Bài tập đọc chuyện về hai hạt lúa

Nhằm giúp các em chuẩn bị cho bài thi cuối kì sắp tới đồng thời giúp các bậc phụ huynh có thêm tài liệu hữu ích để dạy và học cùng con ở nhà, Đọc tài liệu đã sưu tầm và tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2019 đề số 6 kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Mời các em cùng phụ huynh tham khảo.

Đề thi môn Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 năm học 2019-2020 - Đề số 6

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt - Đề số 6

I. CHÍNH TẢ [Nghe đọc] [Thời gian: 15 phút]

Bài “Quê hương” [Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100]

Viết đầu bài và đoạn “Ánh nắng… người Sứ.”

II. TẬP LÀM VĂN [Thời gian: 40 phút]

Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích theo 2 yêu cầu sau:

1.    Lập dàn ý chi tiết tả đồ vật đó.

2.    Viết đoạn kết bài mở rộng.

III. ĐỌC THÀNH TIẾNG [Thời gian: 10 phút]

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Ông Trạng thả diều 

[Đoạn từ “Ban ngày … tầng mây.”, sách TV4, tập 1 - trang 104]

2. Người tìm đường lên các vì sao

[Đoạn từ “Từ nhỏ, … bao nhiêu là sách.”, sách TV4, tập 1 - trang 125]

3. Văn hay chữ tốt 

[Đoạn từ “Thuở đi học … sao cho đẹp.”, sách TV4, tập 1 - trang 129]

4. Kéo co 

[Đoạn từ “Làng Tích Sơn … thắng cuộc.”, sách TV4, tập 1 - trang 155]

IV. ĐỌC THẦM [Thời gian: 25 phút]

Câu chuyện hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được người chủ chọn làm hạt giống cho mùa sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo xuống cánh đồng. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ đem gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa xanh tươi, trĩu hạt vàng óng. Nómang đến cuộc đời những hạt lúa mới…

Sưu tầm

Em đọc thầm bài “Câu chuyện hai hạt lúa” rồi làm các bài tập sau:

[Chọn đáp án đúng nhất trong câu 1, 6 ]

1. Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm là:    

a. tốt, xinh đẹp, vàng óng. b. vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy. c. tốt, to khỏe và chắc mẩy. d. vàng óng, to khỏe và trĩu hạt.

2. Vì sao hạt lúa thứ hai muốn được gieo xuống đất dù phải nát tan trong đất? 

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

3. [Đúng ghi Đ, sai ghi S ]  Hạt lúa thứ nhất suy nghĩ và hành động là: 

a. muốn được cuộc sống mới của cây lúa.

b. mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng.

c. lăn vào góc khuất để được yên thân.

d. muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.

4. Em muốn nói gì với hạt lúa thứ nhất?

Câu 5:.../1đ

Câu “Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa mới.” có:

..... động từ. Đó là từ: .......................

..... tính từ. Đó là từ: .......................

Câu 6:../0,5đ

Cho câu:“ Có hai hạt lúa nọ được chọn làm hạt giống cho mùa sau.”

Các từ ghép có trong câu trên là:

a. hai hạt, chọn làm, hạt giống.

b. hai hạt, hạt lúa, mùa sau.

c. hạt lúa, hạt giống, mùa sau.

d. hai hạt, hạt giống, hạt lúa

Câu 7:.../0,5đ

Tìm và ghi lại các từ láy có trong câu sau:

“Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.”

Các từ láy là: .....................................................

Câu 8:.../0,5đ

Câu: “Nó chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó.”

a. Đây là kiểu câu kể.......................

b. Vị ngữ của câu trên là .........................

Câu 9:.../ 0,5đ Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi hạt lúa thứ hai.

.............................................................................................................................................................

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt đề số 6

II. TẬP LÀM VĂN [5 điểm]

a. Thể loại: Tả đồ vật

b. Nội dung:

- Trình bày đầy đủ dàn ý miêu tả đồ vật mà em đã chọn theo yêu cầu của đề bài.

- Viết được đoạn kết bài mở rộng.

c. Hình thức:

- Trình bày được dàn ý chi tiết gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

- Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

IV. ĐỌC THẦM [5 điểm]

Mỗi câu 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 đúng: 0,5 điểm; câu 5 đúng: 1 điểm

1. c

2. Gợi ý: Gợi ý: Nó muốn thành cây lúa mới, cho con người nhiều hạt lúa mới.

3. Thứ tự điền là: S, Đ, Đ, S

4. Gợi ý: : Gợi ý: Hạt lúa ơi, hãy xông pha để sống có ích cho mọi người.

5. 1 động từ. Đó là từ: mang hoặc mang đến.   [0,5 điểm]

1 tính từ. Đó là từ: mới.              [0,5 điểm]

6. c

7. Trả lời: Các từ láy là: sung sướng, mới mẻ.

Học sinh tìm đúng cả 2 từ được 0,5 điểm.

8. Câu kể Ai làm gì? Vị ngữ là: chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó.

9. Gợi ý: Sao hạt lúa thứ hai can đảm thế?

****************

Trên đây là đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt đề số 6 có hướng dẫn giải chi tiết từng câu, hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập và ôn luyện hữu ích cho các em, đồng thời giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình học tập cùng các em. Đừng quên truy cập doctailieu.com để xem thêm nhiều đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt khác được Đọc tài liệu cập nhật liên tục nhé! Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Phiếu bài tập tuần 12 tiếng việt 4. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 12. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!

Tuần 12

I- Bài tập về đọc hiểu

Chuyện về hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

[Theo báo Điện tử]

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Vì sao lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?

a- Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống

b- Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt

c- Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan nát trong đất

2. Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất?

a- Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới

b- Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới

c- Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hai hạt lúa?

a- Hạt thứ nhất nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất; hạt thứ hai bị tan biến vào đất, không còn gì.

b- Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng; hạt thứ hai thành cây lúa óng vàng, trĩu hạt.

c- Hạt thứ nhất trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh; hạt thứ hai chết dần vì hạn hán, thiếu nước.

4. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?

a- Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công

b- Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống không thể bình yên.

c- Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn:

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a] tr hoặc ch

-[1]….iều….iều, bọn….ẻ….ăn….âu…úng tôi rủ nhau…ơi…..uyền,….ơi….ong …óng , ….ơi….ận giả….ên….iền đê.

-[2] Chúng tôi phải đăng kí tạm….ú tại….ụ sở ủy ban với vị phó….ủ tịch vì đồng ….í công an phụ….ách hộ khẩu bận đi họp.

b] Tiếng có vần ươn hoặc ương

-[1] Cá không ăn muối cá………

Con cãi cha mẹ trăm…….con hư.

-[2] Lưỡi không….nhiều…….lắt léo.

-[3]……………..người như thể …….thân.

Câu 2.

a] Gạch dưới các câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người:

[1] Thắng không kiêu, bại không nản

[2] Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

[3] Thua keo này, bày keo khác

[4] Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

[5] Có công mài sắt, có ngày nên kim.

b] Điền từ có tiếng chí vào chỗ trống trong những câu sau:

[1] Ý kiến của bạn Tuấn quả là…………

[2] Lan là người bạn………của tôi

[3] Nữ Oa……….vá trời.

Câu 3. Viết vào chỗ trống 1 ví dụ về cách thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm cho trước [xanh, chậm]

Cách thể hiện mức độ

xanh

chậm

[1] tạo ra từ ghép hoặc từ láy

………………….

………………….

………………….

………………….

[2] thêm các từ rất, quá, lắm….

………………….

………………….

………………….

………………….

[3] tạo ra phép so sánh

………………….

…………………

……………………

……………………

Câu 4. a] Viết kết bài mở rộng cho truyện “Chuyện về hai hạt lúa” bằng cách nói lên suy nghĩ của em về câu chuyện :

b] Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về một người có tấm lòng nhân hậu hoặc có ước mơ cao đẹp.

Chú ý: Em tự lập dàn ý vào vở để chuẩn bị cho bài kiểm tra về văn kể chuyện ở tuần 12.


Cập nhật: 07/09/2021

Video liên quan

Chủ Đề