Bài 6 toán 9 tập 2 trang 38

Giải bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2 chi tiết giúp bạn trả lời tốt bài tập trang 38 sách giáo khoa Toán 9 tập 2 và ôn tập các kiến thức của bài học.

Đáp án bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2 được biên soạn bởi Đọc Tài Liệu nhằm mục đích tham khảo phương pháp làm bài. Tài liệu cũng giúp các bạn ôn tập nội dung kiến thức trong Toán 9 chương 4 phần đại số về đồ thị của hàm số y = ax2

Đề bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2

Cho hàm số \[y = f[x] = {x^2}\].

  1. Vẽ đồ thị của hàm số đó.
  1. Tính các giá trị \[f[-8]; f[-1,3]; f[-0,75]; f[1,5]\].
  1. Dùng đồ thị để ước lượng các giá trị \[{[0,5]^2};{[ - 1,5]^2};{[2,5]^2}\].
  1. Dùng đồ thị để ước lượng vị trí các điểm trên trục hoành biểu diễn các số \[\sqrt{3}; \sqrt{7}\].

» Bài tập trước: Bài 5 trang 37 SGK Toán 9 tập 2

Giải bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2

Hướng dẫn cách làm

  1. Cách vẽ đồ thị hàm số \[y=ax^2\].

+] Xác định các điểm \[[1; a]\] và \[[2; 4a]\] và các điểm đối xứng của chúng qua \[Oy\].

+] Vẽ parabol đi qua gốc \[O[0;0]\] và các điểm trên.

  1. Để tính \[f[x_0]\] ta thay \[x=x_0\] vào công thức hàm số \[y=f[x]\].
  1. Muốn tìm các giá trị \[x^2\], ta tìm vị trí các điểm \[A\] nằm trên đồ thị có hoành độ là \[x\]. Khi đó tung độ của \[A\] là \[x^2\].
  1. Muốn tìm vị trí điểm trên trục hoành biểu diễn số \[\sqrt a\], ta tìm điểm \[B\] thuộc đồ thị có tung độ là \[a\]. Khi đó, hoành độ của \[B\] là vị trí biểu diễn của \[\sqrt a\].

Đáp án chi tiết

Dưới đây là các cách giải bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2 để các bạn tham khảo và so sánh bài làm của mình:

  1. Vẽ đồ thị hàm số y = x2.

  1. Ta có \[y = f[x] = {x^2}\] nên

\[f[-8]=[-8]^2=64.\]

\[f[-1,3]=[-1,3]^2=1,69\].

\[f[-0,75]=[-0,75]^2=0,5625\].

\[f[1,5]=1,5^2=2,25\].

  1. Theo đồ thị ta có:

+] Để ước lượng giá trị \[[0,5]^2\] ta tìm điểm \[A\] thuộc đồ thị và có hoành độ là \[0,5\]. Khi đó tung độ điểm \[A\] chính là giá trị của \[[0,5]^2\].

+] Để ước lượng giá trị \[[-1,5]^2\] ta tìm điểm \[B\] thuộc đồ thị và có hoành độ là \[-1,5\]. Khi đó tung độ điểm \[B\] chính là giá trị của \[[-1,5]^2\].

+] Để ước lượng giá trị \[[2,5]^2\] ta tìm điểm \[C\] thuộc đồ thị và có hoành độ là \[2,5\]. Khi đó tung độ điểm \[C\] chính là giá trị của \[[2,5]^2\].

  1. Để ước lượng vị trí điểm biểu diễn \[\sqrt 3\] trên trục hoành ta tìm điểm \[D\] thuộc đồ thị và có tung độ là \[[\sqrt 3]^2=3\]. Khi đó hoành độ điểm \[D\] chính là vị trí biểu diễn của \[\sqrt 3\].

Để ước lượng vị trí điểm biểu diễn \[\sqrt 7\] trên trục hoành ta tìm điểm \[E\] thuộc đồ thị và có tung độ là \[[\sqrt 7]^2=7\]. Khi đó hoành độ điểm \[E\] chính là vị trí biểu diễn của \[\sqrt 7\].

» Bài tiếp theo: Bài 7 trang 38 SGK Toán 9 tập 2

Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm và đáp án bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2. Mong rằng những bài hướng dẫn giải Toán 9 của Đọc Tài Liệu sẽ là người đồng hành giúp các bạn học tốt môn học này.

Trả lời câu hỏi 6 Bài 6 trang 23 Toán 9 Tập 2

Trả lời câu hỏi 6 Bài 6 trang 23 Toán 9 Tập 2 . Giải hệ phương trình [II] bằng cách đặt ẩn phụ [ u = 1/x; v = 1/y] rồi trả lời bài toán đã cho.

Xem lời giải

Luyện tập Bài §2. Đồ thị của hàm số \[y = ax^2 [a ≠ 0]\], Chương IV – Hàm số \[y = ax^2 [a ≠ 0]\]. Phương trình bậc hai một ẩn, sách giáo khoa toán 9 tập hai. Nội dung bài giải bài 6 7 8 9 10 trang 38 39 sgk toán 9 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần đại số có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 9.

Lý thuyết

1. Nhắc lại kiến thức

Như ta đã biết, trên mặt phẳng tọa độ, đồ thị hàm số \[y=ax^2 [a\neq 0]\] là tập hợp gồm tất cả các điểm \[M[x_{M}; ax_{M}^{2}]\]. Để xác định một điểm thuộc đồ thị, ta lấy một giá trị của x làm hoành độ và thay vào phương trình \[y=ax^2\] để tìm ra giá trị tung độ.

2. Nhận xét

Từ đó, ta rút ra được một số nhận xét sau:

Vì \[x=0\Rightarrow y=0\] nên đồ thị luôn qua gốc tọa độ \[O[0;0]\]

Đồ thị hàm số \[y=ax^2 [a\neq 0]\] là một đường cong đi qua gốc tọa độ và nhận trục Oy là trục đối xứng. Đường cong đó gọi là một Parabol với đỉnh O.

Nếu [a>0] thì đồ thị nằm phía trên trục hoành, O là điểm thấp nhấp của đồ thị.

Nếu [a

Chủ Đề