Bài tập Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng

Luyện từ và câu – Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng. 1. Tìm những từ cùng nghĩa với trung thực. Luyện từ và câu – Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng trang 31 Vở bài tập (SBT) Tiếng Việt 4 tập 1 – Luyện từ và câu – Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng

LUYỆN TỪ VÀ CÂU – MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG

1. Tìm những từ:

Cùng nghĩa với trung thực: thật thà,

Trái nghĩa với trung thực: gian dối.

2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực :

3. Đặt dấu X vào □ trước dòng nêu đúng nghĩa của từ tự trọng:

□ Tin vào bàn thân mình.

□ Quyết định lấy công việc của mình.

□ Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

□ Đánh già mình quá cao và coi thường người khác.

4.  Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về điều gì ? Đánh dấu X vào ô thích hợp.

Thành ngữ, tục ngữ

Nói về tính trung thực

Nói về lòng tự trọng

a) Thẳng như ruột ngựa.

b) Giấy rách phải giữ lấy lề.

c) Thuốc đắng dã tật.

d) Cây ngay không sợ chết đứng.

e) Đói cho sạch, rách cho thơm.

TRẢ LỜI:

1. Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực :

– Cùng nghĩa với trung thực: thật thà, ngay thẳng, chân thật, thành thật, bộc trực, thẳng tính, thật tình…

– Trái nghĩa với trung thực: gian dối, dối trá, bịp bợm, gian lận, gian manh, lừa đảo, lừa lọc, gian xảo…

Quảng cáo - Advertisements

2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực :

– Từ cùng nghĩa :

Bạn Huy là người rất thẳng tính.

– Từ trái nghĩa :

Cha mẹ và thầy cô ở trường vẫn dạy em rằng : cần phải sống trung thực, không nên gian dối.

3. Đặt dấu X vào □ dưới dòng nêu đúng nghĩa của từ tự trọng :

X Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

4. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về điều gì ? Đánh dấu X vào ô thích hợp.

Thành ngữ, tục ngữ

Nói về tính trung thực

Nói về lòng tự trọng

a) Thẳng như ruột ngựa.

X

b) Giấy rách phải giữ lấy lề.

X

c) Thuốc đắng dã tật.

X

d) Cây ngay không sợ chết đứng.

X

e) Đói cho sạch, rách cho thơm.

X

Trong các câu sau câu nào có từ cùng nghĩa với từ trung thực?

Bài tập Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng

Trong các câu sau câu nào có từ trái nghĩa với từ trung thực?

Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng?

Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về lòng tự trọng?

Tìm các từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ Trung thực ?

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

Bài tập Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng

Ghép các nghĩa ở bên trái với các từ ở bên phải sao cho phù hợp:

Con hãy điền các từ gợi ý vào chỗ trống để được một câu hoàn chỉnh:

Bài tập Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng

  • Bài tập Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Với 10 Bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1: Trong các câu sau câu nào có từ cùng nghĩa với từ trung thực?

A. Thời nhà Lý, Tô Hiến Thành nổi tiếng là một vị quan vô cùng chính trực.

B. Trong truyện cổ tích, cáo thường là con vật vô cùng gian ngoan

C. Trên đời này, không có gì tệ hại hơn dối trá

D. Lừa dối người khác cuối cùng sẽ chẳng còn ai dám tin tưởng mình nữa đâu

Hiển thị đáp án

Đáp án:

- Câu có từ cùng nghĩa với từ trung thực là:

Thời nhà Lý, Tô Hiến Thành nổi tiếng là một vị quan vô cùng chínhtrực.

- Các câu có từ trái nghĩa với từ trung thực là:

Trong truyện cổ tích, cáo thường là con vật vô cùng gian ngoan

Trên đời này, không có gì tệ hại hơn dối trá

 Lừa dối người khác cuối cùng sẽ chẳng còn ai dám tin tưởng mình nữa đâu

Đáp án đúng: A. Thời nhà Lý, Tô Hiến Thành nổi tiếng là một vị quan vô cùng chính trực.

Câu 2: Trong các câu sau câu nào có từ trái nghĩa với từ trung thực?

A. Anh ấy là một người rất bộc trực

B. Những người thẳng tính thường dễ làm mất lòng người khác

C. Học sinh không nên gian lận trong thi cử

D. Lan cúi đầu, chân thành cảm ơn người ta giúp đỡ em bấy lâu nay

Hiển thị đáp án

Đáp án:

- Câu có từ trái nghĩa với từ trung thực đó là:

Học sinh không nên gian lận trong thi cử

- Câu không có từ trái nghĩa với trung thực đó là:

Anh ấy là một người rất bộc trực.

Những người thẳng tính thường dễ làm mất lòng người khác.

Lan cúi đầu, chân thành cảm ơn người ta giúp đỡ em bấy lâu nay

Đáp án đúng: C. Học sinh không nên gian lận trong thi cử

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng?

A. Tin vào bản thân mình

B. Quyết định lấy công việc của mình

C. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

D. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

Đáp án đúng: C. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

Câu 4: Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực?

1. Thẳng như ruột ngựa

2. Giấy rách phải giữ lấy lề

3. Thuốc đắng dã tật

4. Cây ngay không sợ chết đứng

5. Đói cho sạch, rách cho thơm

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Những thành ngữ, tục ngữ có thể dùng để nói về tính trung thực là:

- Thẳng như ruột ngựa

- Thuốc đắng dã tật

- Cây ngay không sợ chết đứng

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 3, 4

Câu 5: Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về lòng tự trọng?

1. Thẳng như ruột ngựa

2. Giấy rách phải giữ lấy lề

3. Thuốc đắng dã tật

4. Cây ngay không sợ chết đứng

5. Đói cho sạch, rách cho thơm

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Những thành ngữ, tục ngữ có thể dùng để nói về lòng tự trọng là:

- Giấy rách phải giữ lấy lề

- Đói cho sạch, rách cho thơm

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 2, 5

Câu 6: Tìm các từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ Trung thực ?

ngay ngắn       gian dối          chân thật         thành thật         thật lòng       lừa lọc      bộc trực          dối trá          lừa bịp           bịp bợm          gian xảo      thẳng thắn 

Từ trái nghĩa

Từ đồng nghĩa

Hiển thị đáp án

Đáp án:

- Cùng nghĩa với từ trung thực: ngay ngắn, chân thật, thành thật, thật lòng, bộc trực, thẳng thắn

- Trái nghĩa với từ trung thực: gian dối, lừa lọc, dối trá, lừa bịp, bịp bợm, gian xảo

Từ trái nghĩa

Từ đồng nghĩa

gian dối, lừa lọc, dối trá, lừa bịp, bịp bợm, gian xảo

ngay ngắn, chân thật, thành thật, thật lòng, bộc trực, thẳng thắn

Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

tự tin        tự ti             tự trọng             tự kiêu           tự hào         tự ái

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: " Minh là một học sinh có lòng 

_________". Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không_______. Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, _________nhất cũng dần thấy________hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào_________. Lớp 4A chúng em rất___________về bạn Minh.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: “Minh là một học sinh có lòng tự trọng” Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không tự kiêu. Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, tự ti nhất cũng dần dần thấy tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất tự hào về bạn Minh.

Đáp án đúng: 

Các từ cần điền vào chỗ trống theo thứ tự: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào

Câu 8: Ghép các nghĩa ở bên trái với các từ ở bên phải sao cho phù hợp:

1. Một lòng một gạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó 

2. Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi

3. Một lòng một dạ vì việc nghĩa

4. Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một

5. Ngay thẳng, thật thà

a. Trung thành

b. Trung hậu

c. Trung kiên

d. Trung thực

e. Trung nghĩa

Hiển thị đáp án

Đáp án:

1-a: Một lòng một gạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó: Trung thành

2- c: Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi: Trung kiên

3-e: Một lòng một dạ vì việc nghĩa: Trung nghĩa

4-b: Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một - Trung hậu

5-d:Ngay thẳng, thật thà: Trung thực

Đáp án đúng: 1-a; 2-c; 3-e; 4-b ; 5-d

Câu 9: Xếp các từ đã cho dưới đây thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung sao cho hợp lí:

trung bình         trung thành            trung nghĩa           trung thực          trung thu         trung hậu             trung kiên            trung tâm

Trung có nghĩa là " ở giữa"

Trung có nghĩa là " một lòng một dạ"

Hiển thị đáp án

Đáp án:

- Trung có nghĩa là " ở giữa": trung bình, trung thu, trung tâm

- Trung có nghĩa là" một lòng một dạ": Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.

Trung có nghĩa là " ở giữa"

Trung có nghĩa là" một lòng một dạ"

trung bình, trung thu, trung tâm

trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên

Câu 10: Con hãy điền các từ gợi ý vào chỗ trống để được một câu hoàn chỉnh:

Bài tập Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng

trung tâm         Trung thu            trung thành            trung kiên

Nhóm hài lớp em luôn là_______của sự chú ý

Các chiến sĩ Việt Nam luôn________với Tổ quốc

Phạm Hồng Thái là một chiến sĩ cách mạng________

__________là dịp mà trẻ con háo hức mong chờ nhất trong năm

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Nhóm hài lớp em luôn là trung tâm của sự chú ý

Các chiến sĩ Việt Nam luôn trung thành với Tổ quốc

Phạm Hồng Thái là một chiến sĩ cách mạng trung kiên

Trung thu là dịp mà trẻ con háo hức mong chờ nhất trong năm

Đáp án đúng: 

Các từ cần điền vào chỗ trống theo thứ tự: trung tâm, trung thành, trung kiên, Trung thu

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

  • Bài tập Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Bài tập Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng

Bài tập Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng

Bài tập Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài tập Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng

Bài tập Mở rộng vốn từ trung thực - Tự trọng

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 | Giải bài tập Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 4Để học tốt Tiếng Việt 4 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.