Bài tập lũy thừa ma trận có lời giải năm 2024

Một số file từ K69.

  • Bài tập luyện tập kỹ thuật chéo hóa ma trận (cho ma trận có các giá trị riêng phân biệt). Đáp án file bài tập.
  • Bài tập luyện tập kỹ thuật tính lũy thừa ma trận (trong file đề cập tới tính lũy thừa ma trận bằng chéo hóa và bằng phép chia đa thức).
  • Bài tập luyện tập kỹ thuật tính lũy thừa ma trận bằng nhị thức Newton.
  • Bài tập luyện tập giải hệ phương trình tuyến tính (có đáp án).
  • Chéo hóa ma trận có giá trị riêng lặp : ghi chép lại bài giảng tuần sau covid.
  • Bài tập ôn tập buổi cuối K69.
  • Lời giải bài tập 1-4, Buổi 1.
  • Lời giải bài tập 1-3, Buổi 2.
  • Lời giải bài tập 1-2, Buổi 3.
  • Video về cách giải hệ phương trình tuyến tính theo phương pháp Gauss-Jordan.
  • Ảnh bảng, Buổi 7.
  • Ảnh bảng, Buổi 8.

Bài tập lũy thừa ma trận có lời giải năm 2024

Luyện tập Kỹ thuật tính lũy thừa ma trận

bằng nhị thức Newton

Trần Đức Anh, mail: [email protected]

Ngày 17 tháng 4 năm 2020

  1. Dẫn nhập

Các bạn sinh viên đã biết 2 cách để tính lũy thừa ma trận: Một là chéo hóa ma trận, hai là

sử dụng phép chia đa thức cùng với định lý Cayley Hamilton. Tuy nhiên, các phương pháp

đó đều giả định ma trận phải chéo hóa được đã.

Kỹ thuật mà tôi trình bày trong bài viết này sẽ dùng để xử lý tình huống ma trận không

chéo hóa được. Tuy nhiên, mục đích của bài viết không phải là nghiên cứu hay vét cạn vấn

đề, mà chỉ muốn đưa ra cho sinh viên ý niệm về một cách làm khả dĩ. Khi nắm được ý niệm

đó, các bạn sinh viên có thể tự có tìm tòi riêng, sáng tạo riêng.

Sau đây, tôi sẽ trình bày kỹ thuật dùng nhị thức Newton, trong một tình huống rất đặc

biệt mà sẽ nói rõ ở sau.

  1. Nhị thức Newton cho hai ma trận giao hoán

Các bạn chắc đều biết nhị thức Newton cho hai số thực, cụ thể, cho x, y là hai số thực, cho n

là số tự nhiên. Khi đó lũy thừa (x+y)ncó thể khai triển thành

(x+y)n\=xn+C1

nxn−1y+C2

nxn−2y2+. . . +Cn−1

nxyn−1+yn,

trong đó Ck

n\=n!

k!(n−k)! là hệ số tổ hợp.

Nếu thay xvà ybởi các ma trận vuông A, B cùng cấp và giao hoán với nhau, thì đẳng

thức trên vẫn đúng. Cụ thể, cho A, B là hai ma trận vuông cùng cấp thỏa mãn AB \=BA (ta

nói A, B giao hoán với nhau). Khi đó

(A+B)n\=An+C1

nAn−1B+C2

nAn−2B2+. . . +Cn−1

nABn−1+Bn.

Tình huống hay gặp A\=Ivới Ilà ma trận đơn vị cùng cấp. Khi đó, hai ma trận I, B

thỏa mãn điều kiện giao hoán và có thể khai triển được nhị thức Newton.

Ngoài ra, thông thường, ta sẽ cần Blà ma trận lũy linh, tức là tồn tại số ktự nhiên, sao

cho Bk\= 0.

Khi đó, trong khai triển nhị thức Newton (A+B)nchỉ có các hạng tử An−iBivới 0≤i≤

k−1(ở đây ta quy ước A0\=I). Do đó, việc tính (A+B)nquy về việc tính một số lũy thừa

nhỏ của B.

Sau đây tôi sẽ nêu một ví dụ tính toán và sau đó các bạn sinh viên sẽ tự vận dụng để giải

bài tương tự.

1