Bài giảng Tin học 6 sách Cánh diều

Giáo án Tin học 6 sách Cánh diều hay còn gọi là Kế hoạch bài dạy môn Tin học 6, mang tới đầy đủ các bài soạn trong cả năm học 2021 - 2022. Giúp thầy cô tham khảo, soạn giáo án lớp 6 năm 2021 - 2022 theo chương trình mới. Xem thêm các thông tin về Giáo án Tin học 6 sách Cánh diều (Cả năm) tại đây

Giáo án word ngữ văn 6 cánh diều (có xem trước)

Giáo án word toán 6 cánh diều (có xem trước)

Giáo án word ngữ văn 6 chân trời sáng tạo (có xem trước)

Giáo án word toán 6 chân trời sáng tạo (có xem trước)

Giáo án word ngữ văn 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word toán 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Bài giảng powerpoint tiếng anh 6 Global Success

Giáo án word tiếng anh 6 Global Success (có xem trước)

Giáo án word thể dục 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word mĩ thuật 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word âm nhạc 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word tin học 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word công dân 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word công nghệ 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word địa lí 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word lịch sử 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word sinh học 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word hóa học 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word vật lí 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word ngữ văn 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word toán 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án word thể dục 6 chân trời sáng tạo (có xem trước)

Giáo án word mĩ thuật 6 chân trời sáng tạo (có xem trước)

Giáo án word âm nhạc 6 chân trời sáng tạo (có xem trước)

Giáo án word công nghệ 6 chân trời sáng tạo (có xem trước)

Giáo án word công dân 6 chân trời sáng tạo (có xem trước)

Giáo án word địa lí 6 chân trời sáng tạo (có xem trước)

Giáo án Tin học lớp 6 sách cánh diều

ĐỂ TẢI ĐẦY ĐỦ, THẦY CÔ VUI LÒNG ẤN VÀO ĐÂY

Download

ĐỂ TẢI ĐẦY ĐỦ, THẦY CÔ VUI LÒNG ẤN VÀO ĐÂY

Bài giảng Tin học 6 sách Cánh diều

Bài giảng Tin học 6 sách Cánh diều

Bài giảng Tin học 6 sách Cánh diều

Bài giảng Tin học 6 sách Cánh diều

Bài giảng Tin học 6 sách Cánh diều

Bài giảng Tin học 6 sách Cánh diều

Bài giảng Tin học 6 sách Cánh diều

Bài giảng Tin học 6 sách Cánh diều

Tin học 6 – Nhà xuất bản đại học sư phạm. Sách do Hồ Sĩ Đàm (Tổng Chủ biên) - Hồ Cẩm Hà (Chủ biên)- Nguyên Đình Hoá - Phạm Thị Anh Lê- Nguyễn Thế Lộc - Nguyễn Chí Trung biên soạn

2. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG TIN HỌC 6 - CÁNH DIỀU

Chủ đề a. Máy tính và cộng đồng

  • Bài 1. Thông tin thu nhận và xử lí thông tin (1 tiết)
  • Bài 2. Lưu trữ và trao đổi thông tin (1 tiết)
  • Bài 3. Máy tính trong hoạt động thông tin (1 tiết)
  • Bài 4. Biểu diễn văn bản, hình ảnh, âm thanh trong máy tính (1 tiết)
  • Bài 5. Dữ liệu trong máy tính (1 tiết)

Chủ đề b. Mạng máy tính và internet

  • Bài 1. Khái niệm và lợi ích của mạng máy tính (1 tiết)
  • Bài 2. Các thành phần của mạng máy tính (1 tiết)
  • Bài 3. Mạng có dây và mạng không dây (1 tiết)
  • Bài 4. Thực hành về mạng máy tính (1 tiết)

Chủ đề c. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

  • Bài 1. Thông tin trên web (1 tiết)
  • Bài 2. Truy cập thông tin trên internet (1 tiết)
  • Bài 3. Giới thiệu máy tìm kiếm (1 tiết)
  • Bài 4. Thực hành tìm kiếm thông tin trên internet (1 tiết)
  • Bài 5. Giới thiệu thư điện tử (1 tiết)
  • Bài 6. Thực hành sửu dụng thư điện tử (1 tiết)

Chủ đề d. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

  • Bài 1. Mặt trái của internet (1 tiết)
  • Bài 2. Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin (1 tiết)
  • Bài 3. Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu từ internet (1 tiết)

Chủ đề e. Ứng dụng tin học

  • Bài 1. Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản (1 tiết)
  • Bài 2. Trình bày trang, định trang và in văn bản (1 tiết)
  • Bài 3. Thực hành tìm kiếm, thay thế và định dạng văn bản (1 tiết)
  • Bài 4. Trình bày thông tin ở dạng bảng (1 tiết)
  • Bài 5. Thực hành tổng hợp về soạn thảo văn bản (1 tiết)
  • Bài 6. Sơ đồ tư duy (1 tiết)
  • Bài 7. Thực hành khám phá phần mềm sơ đồ tư duy (1 tiết)
  • Bài 8. Dự án nhỏ: lợi ích của sơ đồ tư duy (2 tiết)

Chủ đề f. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

  • Bài 1. Khái niệm thuật toán (1 tiết)
  • Bài 2. Mô tả thuật toán, cấu trúc tuần tự trong thuật toán (1 tiết)
  • Bài 3. Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán (1 tiết)
  • Bài 4. Cấu trúc lặp trong thuật toán (1 tiết)
  • Bài 5. Thực hành về mô tả thuật toán (1 tiết)

3. GIÁO ÁN WORD BÀI

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3. MÁY TÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN (1 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:

- Biết được một vài thiết bị số thông dụng

- Giải thích được máy tính và các thiết bị số là công cụ hiệu quả để thu nhận, lưu trữ, xử thí và truyền thông tin.

- Biết được máy tính quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:

+ NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

+ NLe: Hợp tác trong môi trường số.

  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Giáo án, sgk, hình ảnh một số thiết bị số, hình ảnh về thành tựu khoa học công nghệ của máy tính, hình ảnh hạn chế của máy tính hiện nay,...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. b) Nội dung: GV chiếu video, HS quan sát
  4. c) Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu video về sự ra đời của máy tính (https://www.youtube.com/watch?v=KYW1HvgEpLk)

- GV đặt vấn đề: Từ khi ra đời đến nay, máy tính đã có nhiều lần “biến hình” và có cung cấp nhiều điều bổ ích cho con người. Vậy máy tính đã thực hiện chức năng thông tin như thế nào tới con người trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta cùng đến với bài: Máy tính trong hoạt động thông tin.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số thiết bị số thông dụng

  1. a) Mục tiêu: Biết được một số thiết bị sống thông dụng ta vẫn bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày.
  2. b) Nội dung: GV cho HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết
  3. c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu một số hình ảnh về các thiết bị ở hình 1 trang 11sgk và yêu cầu HS: Hãy kể tên của các thiết bị em đã biết ở trong hình 1?

- GV giúp HS biết thêm về chức năng thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin của mỗi thiết bị số.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, nêu tên của các thiết bị

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả trước lớp, nghe GV giới thiệu công dụng của các thiết bị.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận thêm: Một thiết bị số có khả năng làm một, một vài hoặc tất cả các chức năng .

1. Một số thiết bị số thông dụng

- Đĩa CD, ổ cứng máy tính, thẻ nhớ, điện thoại, máy ảnh, USB hay camera... đều là các thiết bị số.

- Các thiết bị số nhỏ gọn hỗ trợ con người trong hoạt động thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin một cách hiệu quả.

Hoạt động 2: Máy tính thay đổi cách thức và chất lượng hoạt động thông tin của con người

  1. a) Mục tiêu: Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
  2. b) Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV dựa vào sgk, giới thiệu nhu cầu sử dụng máy tính cũng như công dụng của máy tính mà mọi hoạt động thông tin của con người cũng trở nên chất lượng hơn, cụ thể hơn…

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ cụ thể để so sánh giữa việc sử dụng máy tính hỗ trợ và khả năng của con người khi không có máy tính hỗ trợ trong quá trình làm việc.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức, thảo luận cùng bạn tìm ví dụ minh họa.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Một số HS đứng dậy trình bày ví dụ

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Máy tính thay đổi cách thức và chất lượng hoạt động thông tin của con người

- Sự hiệu quả của máy tính trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin thể hiện ở nhiều khía cạnh: làm việc không mệt mỏi, tốc độ nhanh, năng lực mạnh, chất lượng cao, thuận tiện, dễ dùng...

=> Hiệu quả khi dùng máy tính trong các hoạt động thông tin đã to lớn đến mức tạo ra những thay đổi có tính cách mạng.

Hoạt động 3: Máy tính giúp con người đạt được những thành tựu khoa học công nghệ

  1. a) Mục tiêu: Biết được máy tính quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta, giúp con người chinh phục nhiều đỉnh cao mới trong lĩnh vực công nghệ.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc thông tin ở mục 3trang 12sgk và yêu cầu HS thảo luận, tìm ra một số ví dụ chứng minh máy tính giúp con người chinh phục đỉnh cao của công nghệ? (Lưu ý HS không được lấy ví dụ đã được nhắc trong bài).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin, tìm ví dụ minh họa

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả.

- HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức và cho HS chuyển sang nội dung mới.

3. Máy tính giúp con người đạt được những thành tựu khoa học công nghệ

- Máy tính thiết kế tàu vũ trụ, tàu ngầm, tiên lửa…

- Máy tính điều khiển máy bay, ô tô không người lái…

- Máy tính sáng chế ra robot, cứu nạn nhân từ vùng núi lửa, vùng có hóa chất độc hại…

=> Với khả năng tính toán rất nhanh, máy tính đã giúp con người đạt được nhiều thành tựu KH-CN.

Hoạt động 4: Những hạn chế của máy tính hiện nay và khả năng của máy tính trong tương lai

- Biết được một số hạn chế của máy tính

- Biết được những điều đặc biệt máy tính có thể mang đến cho con người trong tương lai.

  1. b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu thông tin sgk, yêu cầu HS trả lời.
  2. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: Theo em, bên cạnh những công dụng lớn lao đã nhắc ở nội dung 3, máy tính hiện nay vẫn còn có những hạn chế nào?

- Dựa vào câu trả lời của HS, GV giảng giải cho HS hiểu nhưng điều còn hạn chế mà máy tính hiện nay đang gặp phải.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy mong muốn của em về chiếc máy tính tương lai sẽ như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức, tìm ra những hạn chế của máy tính.

- HS nghe GV phân tích, nắm bắt kiến thức GV truyền tải.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến còn thiếu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức.

4. Những hạn chế của máy tính hiện nay và khả năng của máy tính trong tương lai.

*Hạn chế của máy tính:

+ Máy tính chưa biết ngửi, chưa biết nếm và chưa biết sờ.

+ Máy tính chưa giỏi làm việc có tính nghệ thuật.

=> Máy tính cũng có hạn chế, không phải làm được tất cả mọi việc.

*Máy tính trong tương lai:

+ Máy tính biết vẽ tranh, viết nhạc

+ Máy tính sáng tạo robot biết nói chuyện, dạy học...

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  3. b) Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập vào vở:

Cho các thiết bị số:

  • Điện thoại thông minh
  • Máy ảnh số
  • Máy ghi âm số
  • Laptop có camera và micro
  • Máy tính để bàn (không gắn camera và micro)

Em hãy cho biết thiết bị nào có thể:

  1. a) Thu nhận trực tiếp thông tin dạng âm thanh (biết nghe)
  2. b) Thu nhận trực tiếp thông tin dạng hình ảnh (biết nhìn)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, ghi chép kết quả vào vở.

- GV gọi một số HS đứng dậy trình bày:

  1. a) Thu nhận dạng âm thanh: 1), 3), 4)
  2. b) Thu nhận dạng hình ảnh: 1), 2), 4)

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  3. b) Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
  4. c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập:

Hãy cho biết, máy tính hay con người làm tốt hơn trong mỗi việc sau:

  • Thu nhận thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh và lưu trữ dữ liệu
  • Thu nhận thông tin khứu giác, vị giác, xúc giác
  • Tính toán, xử lí thông tin
  • Sáng tác văn học, nghệ thuật
  • Trao đổi thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

1) máy tính 2) con người 3) máy tính 4) con người 5) máy tính

- GV nhận xét, chuẩn đáp án, nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau.

Giáo án powerpoint Tin học 6 cánh diều

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ kì I + kì II
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh
  • Khi đặt sẽ bàn giao đủ cả năm ngay và luôn
  • Với toán văn, anh, HĐTN: 400k. KHTN: 500k
  • Với các môn còn lại: 300k

Cách đặt giáo án:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin tới Zalo: 0386 168 725 để thông báo và nhận giáo án