Bài tập hạt nhân nguyên tử vật lý năm 2024

Trong quá trình tham gia phỏng vấn nhân sự, tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ một chiêu thức hiệu quả giúp ông nhanh chóng nhận ra ứng viên có thái độ thật thà hay chỉ đang nói dối. Với sự sở hữu của nhiều tập đoàn lớn, Elon Musk không xa lạ với quá trình tuyển dụng nhân sự và anh chia sẻ về cách anh tiếp cận trong việc đặt câu hỏi cho các ứng viên.

13 Tháng 01

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và năng lượng. Tuy nhiên, cùng với sự thuận tiện này là nguy cơ gặp phải các trường hợp gian lận trực tuyến, đặc biệt là khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử

31 Tháng 08

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram

Trong thời kỳ số hóa ngày càng mở rộ, nguy cơ về an ninh mạng ngày càng gia tăng. Mới đây, các chuyên gia an ninh đã phát hiện ra sự hiện diện của phần mềm độc hại Android mang tên BadBazaar. Điều đáng lo ngại là BadBazaar đã được phân phối thông qua các ứng dụng giả mạo của Signal và Telegram trên cửa hàng Google Play Store và Samsung Galaxy Store. Hãy cùng điểm qua những phát hiện quan trọng từ cuộc nghiên cứu này.

17 Tháng 05

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

Thực phẩm sạch là một khái niệm ngày càng được quan tâm và ưa chuộng trong xã hội hiện đại. Đối với sức khỏe con người, việc tiêu thụ thực phẩm sạch mang lại nhiều lợi ích to lớn. Bài viết này sẽ trình bày về những lợi ích đó trong một phạm vi 5000 từ, từ vai trò của thực phẩm sạch trong việc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể đến khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

09 Tháng 06

Bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu

Chạy bộ là một hình thức tập luyện đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để cải thiện sức khỏe và tăng cường thể lực. Đối với người mới bắt đầu, bước đầu tiên là quan trọng nhất và đòi hỏi một sự chuẩn bị cẩn thận để tránh chấn thương và duy trì động lực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu.

Với 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử [cơ bản - phần 1] có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải [cơ bản - phần 1].

125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải [cơ bản - phần 1]

Bài 1: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ:

Quảng cáo

  1. Các proton B. Các nơtron C. Các electron D. Các nuclon

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôtôn [p] [mang điện tích nguyên tố dương], và các nơtron [n] [trung hoà điện], gọi chung là nuclôn. Kí hiệu hạt nhân:

Bài 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạt nhân nguyên tử?

  1. Hạt nhân có nguyên tử số Z thì chứa Z prôtôn.
  1. Số nuclôn bằng số khối A của hạt nhân.
  1. Số nguồn N bằng hiệu số khối A và số prôtôn Z.
  1. Hạt nhân trung hòa về điện

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Hạt nhân mang điện và có điện tích bằng Z

Bài 3: Đơn vị MeV/c2 có thể là đơn vị của đại lượng vật lý nào sau đây?

  1. khối lượng
  1. năng lượng
  1. động lượng
  1. hiệu điện thế

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Từ công thức E = mc2 → m= E/ c2, ở đây E là năng lượng có đơn vị là MeV nên m có đơn vị MeV/c2

Quảng cáo

Bài 4: Nhân Uranium có 92 proton và 143 notron kí hiệu nhân là

  1. B. C. D.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Kí hiệu hạt nhân: , Ở đây X là tên viết tắt hạt nhân, A là số khối, Z là số proton, A = Z + N

Bài 5: Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có

  1. cùng số nuclôn nhựng khác số prôtôn.
  1. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.
  1. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron.
  1. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Theo định nghĩa hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.

Bài 6: Chọn phát biểu đúng khi nói về hạt nhân:

  1. Bán kính hạt nhân tỉ lệ với số nuclôn.
  1. Tính chất hóa học phụ thuộc vào số khối.
  1. Các hạt nhân đồng vị có cùng số nơtron.
  1. Điện tích hạt nhân tỉ lệ với số prôtôn.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Điện tích hạt nhân tỉ lệ với số prôtôn

Quảng cáo

Bài 7: Chọn phát biểu đúng:

  1. Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng nguyên tử số nhưng khác số prôtôn.
  1. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử.
  1. Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì càng bền vững.
  1. Lực hạt nhân tác dụng trong khoảng kích thước nguyên tử.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử.

Bài 8: Chọn câu sai:

  1. Một mol nguyên tử [phân tử] gồm NA nguyên tử [phận tử] NA = 6,022.1023.
  1. Khối lượng của 1 mol ion H+ bằng 1 gam.
  1. Khối lượng của 1 mol N2 bằng 28 gam.
  1. Khối lượng của 1 nguyên tử cacbon bằng 12 gam.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Khối lượng 1 nguyên tử thường được tính bằng u [1u = 1,66055.10-27kg], 1 nguyên tử cacbon nặng 12u, một mol nguyên tử C [gồm 6,022.1023 nguyên tử] nặng 12g.

Bài 9: Trong vật lý hạt nhân, bất đẳng thức nào là đúng khi so sánh khối lượng prôtôn [mp], nơtrôn [mn] và đơn vị khối lượng nguyên tử u.

  1. mp > u > mn.
  1. mn < mp < u
  1. mn > mp > u
  1. mn = mp > u

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: mp = 1,007276 u, mn = 1,008665 u

Bài 10: Trong hạt nhân nguyên tử thì:

  1. Số nơtron luôn nhỏ hơn số proton
  1. Điện tích hạt nhân là điện tích của nguyên tử.
  1. Số proton bằng số nơtron
  1. Khối lượng hạt nhân coi bằng khối lượng nguyên tử

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Trừ các đồng vị của Hidro và Heli, nói chung các hạt nhân của các nguyên tố khác đều có số proton nhỏ hơn hặc bằng số notron: Z ≤ N ≤ 1,5Z nên A và C sai Nguyên tử trung hòa về điện, còn hạt nhân mang điện tích dương nên B sai Vì khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của notron và proton [me = 5,486.10-4 u] nên có thể coi khối lượng hạt nhân coi bằng khối lượng nguyên tử

Quảng cáo

Bài 11: Hạt nhân có

  1. 35 nơtron. B. 35 nuclôn. C. 17 nơtron. D. 18 nuclôn.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Từ ký hiệu của hạt nhân , A là số khối hay số nuclon, Z là điện tích hạt nhân [số proton] → Hạt nhân có 35 nuclôn, 17 prôtôn

Bài 12: Bản chất lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân là

  1. lực tĩnh điện
  1. lực hấp dẫn
  1. lực từ
  1. lực tương tác mạnh

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Các nuclon liên kết với nhau bởi lực hạt nhân. Lực hạt nhân không có cùng bản chất với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn, nó là loại lực mới truyền tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân [lực tương tác mạnh]. Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân [10-15m].

Bài 13: Hãy chọn câu đúng:

  1. Trong ion đơn nguyên tử số proton bằng số electron.
  1. Trong hạt nhân số proton phải bằng số nơtron.
  1. Trong hạt nhân [trừ các đồng vị của Hiđro và Hêli] số proton bằng hoặc nhỏ hơn số nơtron.
  1. Lực hạt nhân có bán kính tác dụng bằng bán kính nguyên tử.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Trừ các đồng vị của Hidro và Heli, nói chung các hạt nhân của các nguyên tố khác đều có số proton nhỏ hơn hặc bằng số notron: Z ≤ N ≤ 1,5Z

Bài 14: Hai hạt nhân và có cùng

  1. số prôtôn. B. điện tích. C. số nơtron D. số nuclôn.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Từ ký hiệu của hạt nhân , A là số khối hay số nuclon, Z là điện tích hạt nhân [số proton] → Hai hạt nhân và có cùng số nuclôn

Bài 15: So với hạt nhân , hạt nhân có nhiều hơn

  1. 5 nơtrôn và 6 prôtôn.
  1. 11 nơtrôn và 6 prôtôn.
  1. 6 nơtrôn và 5 prôtôn.
  1. 5 nơtrôn và 12 prôtôn.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Từ ký hiệu của hạt nhân , A là số khối hay số nuclon, Z là điện tích hạt nhân [số proton] → hạt nhân có nhiều hơn 5 nơtrôn và 6 prôtôn

Bài 16: Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là

  1. 10-15m B. 10-8 m C. 10-10 m D. Vô hạn

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Lực hạt nhân là loại lực mới truyền tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân [lực tương tác mạnh]. Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân [10-15m].

Bài 17: Nguyên tử của đồng vị phóng xạ có:

  1. 92 electrôn và tổng số prôtôn và electrôn bằng 235.
  1. 92 prôtôn và tổng số nơtron và electrôn bằng 235.
  1. 92 nơtron và tổng số nơtron và prôtôn bằng 235.
  1. 92 nơtron và tổng số prôtôn và electrôn bằng 235.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Số khối = 235 = số proton + số nơtron, Số proton = số electron = 92 → số nơtron = 143

Bài 18: Phát biểu nào sai khi nói về năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng?

  1. Năng lượng liên kết có trị số bằng năng lượng cần thiết để tách hạt nhân thành các nuclôn riêng
  1. Năng lượng liên kết là đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của các hạt nhân.
  1. Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho một nuclôn.
  1. Năng lượng liên kết có trị số bằng tích độ hụt khối của hạt nhân với bình phương vận tốc ánh sáng c2.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Năng lượng liên kết riêng ε [là năng lượng liên kết tính cho 1 nuclôn]: ε = ΔE/A.

Lưu ý: Năng lượng liên kết riêng là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững và ngược lại. Thực tế các hạt nhân có số khối A trong khoảng 50u đến 80u có năng lượng liên kết riêng lớn nhất [ΔE0 ≈ 8,8MeV/1nucleon] nên bền hơn các hạt nhân có số khối ngoài khoảng.

Bài 19: Độ hụt khối của hạt nhân nguyên tử được xác định

  1. [Z.mp + [A - Z].mn] + m
  1. [Z.mp + [A + Z].mn] - m
  1. [Z.mp + [A + Z].mn] + m
  1. [Z.mp + [A - Z].mn] - m

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Xét hạt nhân được tạo thành bởi Z proton và N notron: . Gọi m0 là tổng khối lượng các nuclôn: m0 = Z.mp + N.mn = Z.mp + [A - Z].mn và m là khối lượng hạt nhân X [Với mỗi hạt nhân tổng khối lượng các nucleon luôn lớn hơn khối lượng hạt nhân tạo thành m0 > m]. Độ hụt khối của hạt nhân : Δm = m0 – m

Bài 20: Hạt nào sau đây có độ hụt khối khác không?

  1. hạt α B. pôzitron. C. prôtôn D. Êlectron

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Hạt α được cấu tạo bởi 2 proton và 2 nơtron nên độ hụt khối khác không.

Bài 21: Năng lượng liên kết của hạt nhân nguyên tử được xác định

  1. ΔE = Δm.c2
  1. ΔE = m.c2
  1. ΔE = Δm.c
  1. ΔE = Δm2.c2

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Năng lượng liên kết hạt nhân X là năng lượng tỏa ra khi các nuclon riêng rẽ liên kết thành hạt nhân hoặc la năng lượng tối thiểu cần thiết để phá vỡ hạt nhân thành các nuclon riêng rẽ: ΔE = Δm.c2 = [m0 - m]c2

Bài 22: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về đơn vị khối lượng nguyên tử. Trị số của đơn vị khối lượng nguyên tử u bằng.

  1. 1/12 khối lượng đồng vị Cacbon
  1. 12 lần khối lượng đồng vị Cacbon
  1. khối lượng đồng vị Cacbon
  1. 2 lần khối lượng đồng vị Cacbon

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u. Đơn vị u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử của đồng vị , cụ thể là: 1u = 1,66055.10-27kg hay ⇒ 1gam = 1u.NA. 1u xấp xỉ bằng khối lượng của một nuclôn, nên hạt nhân có số khối A thì có khối lượng xấp xỉ bằng A[u].

Bài 23: Chọn hệ thức đúng liên hệ giữa các đơn vị năng lượng

  1. 1MeV = 1,6.10-19 J
  1. 1uc2 = [1/931,5] MeV = 1,07356.10-3MeV
  1. 1uc2 = 931,5 MeV = 1,49.10-10 J
  1. 1MeV = 931,5 uc2

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: 1uc2 = 1,66055.10-27kg .[3.108 m/s]2 = 1,49.10-10 J = 931,5 MeV

Bài 24: Tìm phát biểu sai về năng lượng liên kết

  1. Theo thuyết tương đối, hệ các nuclôn ban đầu có năng lượng E0 = [Z.mp + [A – Z].mn].c2
  1. Hạt nhân được tạo thành có khối lượng m ứng với năng lượng E nhỏ hơn E = m.c2 < E0
  1. Vì năng lượng toàn phần được bảo toàn, nên đã có một năng lượng W = E0 – E = Δm.c2 tỏa ra khi hệ các nuclôn tạo thành hạt nhân. W gọi là năng lượng liên kết của hạt nhân
  1. Năng lượng liên kết càng lớn, hạt nhân càng dễ bị phá vỡ

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Năng lượng liên kết riêng là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững và ngược lại.

Bài 25: Tìm phát biểu sai về độ hụt khối và năng lượng liên kết của hạt nhân

  1. Mọi hạt nhân đều có khối lượng m [ ] nhỏ hơn tổng khối lượng các nuclôn khi còn riêng rẽ
  1. Độ hụt khối Δm của các hạt nhân đều luôn dương Δm = Z.mp + [A – Z].mn - m[X] > 0
  1. Năng lượng liên kết của hạt nhân tương ứng với Wlk = Δm.c2
  1. Năng lượng liên kết dương và càng lớn thì hạt nhân càng bền. Năng lượng liên kết âm thì hạt nhân không bền, tự phân rã.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Năng lượng liên kết riêng là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững và ngược lại.

Bài 26: Năng lượng liên kết riêng là năng lượng tính cho một nuclôn, công thức nào sau đây là đúng ?

  1. ε = ΔE/Z B. ε = ΔE/A C. ε = ΔE/N D. ε = ΔE/ΔN

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Năng lượng liên kết riêng ε [là năng lượng liên kết tính cho 1 nuclôn]: ε = ΔE/A.

Bài 27: Độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào

  1. khối lượng hạt nhân.
  1. Năng lượng liên kết.
  1. Độ hụt khối.
  1. Tỉ số giữa độ hụt khối và số khối.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào tỉ số giữa độ hụt khối và số khối

Bài 28: Cho hạt nhân và hạt nhân có độ hụt khối lần lượt là Δm1 và Δm2. Biết hạt nhân bền vững hơn hạt nhân . Hệ thức đúng là

  1. A1 > A2
  1. Δm1 > Δm2

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững. Theo giả thiết, hạt nhân bền vững hơn hạt nhân nên

Bài 29: Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có

  1. năng lượng liên kết càng lớn.
  1. năng lượng liên kết càng nhỏ.
  1. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ
  1. năng lượng liên kết riêng càng lớn.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có năng lượng liên kết ΔE = Δm.c2 càng lớn.

Bài 30: Tìm phát biểu sai về độ bền vững của các hạt nhân

  1. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững
  1. Hạt nhân của các nguyên tố ở đầu và ở cuối bảng tuần hoàn bền vững nhất
  1. Các hạt nhân bền vững có lớn nhất cỡ 8,8MeV/ nuclôn, đó là những hạt nhân nằm ở khoảng giữa bảng tuần hoàn với 50 < A < 80
  1. Ta thấy lớn hơn rất nhiều năng lượng liên kết của electron trong nguyên tử [ 10 – 103 eV]. Điều này cũng chứng tỏ tương tác hạt nhân giữa các nuclôn mạnh hơn rất nhiều so với tương tác tĩnh điện giữa các electron với hạt nhân

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Các hạt nhân bền vững có lớn nhất cỡ 8,8MeV/ nuclôn, đó là những hạt nhân nằm ở khoảng giữa bảng tuần hoàn với 50 < A < 80

Bài 31: Trong các hạt nhân: , , và , hạt nhân bền vững nhất là

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: nguyên tử hạt nhân có số khối trung bình trong khoảng từ 50 đến 80 thì hạt nhân bền vững nhất

Bài 32: Chọn câu sai trong các câu sau đây khi nói về các định luật bảo toàn mà phản ứng hạt nhân phải tuân theo:

  1. Bảo toàn điện tích.
  1. Bảo toàn số nuclon
  1. Bảo toàn năng lượng và động lượng
  1. Bảo toàn khối lượng.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Không có định luật bảo toàn khối lượng trong phản ứng hạt nhân [không được nhầm lẫn với định luật bảo toàn số khối hay còn gọi là bảo toàn số nuclon].

Chủ Đề