Bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non

Hiện nay, trong các trường mầm non, việc sử dụng công nghệ thông tin đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao hệ thống giáo dục và khơi dậy sự quan tâm, nhiệt tình của học sinh. Nhiều giáo viên đã sử dụng máy tính và ứng dụng internet vào lớp học mầm non để truyền đạt nhận thức cho học sinh về các khái niệm học thuật, từ đó có thể kích thích tư duy và khơi dậy niềm say mê trong học sinh. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ công tin giúp giáo viên thực hiện các phương pháp dạy và hỗ trợ sự phát triển, học tập của mỗi đứa trẻ trở nên suôn sẻ và dễ dàng hơn. Hơn nữa, họ cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ khác, chẳng hạn như đánh giá học sinh, soạn giáo án, v.v. Còn đối với các em nhỏ mầm non, công nghệ thông tin giúp các em có thể quan sát các tranh, ảnh trên mạng. Ngoài ra, các em cũng được xem phim hoạt hình và phim ảnh giúp các em cảm thấy thú vị hơn trong môi trường học đường.  

Một cuộc khảo sát mới đã kiểm tra cách giáo viên sử dụng công nghệ trong các lớp học mầm non của họ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng phần lớn giáo viên tích hợp các thiết bị kỹ thuật trong giảng dạy hàng ngày của họ nhưng cần có sự hỗ trợ để sử dụng thiết bị hiệu quả hơn.

Các lợi ích của việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật trong các bài học

Bất kỳ giáo viên nào cũng khẳng định rằng việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật như máy tính bảng hoặc bảng trắng đã làm tăng sự tham gia của học sinh nhỏ tuổi vào các bài học trong lớp học của họ. Ngoài ra, công nghệ cung cấp cho giáo viên khả năng thiết kế môi trường học tập độc đáo cho trẻ em. Điều này là do việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật cho phép giáo viên đưa các tài nguyên mới vào lớp học và cung cấp cho trẻ em trải nghiệm tương tác hơn nhiều bằng cách sử dụng các ứng dụng hoặc câu đố trực tuyến.

Theo Kai-Lee Berke, Giám đốc Điều hành Chiến lược Giảng dạy, chìa khóa của tất cả các hoạt động học tập và giáo dục mầm non thành công là sự tương tác và mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên của họ. Bằng cách sử dụng công nghệ, giáo viên có khả năng xác định các cơ hội để hỗ trợ sự phát triển học tập của học sinh dễ dàng hơn và thúc đẩy sự tương tác mạnh mẽ với trẻ. Bản thân người quản lý là một nhà giáo dục sớm cũng nhấn mạnh rằng việc sử dụng các thiết bị công nghệ giúp giáo viên nâng cao kỹ năng giảng dạy của mình theo cách đáp ứng nhu cầu của từng học sinh.

Các công cụ kỹ thuật không chỉ được sử dụng cho việc tương tác trong lớp học với học sinh mà còn giúp hỗ trợ hướng dẫn, tài liệu, đánh giá và giao tiếp cho phép giáo viên tạo ra một môi trường giảng dạy hiệu quả hơn. Ví dụ: giáo viên có thể sử dụng các ứng dụng cụ thể để lập kế hoạch bài học hoặc sử dụng phương tiện tương tác để ghi lại và đánh giá hoạt động của học sinh trong khi có thể chia sẻ trực tuyến sự tiến bộ của chúng với phụ huynh. Hơn nữa, các công cụ trực tuyến như các khóa đào tạo khuyến khích giáo viên nâng cao sự phát triển chuyên môn của bản thân và củng cố một bộ kỹ năng cụ thể thông qua các mô-đun tự học hoặc các bài tập đọc.

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy rằng việc tích hợp tất cả các loại tài nguyên kỹ thuật số khác nhau này trong việc lập kế hoạch bài học hoặc việc học hàng ngày trong lớp học giúp giáo viên có thể tác động tích cực hơn đến sự phát triển học tập của mỗi học sinh nhỏ tuổi.

Cải tiến và hỗ trợ thêm cho giáo viên sử dụng các tiện ích kỹ thuật

Đối với những giáo viên tham gia cuộc khảo sát, 96% báo cáo cho rằng họ thích cách họ sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong lớp học mầm non của họ. Đại đa số giáo viên cũng đồng ý rằng họ cảm thấy tự tin khi tích hợp các thiết bị kỹ thuật trong lớp học hoặc để phát triển chuyên môn của bản thân.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát chỉ ra rằng nhiều giáo viên mầm non sẽ hoan nghênh cơ hội tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ tại trường học của họ và tăng cường áp dụng công nghệ trong các bài học. Một số giáo viên muốn thấy trường của họ cải thiện khả năng truy cập Internet để sử dụng các thiết bị hiệu quả hơn. Đa số cũng cho rằng cần cải thiện khả năng truy cập vào các thiết bị và tài nguyên kỹ thuật số chất lượng cao như ứng dụng để thu hút học sinh nhỏ tuổi hơn vào các tài liệu giảng dạy.

Dưới đây là một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, các bạn có thể tham khảo:

Làm quen với phần mềm Window Movie Maker

Phần mềm Window Movie Maker có thể xem là một công cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích với giáo viên mầm non. Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window nhưng không phải ai cũng chú ý tới nó. Giáo viên chỉ cần nhấp chuột vào Start/ Program/Window Movie Maker, có biểu tượng là một cuộn phim. Phần mềm này cho phép giáo viên soạn thảo giáo án như một đoạn phim. Bên cạnh đó, giáo viên có thể đưa tranh ảnh, video, âm thanh và chữ viết vào bài giảng của mình, đồng thời có thể chèn hiệu ứng để bài giảng thêm sống động và hấp dẫn hơn.

Sử dụng phần mềm powerpoint để tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh đối với trẻ em vô cùng rộng lớn, khó hiểu, đồng thời trẻ lại rất tò mò hiếu động và luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Vì sao nó lại như vậy?... Do đó, việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần được linh hoạt, có hệ thống, khoa học với những màu sắc sặc sỡ, hình ảnh rõ nét, âm thanh “ thật” thì sẽ giúp cho trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chân thực, trẻ sẽ thỏa mãn được những thắc mắc của mình. Trên thực tế, trong một buổi học sẽ không có đủ thời gian và điều kiện để cho các trẻ làm quen với môi trường xung quanh, cầm nắm hay quan sát trực tiếp.

Ví dụ: Muốn quan sát một số con vật sống trong rừng. Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu giáo viên sử dụng phần mềm powerpoint cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.

Sử dụng phần mềm Painter hướng dẫn trẻ vẽ tranh

Hoạt động vẽ tranh đối với trẻ em mầm non là rất cần thiết, nó sẽ giúp trẻ củng cố các kiến thức về môi trường xung quanh, phát huy trí tưởng tượng, óc quan sát và tính thẩm mỹ. Vì vậy, việc dạy trẻ vẽ tranh, xé dán là rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những bức tranh vẽ trên giấy, tô màu sáp, màu nước đã thành quen thuộc đối với tất cả trẻ nhỏ, nó sẽ mờ nhạt, không sặc sỡ như tranh vẽ trên máy tính. Với những bức tranh vẽ có đường nét rõ ràng, màu sắc hài hòa, đẹp mắt sẽ hấp dẫn và thu hút trẻ hơn, trẻ sẽ nhớ lâu và hào hứng với nó.

Thúc đẩy hoạt động chơi tích cực

Thúc đẩy hoạt động chơi tích cực trong lớp học của bạn bằng cách sử dụng phần mềm cho phép các cơ thể học sinh khác biệt với trò chơi. Ví dụ, hãy thử tải xuống phần mềm yêu cầu trẻ di chuyển xung quanh để đạt được mục tiêu nhất định trong trò chơi trong khi học một bài học quan trọng. Với công nghệ, trẻ em có thể vừa học vừa chơi!

Tổ chức hoạt động âm nhạc

Trẻ rất thích nghe hát và được hát theo. Khi sử dụng những bài hát trên mạng, băng đĩa… cho trẻ nghe trẻ rất thích thú, hào hứng và tham gia biểu diễn để thể hiện mình như là ca sĩ.

Phát triển kiến ​​thức kỹ thuật số

Công nghệ mang đến nhiều cơ hội cho trẻ em sáng tạo. Khuyến khích trẻ sử dụng các chương trình và ứng dụng vẽ để bắt đầu, sau đó đưa các loại công nghệ khác vào. Yêu cầu trẻ chụp ảnh và chỉnh sửa nó, tạo một đoạn video ngắn và giúp đăng nó lên blog của lớp học, hoặc thực hiện các hoạt động tương tự đòi hỏi kỹ thuật.

Qua đó có thể thấy, việc sử dụng công nghệ thông tin với trẻ nhỏ mang lại nhiều cơ hội học hỏi sớm, nhưng chúng ta phải tiến hành một cách thận trọng và có những lựa chọn khôn ngoan. Ngay cả khi chúng ta phát hiện ra các loại phương tiện truyền thông tương tác và chiến lược giảng dạy đang hoạt động hiệu quả ở trường mầm non và hơn thế nữa, chúng ta cũng không nên quên sự thật lâu dài rằng, trẻ nhỏ học tập và phát triển tốt nhất thông qua sự tương tác trực tiếp với mọi người và mọi sự vật xung quanh. Công nghệ thông tin đóng một vai trò rất lớn trong việc giảng dạy và học tập nhưng nó chỉ là một phần của chương trình giáo dục mầm non. Chúng ta cần ứng dụng một cách cân bằng, hợp lý và sáng tạo để mang lại những hiệu quả cao nhất.

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Đồng thời, bạn hãy thường xuyên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin, nó thực sự quan trọng trong thế giới hiện nay. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được giải đáp và hỗ trợ tận tình nhất!

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non tạo ra một môi trường dạy và học tiếp cận được nhiều kiến thức, tương tác hiệu quả trong nâng cao chất lượng giáo dục. Việc sử dụng công nghệ vào trong giáo dục mầm non không chỉ là một lựa chọn giải pháp tối ưu nhất trong công cuộc quản lý, mà còn giúp cho việc học hiệu quả hơn. Tuy nhiên đây vẫn còn là điều khá mới mẻ, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu và đưa ra những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện được tốt nhất công tác này. 

Những lý do tại sao công nghệ thông tin lại cần thiết trong giáo dục mầm non

Ứng dụng cntt trong dạy học mầm non: tiếp cận để tìm hiểu tài liệu dễ dàng

Nguồn internet có rất nhiều tài liệu học tập phong phú đa dạng mà người học có thể truy cập và sử dụng để bạn có thể bổ sung bất cứ điều gì còn thiếu sót trong bài học của mình. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non còn có những tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, các bài kiểm tra giúp giáo viên tiếp cận để nâng cao kiến thức, nền tảng của mình vững chắc hơn nữa trong quá trình giảng dạy. 

Ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học mầm non hiện nay

Ứng dụng cntt trong dạy học mầm non: Giáo viên không ngừng học hỏi

Hiện nay, trong xã hội phát triển bạn không cần phải ở trong lớp để học. Hầu như đã sử dụng công nghệ thông tin áp dụng trong giáo dục điều đó giúp học sinh có thể tiếp tục học tập, bất kỳ học ở đâu. Các giáo viên có thể gửi bài tập cho phụ huynh để họ có thể ôn luyện cho con em họ hoàn thành việc học, ngay cả khi họ không đến lớp học. Vì vậy, với tình hình dịch bệnh hiện nay rất khó khăn cho việc đến lớp hàng ngày. Bởi vậy, việc ứng dụng cntt vào trong dạy học mầm non là tính cấp thiết, học sinh không bao giờ phải dừng việc học lại khi không thể đến trường. Học sinh có thể tiếp tục học ngay cả khi họ đang ở nha. Điều này chứng tỏ công nghệ thông tin đã nâng cao hiệu quả trong ngành giáo dục và việc giúp giáo viên nâng cao trình độ bản thân qua việc không ngừng học hỏi.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non: Giúp cho chia sẻ kiến thức dễ dàng hơn

Điều này giúp cho các giáo viên thông qua những diễn đàn thảo luận trực tuyến đều có thể chia sẻ kiến thức và từ đó có thể tham gia vào các cuộc hội thảo về cách dạy trẻ và nói chung là học hỏi lẫn nhau. Sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non về cơ bản chính là tạo điều kiện cho giáo viên có thể chia sẻ với nhau những kinh nghiệm về giảng dạy. Chính điều này cũng giúp cho sự phát triển kiến thức của giáo viên sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều. 

Ứng dụng cntt trong dạy học mầm non: Quản lý hồ sơ và lưu trữ hợp lý

Điều này, đó là quan trọng nhất, ứng dụng có thể lưu trữ hồ sơ học sinh mầm non một cách có hệ thống và an toàn hơn. Không giống như trước đây khi lưu trữ hồ sơ thủ công và có rất nhiều trường hợp bị thất lạc hồ sơ gây ra rất nhiều khó khăn trong công cuộc quản lý của nhà trường. Nên việc tích hợp công nghệ thông tin vào trong giáo dục mầm non đã giúp cho việc lưu trữ hồ sơ và quản lý an toàn đúng quy trình. Vậy nên, việc truy xuất thông tin khi cần thiết trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Ưu điểm, khó khăn và giải pháp

Ưu điểm

Khi sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non sẽ giúp cho trẻ em có được một môi trường phát triển nhiều như như năng lực, tư duy. Với trẻ được tiếp cận với công nghệ thế giới từ sớm, từ đó trẻ có cơ hội tìm tòi về thế giới xung quanh nhờ công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, công nghệ thông tin cũng giúp các giáo viên thiết kế ra những bài giảng sinh động hơn như: sử dụng các tài liệu âm thanh, hình ảnh để làm công cụ hỗ trợ học tập…Điều đó tạo nên một môi trường học tập tích cực, sôi động và dễ dàng hình dung tiếp cận.

Sử dụng cntt trong học tập tại nhà

Để có một buổi học thú vị, khám phá đầy đủ những kiến thức cả cô và trò thì việc ứng dụng công nghệ là điều tất yếu trong giáo dục hiện nay. Việc giảng dạy sẽ cảm thấy thích thú hơn mà không cần phải bó buộc theo khuôn khổ cứng nhắc như trước đây.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn chính là một bước tiến quan trọng để phát triển kinh tế cao cho các trường mầm non hiện nay. Giúp cho nhà trường, giáo viên không phải tốn quá nhiều công sức và chi phí để in, photo tài liệu giảng dạy quá nhiều. 

Nhược điểm

Việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non hiện nay vẫn còn nhiều thách thức cho các cơ sở, trường học. Điều đầu tiên, đó là phải trang thiết bị vật chất đầy đủ hiện đại, xây dựng các phòng học đa phương tiện phù hợp với điều kiện học tập. Nhưng không phải trường mầm  non nào cũng đáp ứng được chi phí để thực hiện hóa công nghệ ứng dụng vào trong trường. Đây cũng chính là hạn chế đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non hiện nay. 

Bên cạnh đó, không phải bất kỳ kiến thức nào cũng có thể dạy học bằng công nghệ thông tin. Mà có những bài giảng vẫn phải thực hiện theo các dạy truyền thống sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra, các trang thiết bị máy móc cũng sẽ gặp vấn đề sự cố phát sinh như: hư hỏng, mất điện, mạng yếu…điều đó cũng khiến cho công tác giảng dạy sẽ bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến việc học tập. 

Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non

Hiện nay, những giải pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục mầm non vẫn còn rất mới mẻ. Đồng thời, vẫn còn nhiều mặt hạn chế chưa được nghiên cứu sâu nên khó có thể tìm được những mô hình lý tưởng. Vậy nên, mọi thứ vẫn chưa được đồng bộ hóa rõ ràng bởi vậy vẫn còn mơ hồ

Bởi vậy, giải pháp hữu hiệu nhất cho đến thời điểm hiện tại chính là phải tìm kiếm tài liệu và áp dụng nó vào trong giảng dạy một cách triệt để.

Kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non hiện nay

Về phía giáo viên 

Giáo viên chính là người trực tiếp tiếp xúc, giảng dạy nên cần phải rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như khả năng tiếp cận công nghệ. 

Giáo viên cần phải chuẩn bị nền tảng kiến thức vững chắc cũng sẽ giúp các giáo viên tự tin hơn trong giảng dạy. Cùng với đó các giáo viên cần phải nắm chắc được tâm lý của những em nhỏ để giúp bạn xây dựng nội dung bài giảng phù hợp hơn. 

Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học mầm non

Về phía nhà trường

Nhà trường cũng cần đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, và máy móc hiện đại với những thiết bị phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên. Điều cần phải làm đó là thiết lập một website riêng để từ đó kết nối các phòng ban, giáo viên với nhau kết nối giáo viên với phụ huynh học sinh.

Ngoài ra, nhà trường cần phải thiết lập một thư viện điện tử để giáo viên có thể tìm kiếm, tham khảo tài liệu thông tin liên quan đến bài giảng. Đưa ra điều kiện thiết lập một bài giảng cần đảm bảo tính khách quan và trung thực nhất về chất lượng phù hợp với điều kiện học tập của trẻ. 

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non, nhà trường, các trung tâm giáo dục có thể triển khai website tích hợp E-Learning để dạy học trực tuyến tại Koolsoft. Chúng tôi là đơn vị hỗ trợ giúp giáo viên, nhà trường có thể tiếp cận, truyền tải kiến thức của mình trên internet một cách hiệu quả nhất. Liên hệ ngay với Koolsoft để biết thêm chi tiết nhé.

Video liên quan

Chủ Đề