 vị trí, trên 4 tuyến mặt cắt, bơm thí nghiệm, lấy và phân tích các loại mẫu. Kết quả điều tra đã xác định được các đặc điểm thuỷ văn của 6 tầng chứa nước lỗ hổng, trong đó có 4 tầng chứa nước nhạt có thể thăm dò khai thác: Pleistocen trung-thượng [qp2-3], Pleistocen hạ [qp1], Pliocen trung [n22] và Pliocen hạ [n13], ghi nhận tầng chứa nước Miocen thượng có chứa nước nhạt, nhưng mức độ điều tra còn thấp. Đã khoanh định được các diện tích chứa nước nhạt của từng tầng.

Kết hợp với tài liệu các lỗ khoan đang khai thác, đã xác định trữ lượng khai thác tiềm năng của vùng là khá lớn, đạt 248000 m3/ngày, trong đó trữ lượng cấp A+B là 16081 m3/ngày, cấp C1 là 6135 m3/ngày.

Để hạn chế sự hạ thấp mực nước dưới đất, kết quả điều tra đã khuyến cáo cần thăm dò và khai thác nước trong nhiều tầng tại một vị trí; trong quá trình khoan, khai thác phải cách ly tốt tầng chứa nước Pleistocen thượng [qp3] bị nhiễm mặn ở phía trên với các tầng chứa nước nhạt ở phía dưới.

Kết quả điều tra đã góp phần làm rõ thêm đặc điểm địa chất thuỷ văn của vùng Bạc Liêu và lân cận, góp phần quy hoạch hợp lý và khai thác có hiệu quả nguồn nước dưới đất trong vùng.

II. HOÀN THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN TỈ LỆ 1:50000 VÙNG CẨM XUYÊN - KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH

Thực hiện kế hoạch điều tra cơ bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao, năm 2004 Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình Miền Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ lập Bản đồ địa chất thuỷ văn tỉ lệ 1:50000 vùng Cẩm Xuyên - Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trên diện tích 1200 km2, kéo dài theo quốc lộ 1 từ thị xã Hà Tĩnh đến chân đèo Ngang, với chiều rộng khoảng 30 km.

Kết quả điều tra đã thành lập được bản đồ địa chất thuỷ văn tỉ lệ 1:50000, đã phân chia, khoanh định diện phân bố và xác định được đặc điểm thuỷ hoá của 4 tầng chứa nước lỗ hổng và các đới chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên của các hệ tầng Sông Cả, Đồng Trầu và Động Trúc.

Bốn tầng chứa nước lỗ hổng gồm:

Tầng chứa nước Đệ tứ không phân chia [q] phân bố ở ven núi, thung lũng giữa núi, có bề dày mỏng và lưu lượng nước nghèo, thường chỉ đủ để khai thác bằng các giếng nhỏ cho các hộ gia đình.

Tầng chứa nước trong trầm tích Holocen thượng [qh2] phân bố dọc theo bờ biển từ Thạch Hà đến Kỳ Anh có diện tích khoảng 100 km2. Nhìn chung, nước có chất lượng tốt, dễ khai thác bằng các giếng gia đình. Tuy nhiên, dọc theo các bờ sông nước thường bị lợ và mặn. Tầng chứa nước này có tầng bảo vệ mỏng, dễ bị nhiễm bẩn do hoạt động của dân cư, các công trình xây dựng và nuôi tôm.

Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen hạ [qp1] phân bố không liên tục, tạo thành các khu, khoảnh riêng biệt có bề dày thay đổi đến 26 m. Tầng chứa nước này là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng cho dân cư hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, nhưng tầng phân bố nông, có lớp cách nước mỏng, nên nhiều nơi bị nhiễm mặn như dọc sông Gia Hội [Cẩm Xuyên], sông Cái, sông Nại [Thạch Hà].

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen hạ [qp1] hình thành trong những lòng chảo, thung lũng cổ, bị phủ bởi tầng sét loang lổ, laterit hoá mạnh. Tầng có lưu lượng trung bình, nhưng hầu hết bị mặn.

Các tầng trầm tích lục nguyên hệ tầng Động Trúc, lục nguyên xen đá núi lửa của hệ tầng Đồng Trầu và lục nguyên bị biến chất hệ tầng Sông Cả đều chứa nước nhạt với lưu lượng đáng kể trong các đới dập vỡ dọc các đứt gãy lớn. Trong đới đứt gãy phân bố trong hệ tầng Sông Cả có lưu lượng lớn hơn cả, đạt đến 6 l/s.

Do vậy, để có thể khai thác, cung cấp nước nhạt ổn định với quy mô lớn, cần đầu tư điều tra để xác định các đới đứt gãy trong diện phân bố các đá trước Kainozoi, xác định bề rộng và độ sâu chứa nước của chúng.

Kết quả điều tra cơ bản này là tài liệu có giá trị cao để quy hoạch sử dụng hợp lý, bền vững nguồn nước dưới đất không dồi dào của vùng Cẩm Xuyên - Kỳ Anh và quản lý, hướng dẫn dân cư các biện pháp bảo vệ có hiệu quả các tầng chứa nước nhạt.

III. HOÀN THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN TỈ LỆ 1:50000 VÙNG DI LINH - ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Di Linh - Đức Trọng là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Để làm rõ hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng, năm 2004 Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình Miền Trung đã hoàn thành Đề án địa chất Lập bản đồ địa chất thuỷ văn, địa chất công trình tỉ lệ 1:50000 vùng Di Linh - Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Dưới đây là các kết quả của để án này.

Trên diện tích 1462 km2, gồm các huyện Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà và một phần huyện Đơn Dương, đã khoanh định diện phân bố 3 tầng chứa nước có chất lượng nước tốt và có lưu lượng đáng kể, gồm tầng chứa nước khe nứt phun trào bazan Pleistocen, tầng chứa nước khe nứt phun trào bazan Miocen-Pliocen, tầng chứa nước khe nứt phun trào bazan Neogen; xác định lỗ khoan DL-5 có lưu lượng 1337 m3/ngày và lỗ khoan DL-4 có lưu lượng 537 m3/ngày trong vùng khan hiếm nước.

Kết quả điều tra và tổng hợp các tài liệu hiện có đã đưa ra các khuyến cáo cụ thể về khai thác nước dưới đất:

- Thị trấn Liên Nghĩa có diện tích 60 km2 phân bố trên tầng chứa nước khe nứt phun trào bazan Pleistocen có thể khai thác đến độ sâu 100 m với tổng lưu lượng đến 10000 m3/ngày.

- Thị trấn Đinh Văn cũng phân bố trên tầng chứa nước nêu trên, có thể khai thác đến độ sâu 80 m với tổng lưu lượng 5000 m3/ ngày.

- Tại thị trấn Thạnh Mỹ, tầng chứa nước có bề dày mỏng [30 m], chỉ nên khai thác đến độ sâu 60 m.

- Tại diện tích khu công nghiệp Phú Hội cần xác định các đới đứt gãy và khai thác nước trong đới nứt nẻ.

- Thị trấn Di Linh phân bố trên tầng chứa nước khe nứt phun trào bazan Miocen-Pliocen thuộc loại giàu nước, nhưng không đồng đều, chỉ nên khai thác trong bazan đến tầng sét kết của hệ tầng Di Linh là dừng.

- Tại Tân Văn có hai tầng chứa nước, nhưng chỉ nên khai thác nước trong tầng bazan Miocen-Pliocen, mỗi lỗ khoan có thể khai thác 150-200 m3/ngày.

Kết quả điều tra cơ bản này đã góp phần làm rõ đặc điểm phân bố nước dưới đất trong vùng và khả năng khai thác phục vụ sinh hoạt và các mục đích khác.

IV. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT QUẦN ĐẢO AN THỚI

Quần đảo An Thới gồm nhiều hòn đảo với tổng diện tích đất nổi là 7,2 km2, thuộc xã Hòn Thơm - xã vừa được thành lập năm 2003, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Xã có 2200 dân định cư và hàng ngàn người dân tạm trú vào mùa cá trên 6 hòn đảo: Hòn Thơm, Hòn Rọi, Mây Rút Trong, Mây Rút Ngoài, Móng Tay và Hòn Dơi. Lưu lượng nước mưa hàng năm là 2450 mm, nhưng trên các đảo không có nguồn nước mặt. Từ trước đến nay chưa có công tác điều tra nguồn nước dưới đất trên các đảo.

Thực hiện nhiệm vụ điều tra địa chất thuỷ văn - địa chất công trình và đánh giá nguồn nước quần đảo An Thới do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao, Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình Miền Nam đã tổ chức khảo sát địa chất, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, khoan 5 lỗ khoan máy [350 m], 3 lỗ khoan tay [58 m]. Cả 8 lỗ khoan đều gặp nước dưới đất với lưu lượng từ 0,1 đến 3,03 l/s với tổng trữ lượng cấp C1 đạt 914 m3/ngày, cấp C2: 1522 m3/ngày, đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho hiện tại và 10 năm sau tại các đảo Hòn Thơm, Hòn Rọi và Mây Rút Ngoài.

Trong tầng chứa nước lỗ hổng của các trầm tích Đệ tứ, nước có chất lượng tốt, tổng độ khoáng hoá < 0,1 g/l, còn nước khe nứt trong tầng chứa nước Miocen muộn cũng có độ khoáng hóa

Chủ Đề