Bài tập giáo dục công dân lớp 8 bài 1 năm 2024

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời Gợi ý Giáo dục công dân 8 Bài 1 trang 4:

  1. Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên?

Trả lời:

Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và Bác Hồ: Là biểu hiện rõ nét của sự liêm khiết, minh bạch, chí công vô tư.

  1. Theo em, những cách xử sự đó có điểm gì chung? Vì sao?

Trả lời:

Cách xử sự trên có điểm chung là không màng danh lợi, không vụ lợi cá nhân, tất cả vì lợi ích của tập thể, minh bạch, rõ ràng. Nhờ vậy, cả 3 nhân vật trên đều nhận được sự tôn trọng, tin tưởng, ngưỡng mộ của mọi người.

  1. Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao?

Trả lời:

Trong mọi điều kiện, theo em việc học tập những tấm gương đó luôn luôn phù hợp. Bởi lẽ, nhờ học tập và làm theo cách sống đó thì xã hội mới ổn định, trong sạch, vững mạnh được.

Giải bài tập Giáo dục công dân 8 bài 1 trang 4: Theo em, những hành vi nào sau đây thê hiện tính không liêm khiết? Vì sao?

  1. Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình;
  1. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích;
  1. Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc;
  1. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình;

đ] Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn;

  1. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi;
  1. Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.

Trả lời:

Những hành vi [b], [d], [f] thể hiện tính không liêm khiết. Bởi vì, những hành vi này là thể hiện sự vụ lợi, ích kỉ, chỉ nghĩ lợi ích của bản thân.

Bài 2 trang 5 Giáo dục công dân 8: Em tán thành hay không tán thành với những việc làm nào sau đây? Vì sao?

  1. Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình.
  1. Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm Giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.
  1. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.
  1. Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.

Trả lời:

Em không tán thành với những việc làm: a, c. Đây là những việc làm nhu nhược, không biết vươn lên, không biết vượt khó, chỉ vì tiền, vì điểm mà bất chấp danh dự, nhân phẩm và đạo đức của mình.

Bài 3 trang 5 Giáo dục công dân 8: Em hãy kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết.

Trả lời:

Vào ngày 18/07/2009, tại Siêu thị số 2 ở 292 Tây Sơn – Hà Nội, đang trong lúc làm việc thì anh Diệu tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi ở dưới đất, anh đoán chắc là của khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Trần Anh vô tình đã đánh rơi. Trong ví có tiền, bằng lái, đăng ký xe, chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM và một số giấy tờ quan trọng khác. Anh đã tìm cách liên hệ cho chủ nhân là chị Tống Thị Oanh đang công tác tại Công ty Xây dựng Nhà Việt để trả lại chiếc ví trên.

Bài 4 trang 5 Giáo dục công dân 8: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?

Trả lời:

Để rèn luyện trở thành người kiêm khiết em cần rèn luyện tính: trung thực, kiên trì, chịu khó, sống chan hòa, giản dị, yêu thương…

Bài 5 trang 5 Giáo dục công dân 8: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết.

Trả lời:

- Khó mà biết lẽ biết lời

Biết ăn biết ở như người giàu sang.

- Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

- Áo rách cốt cách người thương.

- Ăn có mời; làm có khiến.

- Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..!

Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.!

Tư cách trang đài, do biết nghĩ

Kín đáo, sạch sẽ “Tướng thật sang”

Bài 6 trang 5 Giáo dục công dân 8: Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?

Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải giúp các em hệ thống phần kiến thức quan trọng được học trong bài 1 Giáo dục công dân 8 về Tôn trọng lẽ phải. Ngoài phần lý thuyết chính, tài liệu còn có phần bài tập đi kèm, sẽ giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng và chính xác. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập GDCD 8 bài 1

  • Giải SGK GDCD 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải
  • Giải SBT GDCD 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải
  • Giải bài tập tình huống GDCD 8 bài 1

B. Lý thuyết Giáo dục công dân 8 bài 1

I. Khái quát nội dung câu chuyện

- Tri huyện Thanh Ba: ăn hối lộ, ức hiếp dân nghèo, xử án không công minh, bắt giam không đúng người, ghép tội gây rối trị an.

- Nguyễn Quang Bích là viên quan liêm chính: làm đơn khiếu nại cho người nong dân.

- Bắt tên nhà giàu, trả lại ruộng cho người nông dân. Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp. Cách chức tri huyện Thanh Ba.

- Quan tuần phủ là người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh để bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.

\=> Ý nghĩa: Mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái…

II. Nội dung bài học

  1. Khái niệm:

- Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.

- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái. Ví dụ: Tố cáo kẻ giết người; giúp công an bắt đối tượng buôn ma túy, chấp hành nghiêm chỉnh luật của nhà nước, chấp hành nội quy của lớp và trường…

- Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người.

\=> Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và chở đúng số người quy định là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải

- Các việc làm vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế tại nơi làm việc, nơi công cộng là những hành vi không tôn trọng lẽ phải.

  1. Ý nghĩa:

Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội

  1. Cách rèn luyện:

Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.

* Bài tập:

1. Em hãy lựa chọn cách giải quyết nào trong trường hợp sau đây và giải thích vì sao?

Trong các cuộc tranh luận cùng các bạn cùng lớp, em sẽ

  1. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác
  1. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo
  1. Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo
  1. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình

Trả lời:

- Em lựa chọn cách giải quyết [c]: Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo

Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến đó đã hợp lí chưa, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình. Nếu ý kiến của bạn đúng ý em phải bảo vệ ý kiến đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng, em phải thuyết phục để bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.

2. Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây? Vì sao?

  1. Bỏ qua như không biết khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.
  1. Xa lánh không chơi với bạn
  1. Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.

Trả lời:

- Em lựa chọn phương án [c]: Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn khong mắc khuyết điểm đó nữa.

- Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục, sửa chữa và lần sau không tái phạm nữa. Chính em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn. Đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình và thẳng thắn, là em tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.

3. Theo em hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?

  1. Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập
  1. Chỉ làm những việc mình thích
  1. Phê phán những việc sai trái
  1. Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình

đ] Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai

  1. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luân với họ để tìm ra lẽ phải

Trả lời

- Theo em hành vi [a], [c], [e] biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải

4. Em hãy sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải

Trả lời:

- Thật vàng không sợ lửa

- Nói phải củ cải cũng nghe

- Danh ngôn: "Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận" - Descartes

5. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

- Ý kiến của bố mẹ luôn luôn đúng, mình phải tôn trọng

- Ý kiến của thầy cô luôn luôn đúng, mình phải tuân theo

Trả lời

- Em không đồng ý với hai ý kiến trên. Bởi vì có lúc ý kiến của bố mẹ, thầy cố không hợp lí, chưa đúng. Vì thế theo em, mình phải lắng nghe những ý kiến của thầy cô, của bố mẹ và sau đó mình có cách xử sự đúng đắn, có ý kiến nói lên quan điểm của mình để bảo vệ lẽ phải, tôn trọng lẽ phải.

6. Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?

Trả lời:

- Phải có thói quên và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

- Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.

- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải

- Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác.

- Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập

C. Trắc nghiệm GDCD 8 bài 1

Câu 1: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?

  1. Khiêm tốn.
  1. Lẽ phải.
  1. Công bằng.
  1. Trung thực.

Đáp án: B

Câu 2: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?

  1. Tôn trọng lẽ phải.
  1. Tiết kiệm.
  1. Lẽ phải.
  1. Khiêm tốn.

Đáp án: A

Câu 3: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là?

  1. Ủng hộ người nghèo.
  1. Trồng cây để bao vệ môi trường.
  1. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
  1. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?

  1. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.
  1. Dung túng cho kẻ giết người.
  1. Đánh chửi cha mẹ.
  1. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5: Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?

  1. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.
  1. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó.
  1. Đèo em bé đó đến gặp công an.
  1. Đạp thật nhanh về nhà.

Đáp án: B

Câu 6: Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  1. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
  1. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  1. Cùng với A đánh B cho vui.
  1. Chạy đi chỗ khác chơi.

Đáp án: A

Câu 7: Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?

  1. Không tôn trọng lẽ phải.
  1. Tôn trọng lẽ phải.
  1. Sống thực dụng.
  1. Sống vô cảm.

Đáp án: A

Câu 8: Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?

  1. Không tôn trọng lẽ phải.
  1. Không trung thực.
  1. Không chín chắn.
  1. Không có ý thức.

Đáp án: A

Câu 9: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

  1. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
  1. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
  1. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
  1. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 10: Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?

  1. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
  1. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
  1. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
  1. Hô thật to là có trộm

Đáp án: A

...........................

Trên đây là Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em học sinh sẽ nắm được ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc tôn trọng lẽ phải để có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Để tham khảo lý thuyết những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết GDCD 8 trên VnDoc nhé.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn Toán 8, Văn 8,... và các đề thi học kì 1 lớp 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ Đề