Bài học giáo dục của truyện cây khế

Con có thể học rất nhiều bài học ý nghĩa từ những câu chuyện quen thuộc mẹ kể hàng đêm. Những lời hay ý đẹp sẽ ngấm vào tiềm thức con như mưa dầm thấm lâu vậy.

Con có thể học được nhiều điều từ những câu chuyện mẹ kể. Ảnh minh họa: Bé Nguyễn Hồ Mai Khanh – Ngôi Sao Nhí.

Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ thường đọc truyện cho con nghe. Tối nay, mẹ kể cho con nghe truyện “Cây Khế”. Sau khi nghe xong, mẹ hỏi:

Mẹ: Sau khi bố mẹ qua đời, người anh chia cho em tài sản gì?

Con: Dạ, người em chỉ được căn nhà dột nát và cây khế ạ.

Mẹ: Nếu vợ chồng người em không chăm sóc cho cây khế thì sẽ thế nào?

Con: Dạ, nếu không chăm sóc cho cây thì cây sẽ không cho quả ngọt, và chim cũng không đến ăn để trả cục vàng ạ.

Mẹ: Đúng vậy con ạ. Vì vợ chồng người em luôn chăm sóc cây khế rất chu đáo nên cây mới cho nhiều quả và mới có cơ hội đổi lấy vàng. Như vậy, vì chăm chỉ chịu khó lao động nên vợ chồng người em mới trở nên giàu có phải không con?

Con: Vâng ạ.

Mẹ: Vậy, nếu khi chim đến ăn khế, vợ chồng người em không cho chim ăn, mà đuổi chim đi thì sao nhỉ?

Con: Nếu đuổi chim đi thì chim sẽ không chở đi lấy vàng ạ.

Mẹ: Đúng rồi. Vì vợ chồng người em là những người hiền lành tốt bụng nên họ đã được trả ơn xứng đáng.

Con: Vâng ạ

Mẹ: Khi trở nên giàu có, vợ chồng người em còn có hành động gì giúp đỡ mọi người nhỉ?

Con: Dạ, họ mua thóc gạo để giúp đỡ người nghèo trong vùng ạ.

Mẹ: Đúng rồi, khi mình có điều kiện tốt hơn người khác, hãy sống nhân hậu và biết giúp đỡ người khó khăn hơn mình con nhé!

Con: Dạ vâng. Con biết rồi.

Mẹ: Vậy tại sao người anh lại bị rơi xuống biển?

Con: Vì người anh tham lam lấy nhiều vàng quá, nên chim không bay được và người anh đã bị ngã xuống biển ạ.

Mẹ: Con rất giỏi! Vì người anh tham lam nên cuối cùng đã phải chịu hậu quả. Con đã hiểu rất tốt câu chuyện này. Mẹ chúc mừng con!

Con: Con cảm ơn mẹ ạ!

Với mỗi câu chuyện kể, bố mẹ hãy cùng con tìm hiểu triết lý sâu sắc của nó và ôn lại những bài học hay sau khi đọc xong. Có thể con chưa hiểu ngay những lời cha mẹ nói nhưng chúng vẫn in dấu vào tiềm thức trẻ, tác động đến nhận thức và hành vi của con sau này.

Bài học rút ra từ câu chuyện Cây khế:

Cần phải luôn chăm chỉ, cần mẫn lao động thì mới có được thành quả tốt Hiền lành, tốt bụng thì sẽ được đền đáp xứng đáng Hãy giúp đỡ người khác khó khăn hơn mình

Quá tham lam thì sẽ phải gánh chịu hậu quả

Bài học rút ra là khi chúng ta gặp chuyện khó khăn, thách thức thì phải bình tĩnh, xem xét thấu đáo, chờ đợi để nhìn thấy được cơ hội trong đó. Bạn đừng vội vàng buông xuôi cũng đừng nản chí bỏ cuộc vì biết đầu điều tốt đẹp đang chờ phía trước. Đây là một điều dễ thấy trong ý nghĩa truyện cổ tích cây khế.

Trong kho tàng văn học Việt Nam, có vô vàn những thể loại văn xuất sắc, mang ấn tượng, trải qua thời kỳ lâu dài nhưng truyện cổ tích vẫn giữ được giá trị và sức hấp dẫn mãnh liệt, nó nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ để chúng lớn lên mang những bài học đạo đức hành trang cho cả cuộc đời. Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế [hay ăn khế trả vàng] vì thế mà đã in đậm trong lòng mỗi người khi nhớ về.

Vài nét về tác phẩm Cây khế - Ăn khế trả vàng

Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng.

Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vang. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.

Cây khế không có cốt truyện đặc biệt so với những truyện cổ tích khác, song không thể vì vậy mà cho rằng đây là một câu chuyện nhàm chán, tác phẩm đã rất thành công khi truyền tải tư tưởng của tác giả đến với bạn đọc, cho đến tận bây giờ vẫn có sức hút cho riêng mình.

Ý nghĩa của truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Những câu chuyện cổ tích thường vẫn chứa những tư tưởng đặc sắc ngay trong những ngôn từ hình ảnh bình dị, có lẽ vì vậy mà trai qua biết bao thăng trầm, nó vẫn có cho mình chỗ đứng nhất định trong trái tim của độc giả. Cây khế cũng không ngoại lệ. Nếu chịu khó suy nghĩ, ta cũng có thể tìm ra những tầng nghĩa sâu xa không thua kém những tác phẩm kinh điển nào.

Những nghĩ suy về tình anh em

Người xưa có câu:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Ý muốn nói, anh em ruột thịt là khối gắn kết không thể tách bỏ, song trên thực tế không phải bất cứ anh em nào cũng đoàn kết yêu thương lẫn nhau, mà vẫn tồn tại sự đấu đã, tranh giành các lợi ích vật chất mà quên đi giá trị thật sự của tình anh em. Cây khế vẽ nên một hiện thực như thế, người anh vì tài sản cha mẹ để lại mà trở mặt với người em ruột thịt của mình. Không đoái hoài đến sống chết của người em, đồng tiền chi phối lương tâm của người anh, vắt kiệt đi tính người trong họ. Tác giả nhận thấy được điều đó nên đã lên tiếng tố cáo người anh nói riêng, và một bộ phận người nói chung vì tiền mà quên cả tình thân.

Người anh trai giờ đây đã có vợ, anh ta quên hết cả người em ruột thịt mà ngang nhiên lấy đi hết tài sản, vun vén cho hạnh phúc riêng của mình, chẳng hề đắn đo chỉ đề lại cho người em túp lều nhỏ và một cây khế ra quả ăn nơi góc vườn. Tình anh em thiêng liêng nay lại bị xếp sau giá trị vật chất tầm thường. Vì vậy, câu chuyện muốn gửi lời răn đe đến độc giả, đừng để đồng tiền làm mờ mắt mà quên đi những giá trị đích thực, một ngày nào đó tiền cũng có thể hết song tình thân sẽ luôn tồn tại bên cạnh chúng ta. Đừng như người anh trong câu chuyện, đến lúc đánh mất rồi mới cảm thấy nuối tiếc.

Sự tham lam là con dao giết chết chính mình

Sống trên đời ta nên biết thế nào là vừa đủ, nên hài lòng với những gì ta có thay vì tham lam những thứ không phải là của mình. Bản tính quá tham lam nên khi nghe đến ăn khế trả vàng thì người anh vô cùng mừng rỡ muốn được giàu có nên đã đổi nhà lấy cây khế để mong được đi theo chim đến hòn đảo vàng bạc, nhưng người anh không ngờ rằng chính vì bản tính tham lam của mình nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả người anh nhận lấy không phải vì chim đã nghiêng cánh hất xuống mà vì lòng tham, chim đã cố gắng nhắc nhở nhưng người anh không hề nghe vẫn muốn giữ lại tất cả.

Nếu chịu bỏ đi một phần tiền vàng thì người anh đã có thể sống sót, nhưng chỉ vì tham lam mà anh ta đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình, một cái giá quá đắt mà cho đến cuối cùng anh ta cũng không nhận được bất cứ thứ gì. hi lòng tham của con người ta nổi lên, thì thật đáng sợ, sẽ bất chấp làm mọi thứ chỉ để có được thứ mình mong muốn, cụ thể ở đây chính là tiền của. Hình ảnh túi ba gang tượng trưng cho sự cân bằng trong cuộc sống, tiền của là vật ngoài thân, chỉ cần vừa đủ là được.

Quá ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân minh, suy nghĩ thiển cận khiến con người ta không còn quan tâm đến giá trị tinh thần cao cả, không còn biết tính toán lâu dài. Sự tham lam nuốt chửng lấy chính tâm hồn của con người, và sau cùng có thể là cả tính mạng. Bởi vậy, cây khế được viết ra là để phê phán những kẻ sống tham lam ích kỉ, chỉ muốn nhận chứ không bao giờ muốn cho đi, đồng thời là lời cảnh báo cho tất cả mọi người, nếu quá tham lam tiền của thì sẽ phải trả giá thật đắt.

Bài học về đền ơn đáp nghĩa

Khi chim lạ đến ăn khế, câu nói của chim chính là điểm đáng chú ý nhất để lại nhiều suy nghĩ trong người đọc: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy để được ăn khế thôi, nên cũng không suy nghĩ đến chuyện chim sẽ thực hiện đúng lời hứa của mình. Nhưng thật bất ngờ khi mấy hôm sau chim đã quay lại và đưa người em đến hòn đảo vàng bạc như đúng là lời hứa mà chim đã nói vậy. Đó là một điều đáng khen ngợi về đức tính biết giữ lời hứa và trả ơn cho người đã giúp đỡ mình. Cây khế là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu cho tư tưởng “ Ở hiền gặp lành” của nhân dân ta.

Dường như sử dụng nhiều những hình ảnh mang tính chất thần kỳ đậm tính cổ tích cũng chính là nói lên ý nghĩa của một cuộc sống đúng mực ai ai cũng đều mơ tới- là hình ảnh con chim thần biểu thị cho sự công lý, sự biết giữ lời, sống có tình nghĩa ở người xưa. Đền ơn đáp nghĩa là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta, cần phải phát huy và giữ gìn nó.

Quả thật, Cây khế có rất nhiều tầng nghĩa mà phải đào thật sâu, tìm thật kĩ để có thể không bỏ qua bất cứ bài học nào. Câu chuyện dạy ra về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, là một trong những tác phẩm nên đọc đối với những ai muốn một tác phẩm đơn giản mà vẫn có nhiều triết lí nhân sinh.

                                                                                          Thảo Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề