Bài 7 các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Lịch sử lớp 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Video giải Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ giữa thế kỉ VII đến giữa thế ki XIX - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

1. Nho Giáo

Từ thời Hán, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

- Chủ trương: Dùng đạo đức để cai trị và tôn ti trật tự xã hội

- Thời Đường việc tổ chức khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong các sách đạo Nho => vị trí Nho Giáo ngày càng vững chắc trong xã hội Trung Quốc.

Bài 7 các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Khổng Tử và các học trò (tranh vẽ thời Tống)

2. Văn học, sử học

- Văn học:

Đạt được nhiều thành tựu trên các thể loại: thơ, từ, phú, kịch,…

+ Thơ Đường được coi là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc có giá trị về nghệ thuật và  hiện thực: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,..

+ Thời Nguyên, tiểu thuyết ra đời và đạt đỉnh cao dưới thời Minh – Thanh, tiêu biểu là Thủy Hử ( Thi Nại Am), Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cầm).

Bài 7 các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Nhà thơ Lý Bạch (tranh vẽ)

- Sử học:

Ngoài bộ Sử kí của Tư Mã Thiên thời Hán, các triều đại khác đã biên soạn nhiều tác phẩm khác như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,…

+ Thời Minh - Thanh có những bộ bách khoa đồ sợ như Vĩnh lạc đại điển và Tứ khố toàn thư.

3. Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

- Kiến trúc: Có 3 loại hình:

+ Kiến trúc cung điện, ví dụ: Tử Cấm Thành…

+ Kiến trúc lăng tẩm, ví dụ: Thập Tam Lăng…

+ Kiến trúc tôn giáo, ví dụ: chùa Thiên Ninh, chùa Thiếu Lâm

- Điêu khắc: Phong phú về đề tài và chất liệu, tiêu biểu nhất là: tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, tượng Phật trên núi Lạc Sơn….

- Hội họa: nổi tiếng là tranh thủy mặc (vẽ bằng mực tàu), nghệ thuật vẽ tranh họa pháp kết hợp với nghệ thuật viết chữ thư pháp.

Bài 7 các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Tranh thủy mặc

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Đang cập nhật.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li

Bài 10: Đế quốc Mô-gôn

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7: CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA CHỦ YẾU CỦA TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX ( 2 tiết)

 

HS học về:

  • Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Trung Quốc trong thời kì phong kiến.
  • Nhận xét về những thành tựu đó
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Giải mã các tư liệu lịch sử có trong các tư liệu 7.1, 7.2, 7.3 và trong mục “Em có biết” dưới sự hướng dẫn của GV để nắm bắt được những nội dung cơ bản về thành tựu tiêu biểu của văn hoá Trung Quốc.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,...) ; Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thể kỉ VỊI đến giữa thế kỉ XIX.
  • Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Giải thích được vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?; Biết sưu tầm, chọn lọc tư liệu, khai thác thông tin để giới thiệu về một công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến mà HS yêu thích.
  • Giáo dục phẩm chất nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về văn hoá, yêu thiên nhiên, yêu di sản.
  • Củng cố năng lực giao tiếp, hợp tác trong các hoạt động nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến bài học Các thành tựu văn hóa chủ yếu từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Các thành tựu văn hóa chủ yếu từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh về Cố Cung; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trình bày một vài hiểu biết về thành tựu văn hóa Cố Cung của Trung Quốc.
  5. Tổ chức thực hiện :

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em có biết đây là di tích nào không?

+ Trình bày một vài hiểu biết của em về công trình này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.

- GV nhận xét, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày hiểu biết của bản thân trước lớp:

+ Cố cung Bắc Kinh (Tử Cấm Thành Bắc Kinh) trước kia là cung điện của bao vua chúa, phi tần, quý tộc Trung Hoa. Là một trong bốn tứ đại hoàng cung được xây dựng ở Bắc Kinh. Công trình đầu tiên được xây dựng vào thời nhà Tấn (1115-1234), công trình thứ hai vào thời nhà Nguyên (1271-1368) và Cố Cung được xây dựng vào thời nhà Minh (1368-1644).

+ Ngày nay, Cố Cung là viện bảo tàng khổng lồ với hàng ngàn bộ sưu tập hoàng gia quý giá và một số lượng lớn các tài liệu lưu trữ về kỹ thuật cổ đại, bao gồm các bản ghi, bản vẽ và mô hình văn hóa Trung Hoa.

à Được coi là báu vật lịch sử vô giá, nơi đây được coi là công trình lịch sử chứng kiến thời địa hoàng kim nhất của Trung Quốc thời phong kiến. Không chỉ mang giá trị lịch sử mà nó còn có giá trị to lớn về mặt văn hóa đối với nhân dân Trung Hoa, nơi đây được coi là kiệt tác nghệ thuật kiên trúc Trung Hoa với những nét chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trên nền tảng những thành tựu rực rõ của văn hoá thời cổ đại, từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, văn hoá Trung Quốc tiếp tục phát triển và đạt đến đỉnh cao tên nhiều lĩnh vực. Vậy đó là những thành tựu gì? Trên những lĩnh vực nào? Thành tựu nào có ảnh hưởng tới sự phát triển của văn minh nhân loại? Chúng ta cùng vào Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nho giáo

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được những nội dung cơ bản của Nho giáo.

- Rút ra được kết luận Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân đọc thông tin mục 1, quan sát hình 7.1, khai thác tư liệu mục Em có biết SGK tr.30 để trả lời câu hỏi về những nội dung cơ bản của Nho giáo.

- GV hướng dẫn HS rút ra được kết luận.

  1. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở những nội dung cơ bản của Nho giáo.
  2. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc thông tin mục 1, quan sát hình 7.1, khai thác tư liệu mục Em có biết SGK tr.30 và trả lời câu hỏi: Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo.

- GV mở rộng, trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về Khổng Tử:

Khổng Phu Tử hay Khổng Tử (28 tháng 9 năm 551 TCN − 11 tháng 4 năm 479 TCN) là một triết gia, nhà giáo dục và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu. Theo truyền thống, ông được xem là nhà hiền triết Trung Quốc mẫu mực nhất. Những lời dạy và triết lý của Khổng Tử đã hình thành nền tảng văn hóa Á Đông, và ngày nay vẫn tiếp tục duy trì ảnh hướng khắp Trung Quốc cũng như các quốc gia Đông Á khác.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân đọc thông tin mục 1, quan sát hình 7.1, khai thác tư liệu mục Em có biết SGK tr.30 để trả lời câu hỏi về những nội dung cơ bản của Nho giáo.

- HS rút ra được kết luận.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những nội dung cơ bản của Nho giáo.

 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về Nho giáo

- Từ thời Hán, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong

kiến.

- Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.

- Từ thời Đường trở đi, việc tổ chức các khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội

dung trong các sách của Nho giáo làm để thi.

à Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc

bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ

sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II