Bài 39 trang 24 sgk toán 9 tập 2 năm 2024

Bài 39 trang 25 SGK Toán 9 tập 2 được hướng dẫn chi tiết giúp bạn giải bài tập trang 25 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 2 và ôn tập các kiến thức đã học.

Lời giải bài 39 trang 25 SGK Toán 9 tập 2 được chia sẻ với mục đích tham khảo cách làm và so sánh đáp án. Cùng với đó góp phần giúp bạn ôn tập lại các kiến thức Toán 9 chương 3 phần đại số để tự tin hoàn thành tốt các bài tập giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

Đề bài 39 trang 25 SGK Toán 9 tập 2

Một người mua hai loại hàng và phải trả tổng cộng \(2,17\) triệu đồng, kể cả thuế giá trị tăng (VAT) với mức \(10\)% đối với loại hàng thứ nhất và \(8\)% đối với loại hàng thứ hai. Nếu thuế VAT là \(9\)% đối với cả hai loại hàng thì người đó phải trả tổng cộng \(2,18\) triệu đồng. Hỏi nếu không kể thuế VAT thì người đó phải trả bao nhiêu tiền cho mỗi loại hàng ?

» Bài tập trước: Bài 38 trang 24 SGK Toán 9 tập 2

Giải bài 39 trang 25 SGK Toán 9 tập 2

Hướng dẫn cách làm

B1: Chọn ẩn, đặt điều kiện thích hợp.

Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

Lập hệ phương trình biểu thị sự tương quan giữa các đại lượng.

B2: Giải hệ phương trình.

B3: Kiểm tra trong các nghiệm tìm được nghiệm nào thỏa mãn điều kiện, nghiệm nào không thỏa mãn, rồi trả lời

Chú ý:

Số tiền phải trả khi đã có thuế=số tiền khi chưa có thuế + số tiền thuế.

Đáp án chi tiết

Dưới đây là các cách giải bài 39 trang 25 SGK Toán 9 tập 2 để các bạn tham khảo và so sánh bài làm của mình:

Giả sử không kể thuế VAT người đó phải trả \(x\) triệu đồng cho loại hàng thứ nhất, \(y\) triệu đồng cho loại hàng thứ hai. (Điều kiện: \(x,\ y > 0\) )

*Số tiền thuế phải trả cho loại hàng thứ nhất là:

\(10\)%. \(x =\dfrac{10}{100}.x=\dfrac{1}{10}x\) (triệu đồng)

Tổng số tiền phải trả cho loại hàng thứ nhất (kể cả thuế) là:

\(x+ \dfrac{1}{10}x=\dfrac{11}{10}x\) (triệu đồng)

Số tiền thuế phải trả cho loại hàng thứ hai là:

\(8\)%. \(y =\dfrac{8}{100}.y=\dfrac{2}{25}y\) (triệu đồng)

Tổng số tiền phải trả cho loại hàng thứ hai (kể cả thuế) là:

\(y+\dfrac{2}{25}y=\dfrac{27}{25}y\) (triệu đồng)

Theo đề bài, tổng số tiền phải trả lúc này là \(2,17\) triệu đồng, nên ta có phương trình:

\(\dfrac{11}{10}x\) + \(\dfrac{27}{25}y\) \(= 2,17 \Leftrightarrow 1,1x + 1,08y = 2,17\) (1)

* Số tiền mua cả hai loại hàng khi chưa có thuế là: \(x+y\) (triệu đồng)

Số tiền thuế phải trả cho cả hai loại hàng với mức thuế \(9\)% là:

\(9\)%. \((x+y)=\dfrac{9}{100}.(x+y)\)

Tổng số tiền phải trả, kể cả thuế, là:

\( (x+y) + \dfrac{9}{100}.(x+y)=\dfrac{109}{100}(x+y)\)

Theo đề bài, tổng số tiền phải trả lúc này là: \(2,18\) triệu đồng, nên ta có phương trình:

\(\dfrac{109}{100}(x+y)=2,18 \Leftrightarrow x+y=2\) (2)

Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình:

\(\left\{\begin{matrix} 1,1x + 1,08y = 2,17 & & \\ x + y = 2 & & \end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 1,1(2-y) +1,08y= 2,17 & & \\ x = 2-y & & \end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2,2 - 1,1y+1,08y=2,17 & & \\ x=2-y\ (3) & & \end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 0,02y=2,2-2,17 & & \\ x=2-y\ (3) & & \end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 0,02y=0,03 & & \\ x=2-y\ (3) & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y=1,5 & & \\ x=2-y\ (3) & & \end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y=1,5 & & \\ x=2-1,5\ (3) & & \end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y=1,5 & & \\ x=0,5\ & & \end{matrix} (thỏa\ mãn)\right.\)

Vậy số tiền người đó phải trả cho loại thứ nhất là \(0,5\) triệu đồng khi không có thuế, loại thứ hai là \(1,5\) triều đồng khi không có thuế.

» Bài tiếp theo: Bài 40 trang 27 SGK Toán 9 tập 2

Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài 39 trang 25 SGK Toán 9 tập 2. Hy vọng những bài hướng dẫn giải Toán 9 của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn hoàn thành bài tập chính xác và học tốt môn học này.

Hai vật chuyển động đểu trên một đường tròn đường kính 20 cm,

Đề bài

Hai vật chuyển động đều trên một đường tròn đường kính \(20\) cm, xuất phát cùng một lúc, từ cùng một điểm. Nếu chuyển động cùng chiều thì cứ \(20\) giây chúng lại gặp nhau. Nếu chuyển động ngược chiều thì cứ \(4\) giây chúng lại gặp nhau. Tính vận tốc của mỗi vật.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

B1: Chọn ẩn, đặt điều kiện thích hợp.

Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

Lập hệ phương trình biểu thị sự tương quan giữa các đại lượng.

B2: Giải hệ phương trình.

B3: Kiểm tra trong các nghiệm tìm được nghiệm nào thỏa mãn điều kiện, nghiệm nào không thỏa mãn, rồi trả lời

Chú ý: +) Đường tròn có đường kính \(d\) có chu vi là: \(C=d. \pi \)

+) \(S=v. t\) trong đó: \(S\) là quãng đường đi được, \(v\) vận tốc, \(t\) là thời gian.

Lời giải chi tiết

Gọi vận tốc của hai vật lần lượt là \(x\) (cm/s) và \( y\) (cm/s) (điều kiện \(x > y > 0\)).

Quãng đường đi được của vật thứ nhất sau \(20\) giây là: \(20x\) (cm)

Quãng đường đi được của vật thứ hai sau \(20\) giây là: \(20y\) (cm)

Khi chuyển động cùng chiều, cứ \(20\) giây chúng lại gặp nhau, nghĩa là sau 20 giây, vật thứ nhất (tức vật đi nhanh hơn) đi được nhiều hơn vật thứ hai đúng một vòng tròn.

Độ dài (chu vi) đường tròn đường kính \(20\) cm là: \( 20 \pi \) (cm).

Ta có phương trình: \(20x - 20y = 20 \pi\) (1)

Quãng đường đi được của vật thứ nhất sau \(4\) giây là: \(4x\) (cm)

Quãng đường đi được của vật thứ hai sau \(4\) giây là: \(4y\) (cm)

Khi chuyển động ngược chiều cứ \(4\) giây chúng lại gặp nhau, nghĩa là tổng quãng đường hai vật đi được trong \(4\) giây của hai vật là đúng \(1\) vòng.

Ta có phương trình: \(4x + 4y = 20π\). (2)

Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình:

\(\left\{\begin{matrix} 20x - 20y = 20\pi & & \\ 4x + 4y = 20\pi & & \end{matrix}\right.\)

\(\left\{\begin{matrix} x - y = 1\pi & & \\ x + y = 5 \pi & & \end{matrix}\right.\)

\(\left\{\begin{matrix} x - y = 1\pi & & \\ 2x = 6 \pi & & \end{matrix}\right.\)

\(\left\{\begin{matrix} y =x- 1\pi & & \\ x = 3 \pi & & \end{matrix}\right.\)

\(\left\{\begin{matrix} y =3 \pi - 1\pi & & \\ x = 3 \pi & & \end{matrix}\right.\)

\(\left\{\begin{matrix} y =2 \pi & & \\ x = 3 \pi & & \end{matrix} (thỏa\ mãn)\right.\)

Vậy vận tốc của hai vật là \(3 \pi \) cm/s, \(2 \pi \) cm/s.

Loigiaihay.com

  • Bài 38 trang 24 SGK Toán 9 tập 2 Giải bài 38 trang 24 SGK Toán 9 tập 2. Nếu hai vòi nước cùng chảy vào một bể cạn Bài 39 trang 25 SGK Toán 9 tập 2

Giải bài 39 trang 25 SGK Toán 9 tập 2. Một người mua hai loại hàng và phải trả tổng cộng 2,17 triệu đồng