Bài tập rèn chính tả lớp 3

rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3 trường tiểu học bình sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (990.33 KB, 59 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 4
7. Giả thuyết khoa học 5
8. Cấu trúc của đề tài 5
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU 6
1.1 Cơ sở lí luận 6
1.1.1 Cơ sở tâm lí học 6
1.1.2 Cơ sở ngôn ngữ học 9
1.2 Cơ sở thực tiễn 10
1.2.1 Thực trạng dạy học chính tả 10
1.2.1.1 Về phía giáo viên 10
1.2.2.2 Về phía học sinh 11
1.2.2 Nội dung chính tả trong Chương trình và SGK tiểu học 15
TIỂU KẾT 18
CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO
HỌC SINH LỚP 3 TRƢỜNG TIỂU HỌC BÌNH SƠN 19
2.1 Luyện phát âm và giải nghĩa từ 19
2.2. Cung cấp quy tắc chính tả cho học sinh 21
2.3 Giúp HS nắm vững cấu trúc âm tiết tiếng Việt 21
2.4 Dựa vào mẹo chính tả 23
2.4.1 Phân biệt l/n 23
2.4.2 Phân biệt tr/ch 26


2.4.3 Phân biệt s/x 28
2.5 Sử dụng trực quan 31
2.6 GV chấm, chữa bài cho HS 32
2.7 Thường xuyên luyện viết các từ khó trong giờ chính tả 34
2.8 Phát huy tính chủ động, tích cực của HS trong dạy học chính tả 34
2.9 Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp 35
TIỂU KẾT 39
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 40
3.1 Mục đích thực nghiệm 40
3.2 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm: 40
3.3 Nội dung thực nghiệm 41
3.4 Phương pháp thể nghiệm 41
3.5 Kết quả thực nghiệm 41
TIỂU KẾT 43
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 44
1. Kết luận 44
2. Khuyến nghị 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV Giáo viên
HS Học sinh
NXB Nhà xuất bản
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
VD Ví dụ
GDCN Giáo dục chuyên nghiệp
Th.S Thạc sĩ
PT Phổ thông

STT Số thứ tự





1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang thực hiện chiến lược đổi mới sâu sắc toàn diện về kinh tế,
xã hội nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vững
bước tiến vào thế kỉ mới.
Trong việc đổi mới, con người là khâu đột phá, có tính quyết định. Điều đó
đòi hỏi sản phẩm của nền giáo dục là phải có những con người mới, có năng lực
thực tiễn. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có đường lối quan điểm chỉ đạo,
chính sách đúng đắn nhằm đổi mới việc đào tạo, giáo dục con người ở mọi
ngành học, bậc học, coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Do vậy, chương trình
và SGK môn Tiếng Việt đã được biên soạn theo hướng tăng cường dạy kĩ năng
giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Phân môn chính tả trong nhà trường giúp HS
hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và
thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực. Có thể nói, nó có
vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình của môn Tiếng Việt nói riêng, các
môn học ở trường PT nói chung.
Ở bậc tiểu học, phân môn Chính tả càng có vị trí quan trọng bởi vì giai
đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả
cho học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà ở tiểu học, chính tả được bố trí thành
một phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng Việt) có tiết dạy riêng. Trong khi đó, ở
trung học cơ sở và phổ thông trung học, chính tả chỉ được dạy xen kẽ trong các
tiết thực hành ở phân môn Tập làm văn chứ không tồn tại với tư cách là một
phân môn Chính tả như tiểu học. Tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là

tính thực hành. Bởi lẽ, chỉ có hình hành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho HS
thông qua việc thực hành, luyện tập. Do đó, trong phân môn này các quy tắc
chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong
tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả. Nội dung, cấu trúc
của bài chính tả trong SGK Tiếng Việt tiểu học (phần chính tả). Cụ thể, chính tả
là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ.
Nói cách khác chính tả là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ, mục đích

2
của nó là phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết bảo đảm cho người đọc
đều hiểu nội dung cơ bản.
Chính vì vậy, việc dạy chính tả đang là vấn đề quan tâm của nhiều người,
song kết quả HS viết chính tả chưa đáp ứng yêu cầu hình thành kĩ năng giao
tiếp. HS còn viết sai chính tả, gây hiểu nhầm cho người cùng giao tiếp. Nguyên
nhân chính là do nội dung và phương pháp dạy học.
Cụ thể về mặt nội dung, việc cung cấp hệ thống quy tắc và bài tập chưa
thành hệ thống, chưa đủ để HS có thể dựa vào đó mà sau này tự hoàn thiện khả
năng viết đúng chính tả. Về mặt phương pháp, việc dạy học chủ yếu là hoạt
động của thầy, trò thụ động tiếp thu nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, việc Thống
kê, phân loại những lỗi chính tả cho HS lớp 3 thường mắc và biện pháp khắc
phục là việc làm cần thiết. Nó góp phần giúp HS viết đúng chính tả, nhất là học
sinh lớp 3, thể hiện nội dung cần biểu đạt một cách chính xác trên văn bản, thực
hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt.
Xuất phát từ lí do vừa nêu, tôi chọn vấn đề: Rèn luyện kĩ năng viết đúng
chính tả cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Bình Sơn-Lục Nam- Bắc Giang
làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Chương trình dạy tiếng Việt ở Tiểu học ban hành năm 2001, đánh dấu
một bước phát triển đột phá, đưa việc giảng dạy tiếng Việt tiếp cận với khuynh
hướng tiên tiến và hiện đại trong việc giảng dạy tiếng mẹ đẻ của các nước trên

thế giới. Tiếp đó, chương trình dạy tiếng Việt ở Tiểu học năm 2006 là sự hoàn
thiện tiếp tục chương trình dạy tiếng Việt năm 2001. Chương trình mới đòi hỏi
phải có sự đổi mới về phương pháp cũng như các hình thức tổ chức dạy học cho
phù hợp. Chính vì vậy, trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên
cứu đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học nói
chung và ở Tiểu học nói riêng.
Trong cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt tiểu học (NXB Đại học Sư
Phạm  2002) với mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hiện
đại và các kĩ năng giảng dạy tiếng Việt ở trường Tiểu học. Giáo trình cung cấp

3
những vấn đề chung của phương pháp dạy học. Bên cạnh đó các tác giả còn đưa
ra nhiều phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích
cực HS trong từng phân môn cụ thể.
Trong cuốn Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình
mới (NXB Giáo dục  2007) đã cung cấp những thông tin tổng quát về chương
trình dạy tiếng mẹ đẻ ở cấp Tiểu học của một số nước trên thế giới. Tác giả cho
rằng: việc dạy tiếng Việt phải nhằm cả vào hai chức năng của ngôn ngữ (công
cụ tư duy và công cụ giao tiếp); phải chú trọng vào cả bốn kĩ năng ( nghe, nói,
đọc, viết); phải hướng tới sự giao tiếp và sử dụng phương pháp giao tiếp. Bên
cạnh đó, tác giả cũng đưa ra vấn đề cần tiếp thu kinh nghiệm và thành tựu dạy
tiếng mẹ đẻ trên thế giới cũng như nhược điểm cần khắc phục của các chương
trình Tiếng Việt trong mấy thập niên trước đó. Đó chính là cơ sở khoa học và
thực tiễn của việc xây dựng chương trình mới, đổi mới phương pháp dạy học
môn Tiếng Việt nói chung và môn Chính tả nói riêng.
Trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học  tài liệu đào tạo
GV -2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV Tiểu học đã tổ
chức biên soạn các môđun đào tạo, bồi dưỡng GV nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn - nghiệp vụ , cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp
dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, SGK

tiểu học mới. Điểm mới ở các tài liệu này là đưa ra nhiều phương pháp dạy học
mới như sử dụng băng hình, phương pháp giao tiếp nhằm tích cực hóa hoạt
động học tập.
Trong cuốn Dạy học chính tả ở tiểu học (NXB Giáo dục  2002) đã cung
cấp những thông tin cụ thể chi tiết về đặc điểm ngữ âm và chữ viết tiếng Việt
liên quan tới chính tả cũng như các quy tắc chính tả. Đây thực sự là tài liệu cần
thiết cho các GV tiểu học đang giảng dạy chính tả ở vùng phương ngữ.
Nhìn chung, các tác giả đã đề cập tới những vấn đề chung nhất của dạy
học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới cũng như đưa ra các biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của từng phân môn, trong đó có
Chính tả. Tuy nhiên, các tác giả chưa đề cập nhiều tới vấn đề rèn kĩ năng viết

4
đúng chính tả cho HS Tiểu học vùng phương ngữ cũng như HS thiếu hụt kiến
thức về các quy tắc chính tả.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã định hướng cho người viết
quyết định chọn đề tài: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 3 trường
Tiểu học Bình Sơn-Lục Nam- Bắc Giang làm vấn đề nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu vấn đề này nhằm mục đích: Tìm hiểu nội dung, phương
pháp dạy phân môn Chính tả để áp dụng vào thực tế giảng dạy cho HS viết đúng
chính tả, đọc, nói đúng tiếng Việt.
Để đạt được mục đích trên cần tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho
GV và HS trong quá trình dạy và học phân môn Chính tả, nâng cao chất lượng
và hiệu quả dạy học phân môn này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy và học chính tả ở trường
Tiểu học.
- Đề xuất các biện pháp nhằm rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS.
- Tiến hành thiết kế giáo án và thực nghiệm dạy học ở trường tiểu học.

5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài khảo sát, nghiên cứu việc dạy học chính tả và thực tế trình độ chính
tả của HS lớp 3 ở một trường Tiểu học miền núi của tỉnh Bắc Giang.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi nghiên cứu về vấn đề: HS lớp 3 trường tiểu học Bình
Sơn - Lục Nam  Bắc Giang thường viết sai các lỗi chính tả, lỗi phụ âm, lỗi phụ
âm đầu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp hóa và khái quát hóa các tài liệu có
liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài.


5
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra: Khảo sát nội dung sách giáo khoa, năng lực viết chính
tả của học sinh.
+ Phương pháp trò chuyện: Trao đổi với giáo viên và học sinh của trường Tiểu
học Bình Sơn để tìm hiểu thực trạng dạy và học chính tả.
+ Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm để khẳng định tính
khả thi của đề tài.
+ Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học: Sử dụng toán
thống kê để xử lí thông tin, số liệu thu được.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện thành công đề tài Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS
lớp 3 trường Tiểu học Bình Sơn- Lục Nam-BắcGiang sẽ:
- Là tài liệu nhỏ cho các bạn sinh viên chuyên ngành Tiểu học, GV tiểu
học, nhất là các GV đang công tác tại địa bàn miền núi tham khảo, trong quá
trình rèn kĩ năng chính tả cho HS trên chữ viết.

- Nếu được ứng dụng trong thực tế, hy vọng đề tài sẽ giúp các GV trong
quá trình rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS, nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học chính tả nói riêng và các môn học khác trong nhà trường Tiểu học, đáp ứng
yêu cầu của toàn ngành Giáo dục và của cả xã hội.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, mẫu
phiếu điều tra, cấu trúc của đề tài gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 3
trường Tiểu học Bình Sơn
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm





6
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Cơ sở tâm lí học
Bậc Tiểu học là một giai đoạn học tập mới của trẻ.Từ đây, trẻ phải làm
quen với một hoạt động mang tính kế hoạch có trách nhiệm, đòi hỏi HS phải làm
việc có tổ chức, có mục đích. Đó là một hoạt động có ý thức. Sự chuyển đổi hoạt
động chủ đạo này tác động lớn đến tâm sinh lí của trẻ. Vì thế, nếu không có kiến
thức về lứa tuổi nói chung và ở trẻ Tiểu học nói riêng thì không thể thực hiện tốt
mục tiêu dạy học ở Tiểu học được.
Trong nhà trường Tiểu học, HS không chỉ là đối tượng được giáo dục mà
còn là chủ thể nhận thức, chủ động phát huy vai trò tích cực của mình để chiếm

lĩnh kiến thức, rèn luyện kĩ năng và thông qua đó hình thành nhân cách con người
phát triển một cách toàn diện. Nếu như HS là đối tượng của hoạt động học thì GV
là đối tượng của hoạt động dạy. GV đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, định
hướng hoạt động học tập của HS. Như vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả
của dạy học cần phải chú ý đến đặc điểm tâm lí của HS ở lứa tuổi này.
Các nhà khoa học đã chỉ rõ rằng về mặt sinh lí, ở trẻ Tiểu học, khối lượng
bộ não đã đạt tới 90%. Sự chín muồi về mặt sinh lí cùng với sự phát triển của
những quá trình tâm lí (như tri giác, trí nhớ, tư duy, chú ý) đã tạo điều kiện để
các em thực hiện được hoạt động học tập. Tuy vậy, ở giai đoạn HS Tiểu học, các
cơ quan của cơ thể chưa phát triển đầy đủ, khả năng mã hóa các đơn vị ngôn
ngữ âm thanh thành chữ viết còn chậm, viết thiếu từ hay mắc một số lỗi như lỗi
không nắm vững chính tự (viết nhầm các phụ âm đầu: l/n, tr/ch, s/x), lỗi
không nắm vững cấu trúc âm tiết của tiếng Việt, không hiểu cấu trúc nội bộ của
âm tiết tiếng Việt Thêm nữa, do hệ thần kinh phát triển chưa ổn định nên các
em dễ bị phân tán bởi các điều kiện ngoại cảnh.
Thuật ngữ chính tả hiểu theo nghĩa gốc là  Phép viết đúng hoặc  Lối viết
hợp với chuẩn. Nói cách khác, chính tả là việc tiêu chuẩn hóa chữ viết của một

7
ngôn ngữ, yêu cầu cơ bản của chính tả là thống nhất cách viết cho từng từ cụ thể
trên phạm vi toàn quốc và trên tất cả các loại hình văn bản viết. Một ngôn ngữ
văn hóa không thể không có chính tả thống nhất, chính tả có thống nhất thì việc
giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không gặp trở ngại giữa các địa phương trong
cả nước cũng như các thế hệ với nhau.
Phân môn Chính tả trong nhà trường giúp HS hình thành năng lực và thói
quen viết đúng chính tả. Nói rộng hơn là năng lực viết đúng tiếng Việt văn hóa,
tiếng Việt chuẩn mực. Vì vậy, phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ
cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường PT nói chung.
Ở bậc Tiểu học, phân môn Chính Tả có một vị trí quan trọng. Bởi vì giai
đoạn cấp Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng

chính tả cho HS. Không phải ngẫu nhiên mà ở Tiểu học, chính tả được bố trí
thành một phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng Việt), có tiết dạy riêng. Trong
khi đó, ở Trung học cơ sở và Phổ thông trung học, Chính tả chỉ được dạy xen
kẽ trong các tiết thực hành ở phân môn Tập làm văn chứ không tồn tại như một
phân môn độc lập như ở Tiểu học.
Giống như các phân môn khác trong phân môn Tiếng Việt, tính chất nổi bật
của phân môn Chính tả là tính thực hành. Chỉ có thể hình thành các kĩ năng, kĩ
xảo chính tả cho HS thông qua việc thực hành, luyện tập. Do đó, trong phân môn
này các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lí thuyết không
được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được dạy và học thông qua 7 phân môn. Nó
có nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ và tư duy khoa học cho HS. Phân môn Chính tả
trong nhà trường có nhiệm vụ giúp cho HS nắm vững quy tắc chính tả và hình
thành kĩ năng chính tả; nói cách khác, giúp HS hình thành năng lực và thói quen
viết đúng chính tả. Nó có quan hệ với Tập đọc, Tập viết, Tập làm văn là những
phân môn của Tiếng Việt góp phần rèn cho HS những phẩm chất tốt đẹp: tính kỉ
luật, tính cẩn thận, kiên trì, thẩm mĩ và bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng
Việt và chữ Việt, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp đó trong việc viết đúng chính tả.

8
Phân môn Chính tả cung cấp cho HS các quy tắc sử dụng hệ thống chữ
viết, giúp các em nắm vững các quy tắc đó và hình thành kĩ năng viết thông viết
thạo tiếng Việt theo các chuẩn chính tả, nghĩa là giúp HS hình thành các kĩ xảo
chính tả. Trong tâm lí học, khái niệm kĩ xảo được hiểu là những yếu tố tự động
hóa của hoạt động ý thức, được sinh ra trong quá trình thực hiện hoạt động
đó. Hình thành cho HS kĩ xảo chính tả nghĩa là giúp HS viết đúng chính tả
một cách tự động hóa, không cần trực tiếp nhớ tới các quy tắc chính tả, không
cần tới sự tham gia của ý chí. Để thực hiện được, có thể tiến hành bằng hai con
đường: có ý thức và không có ý thức. Khái niệm có ý thức và không có ý thức ở
đây được hiểu là học các quy tắc, quy luật chính tả đối lập với học thuộc các

trường hợp chính tả bất quy tắc. Loại chính tả không có ý thức là loại chính tả
bất quy tắc cần học thuộc và nhớ các trường hợp cụ thể. Chủ trương dạy chính tả
không quan tâm đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả, không cần hiểu mối
quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết, những cơ sở từ vựng và ngữ pháp của chính tả
mà đơn thuần là việc viết đúng từng trường hợp, từng từ cụ thể. Cách dạy học
này tốn nhiều thời gian, công sức và không thúc đẩy sự phát triển của tư duy mà
chỉ củng cố trí nhớ máy móc ở một mức độ nhất định phù hợp với giai đoạn
đầu bậc Tiểu học, gắn liền với các kiểu bài như Tập chép Loại chính tả có ý
thức chủ trương cần phải bắt đầu từ việc phát hiện, nhận thức các quy tắc, quy
luật chính tả. Việc hình thành các kĩ xảo chính tả bằng con đường có ý thức thì
sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và đạt hiệu quả cao nhất. Dạy chính tả ở
Tiểu học, cần vận dụng cả hai con đường nói trên. Trong đó, phương pháp
không có ý thức sử dụng chủ yếu ở các lớp đầu cấp còn phương pháp có ý thức
cần sử dụng ở các lớp cuối cấp.
Từ những cơ sở tâm lí trên khiến cho việc lựa chọn nội dung , hình thức
các bài Chính tả trong chương trình Tiếng Việt cũng chịu sự chi phối căn bản.
Người GV phải đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tâm lí của HS lứa tuổi này để
nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nói chung và chính tả nói riêng. Đồng
thời, cần có những biện pháp dạy học tích cực, hình thức dạy học phong phú
phát huy trí lực của HS, nhằm đạt kết quả dạy học cao nhất.

9
1.1.2 Cơ sở ngôn ngữ học
Chính tả ngữ âm là chính tả mà các âm vị ở vị trí cơ bản của chúng, nghĩa
là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Đối với việc hình thành kĩ xảo chính
tả, đặc tính của mẫu văn bản, đoạn trích mà HS dựa vào đó để lĩnh hội chính tả
là rất quan trọng. Theo đó khi viết chính tả theo nguyên tắc ngữ âm là các biểu
tượng âm thanh, điều này thể hiện là giữa đọc và viết thống nhất với nhau.  Đọc
như thế nào thì viết như thế ấy. Cơ chế của cách viết đúng trong trường hợp
này thể hiện thao tác luyện tập dạy liên hệ giữa âm vị và chữ cái.

Như vậy, cách viết theo nguyên tắc ngữ âm là vấn đề chữ viết, nếu HS
nắm được sự phân tích âm thanh và bảng chữ cái thì không cần có sự ghi nhớ
nữa, HS chỉ cần phát thành tiếng và nhẩm thầm từ cần viết. Cơ chế ấy được
được xác lập trong mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết để HS có cách viết
đúng và xác lập được mối quan hệ liên chính tả.
Điều đáng quan tâm ở đây là hình thức âm thanh phát ra (khi đọc) và hình
thức chữ viết (khi viết chính tả). Chúng luôn có mối quan hệ ràng buộc mật thiết
nhưng lại trái ngược nhau về quy trình hoạt động hiện hành. Nếu như đọc là
phát âm ra âm thanh để thể hiện văn bản thì viết lại là sự trừu tượng hóa văn bản
trên cơ sở âm thanh thành dạng viết. Đọc lấy nguyên tắc chính âm làm chuẩn thì
viết thường lấy chính tự làm cơ sở (Chính tả là toàn bộ khung quy tắc của của
chính tả được thể hiện ở những đơn vị âm thanh: Tiếng, từ, câu).
Trên một bình diện khác, khi vận dụng phương pháp chính tả, phương
thức tiếp nhận thông tin về mẫu đúng của cách viết có sự thay đổi căn bản. Đó là
hiểu được nghĩa của từ, nắm được quy tắc, HS có thể nắm được những thông tin
cần thiết mà không phụ thuộc vào việc có hay không những từ cụ thể nào đó làm
mẫu. Điều đó đồng nghĩa với việc hoạt động ghi nhớ của các em sẽ được thoải
mái hơn, các phương thức lĩnh hội thông tin phức tạp hơn và đòi hỏi hoạt động
tích cực của tư duy, dựa trên ý nghĩa các phương pháp.
Vì vậy, việc nhìn nhận và hiểu được nghĩa của từ nào đó (trên bình diện
ngữ nghĩa) thì việc viết đúng chính tả cũng có cơ sở. Chẳng hạn từ có hình thức
ngữ âm là za khi HS chưa thể phân biệt được nên viết với r, d hay gi thì việc

10
căn cứ vào nghĩa của từ khi kết hợp với một từ khác, HS lại có thể xác định
được và viết đúng từ cần viết, chẳng hạn: viết là ra (trong ra vào, ngoài ra)
là da (trong da tay, da chân) hay gia (trong gia đình, gia tộc). Do đó,
khi còn phân vân trong trường hợp không biết nên viết với hình thức chính tả
nào cho đúng, chúng ta cũng có thể xét đến bình diện ngữ nghĩa này làm căn cứ.
1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng dạy học chính tả
Thông qua việc rèn luyện thực hành để HS hình thành dần kĩ năng, kĩ xảo
và và thói quen viết đúng chính tả. Tuy nhiên, yêu cầu cần thiết và tính chất
quan trọng của việc viết đúng chính tả như thế, nhưng thực tế của việc dạy và
học chính tả ở trong trường Tiểu học hiện nay vẫn còn tồn tại một số lỗi nhất
định. Những tồn tại phổ biến hiện nay thường biểu hiện qua mấy điểm sau:
1.2.1.1 Về phía giáo viên
Nhìn chung, giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí, nhiệm vụ của
môn Chính tả trong trường Tiểu học. Thường ít quan tâm đến việc viết đúng
chính tả cho HS, chưa xác định được yêu cầu, kiến thức cần đạt được về chính tả
ở khối lớp mình phụ trách. Từ những quan niệm, nhận thức lệch lạc đó nên trong
giảng dạy phân môn chính tả, GV ít dành thời gian và ít nghiên cứu để dạy tốt
phân môn Chính tả, cụ thể như: không chú ý để thống kê những lỗi phổ biến ở
lớp mình phụ trách, của địa phương HS đang sinh sống, chưa vận dụng sáng tạo
những từ, những bài dạy ngoài sách HS, để bài dạy thêm đa dạng. Tần số chính
tả xuất hiện nhiều và phù hợp với tình hình mắc lỗi chính tả của HS lớp mình
phụ trách và địa phương HS đang sinh sống. Về nói, hầu hết các GV chỉ phát âm
đúng trong giờ dạy tập đọc và lúc đọc chính tả. Như vậy nghĩa là ở các môn học
khác giáo viên luôn phát âm theo kiểu bình thường của người địa phương. Ta
vẫn biết rằng việc phát âm không đúng chuẩn không phải lúc nào cũng ảnh
hưởng đến chính tả.
Ví dụ: Phát âm là Mái cài mà thực chất là Máy cày mới đúng. Chính
vì vậy, nếu ta không hiểu nghĩa của từ khó thì khó mà viết đúng chính tả được.

11
Về viết, biểu hiện chủ yếu trong việc chấm, sửa bài của GV không mấy
cẩn thận, không quan tâm đến lỗi chính tả cho học sinh ở các môn khác.
1.2.2.2 Về phía học sinh
Các em chỉ chú ý viết đúng chính tả trong giờ chính tả chủ yếu là nghe
GV phát âm, chứ không cần nghe hiểu nghĩa từ để viết đúng chính tả. Chính vì

thế, ở các phân môn khác kể cả phân môn Tập làm văn, học sinh viết sai chính
tả rất nhiều. Do đó bài tập làm văn của các em viết có ý lại sai quá nhiều lỗi
chính tả nên mất hết ý nghĩa của bài văn và mất hay.
Lỗi này do GV không quan tâm sửa lỗi và nhắc nhở thường xuyên việc
hiểu nghĩa từ để viết đúng chính tả trong các môn học khác. Cho nên, hiện nay
học sinh chưa có ý thức và thói quen viết đúng chính tả trong mọi môn học. Vì
thế, chúng ta cũng không lạ gì một học sinh điểm cao trong giờ chính tả nhưng
lại sai rất nhiều lỗi chính tả trong các môn học khác.
Chất lượng dạy học chính tả ở tiểu học hiện nay còn ở mức thấp. Biểu hiện
tập trung nhất là tình trạng mắc lỗi chính tả của HS còn phổ biến. Để đánh giá
chính xác chất lượng học tập phân môn Chính tả của HS tiểu học, nhiều nhà
ngôn ngữ học, nhất là các nhà sư phạm quan tâm đến vấn đề chính tả của HS, đã
tiến hành nghiên cứu thực trạng chính tả của HS tiểu học. Bởi họ có cùng một
quan niệm: xác định thực trạng chính tả của HS là một việc làm thiết yếu và
quan trọng mang tính nguyên tắc. Chúng ta hoàn toàn đồng ý với quan niệm
này. Có nắm vững thực trạng chính tả, chúng ta mới có cơ sở hoạch định nội
dung, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng. Nếu vấn đề chính
tả không bắt nguồn từ cơ sở thực tiễn thì việc dạy học chính tả sẽ rơi vào tình
trạng thiếu căn cứ khoa học, và chất lượng học tập môn này sẽ vẫn tiếp tục còn
những hạn chế.
Lỗi chính tả của người viết chữ quốc ngữ nói chung, của HS nói riêng từ
lâu vẫn còn là vấn đề nhức nhối đối với những ai quan tâm đến vấn đề này. Chữ
viết của HS ngày càng xấu, HS ngày càng không ý thức được vai trò của chính
tả; một số GV vẫn còn cho rằng lỗi chính tả là lỗi nhẹ. Với HS tiểu học, chính tả
không chỉ là vấn đề chữ viết mà còn là vấn đề rèn luyện thói quen và ý thức sử

12
dụng ngôn ngữ, ý thức rèn luyện tính cẩn trọng ngay từ khi còn nhỏ thông qua
việc rèn luyện chữ viết. Trên báo chí hàng ngày, trên các tạp chí nghiên cứu,
trong các cuộc hội thảo khoa học, người ta thường bắt gặp những ý kiến than

phiền về lỗi chính tả của HS. Nhiều người đã lên tiếng báo động về tình trạng này.
Tác giả Nguyễn Đức Dương viết: Tại sao mãi tới giờ, sau gần mười sáu năm cải
cách giáo dục, HS chúng ta vẫn còn viết sai chính tả và sai nhiều đến như vậy?.
Theo tác giả Hà Quang Năng:  Trong bài kiểm tra của 728 HS lớp 5 thuộc trường
tiểu học (trường Lê Văn Tám của quận Hai Bà Trưng, trường Trần Quốc Toản của
quận Hoàn Kiếm, trường Yên Hòa và Trung Hòa của huyện Từ Liêm, Hà Nội) kết
quả như sau: Trong 728 bài kiểm tra có 3238 lỗi chính tả, trung bình mỗi bài có
trên 4 lỗi trong đó bài mắc nhiều lỗi chính tả nhất là 69 lỗi.
Những con số thống kê trên phần nào cho chúng ta thấy lỗi chính tả là một
hiện tượng phổ biến.
Sau khi khảo sát thực tế tại trường Tiểu học Bình Sơn  Lục Nam  Bắc Giang,
đề tài thu được kết quả như sau:
Trường Tiểu học Bình Sơn có 10 lớp học tập trung tại một địa điểm
trường thuộc xã Bình Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Trường có tổng số
20 GV và đều đạt chuẩn GV Tiểu học, trong đó có 5 GV trình độ Đại học, 15
GV trình độ Cao đẳng và Trung cấp. Hầu hết các GV trong trường đều đạt GV
dạy giỏi cấp huyện, còn lại là GV dạy giỏi cấp trường và GV dạy chuyên môn.
Trường có 4 lớp 3, tổng số 90 HS, trong đó HS là người kinh chiếm khoảng
70% Gia đình các em, chủ yếu là làm nông. Qua việc trò chuyện, tôi thấy có
nhiều em phát âm và viết nhầm lẫn giữa các phụ âm l/n, tr/ch và s/x.
Qua thực tế khảo sát vở chính tả, vở tập làm văn, vở bài tập Tiếng Việt
của HS khối 3 trường Tiểu học Bình Sơn, bản thân tôi nhận thấy các em mắc
khá nhiều lỗi chính tả. Thống kê số lỗi chính tả của HS, tôi thấy có 2 loại lỗi cơ
bản sau:
- Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự. Loại lỗi này thường gặp khi
viết các phụ âm đầu : l/n, tr/ch, s/x

13
Tuy nhiên, ở góc độ nào đó chính tả tiếng Việt luôn đòi hỏi những kết hợp
khá phức tạp. Cho nên vấn đề các em HS miền núi thường xuyên hay nhầm lẫn

và mắc lỗi chính tả là dễ hiểu. Chẳng hạn, những trường hợp chính tả kết hợp
với nhau mang tính chất quy ước; những phụ âm đầu gh, ngh, k kết hợp với
những nguyên âm e, i, ê ở sau nó và không kết hợp được với những nguyên âm
còn lại; những phụ âm đầu g, gh,c thì ngược lại, chúng có khả năng kết hợp
được với những nguyên âm còn lại, và không kết hợp được với các nguyên âm
e, i, ê, riêng q chỉ kết hợp được với u ở đằng sau nó.
- Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Vì không
hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết tiếng Việt nên các em viết sai.
VD: quét sạch, quanh co, khúc khủy, ngoằn ngèo
Trong đó, lỗi cơ bản nhất mà qua khảo sát tôi nhận thấy là lỗi chính tả do
không nắm vững chính tự. Cụ thể là các em hay viết sai phụ âm đầu: l/n, tr/ch
và l/n.
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng sai trên, tôi nhận thấy do các em
không nắm vững các quy tắc chính tả. Chỉ có số ít các em là do phát âm lẫn lộn
giữa âm l-n, tr-ch, s-x nên không phân biệt được khi viết. Trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, tôi xin được thống kê số liệu HS mắc lỗi chính tả của khối 3, thu
được đầu kì II năm học 2013-2014 như sau:



Lớp


Tổng số học
sinh

Các lỗi chính tả thường mắc

l/n, tr/ch, s/x
Cấu trúc âm tiết

3A
3B
3C
3D
30
27
30
29
8 em
9 em
12 em
10 em
6 em
5 em
4 em
3 em



14
Ngoài ra, vẫn còn một số HS không nắm được cách đặt dấu thanh tiếng
Việt và GV cũng không chú ý sửa lỗi cho các em vì cho rằng chỉ số ít HS mắc
lỗi. Hiện nay, vấn đề đánh dấu thanh tiếng Việt đã được xử lí thống nhất trong
SGK của chương trình Tiểu học mới do NXB Giáo dục ấn hành, cụ thể: dấu
thanh (huyền, hỏi, ngã, nặng) được đánh ở âm chính : nặng, bé , đổ; khi âm
chính là một âm đôi, xuất hiện trong âm tiết mở (không có âm cuối), thì dấu
thanh được đánh ở yếu tố đầu của nguyên âm đôi đó : bìa, bùa, bừa; Khi âm
chính là một âm đôi, xuất hiện trong âm tiết đóng (có âm đôi), thì dấu thanh
được đánh ở cuối của nguyên âm đôi đó. Cần phải chú ý cách đặt dấu thanh
trong chữ viết tiếng Việt vì đặt dấu thanh sai cũng là viết sai chính tả. Về vấn đề

này, đòi hỏi các GV đứng lớp cần sát sao và chú ý sửa cho các em để góp phần
rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho các em cũng như nâng cao hiệu quả dạy
học chính tả.
Thực tế về chất lượng dạy học chính tả của GV chưa cao. Mặc dù khi được
hỏi về vai trò của phân môn Chính tả các GV đều trả lời Chính tả có vai trò đặc
biệt quan trọng như các phân môn khác của của môn Tiếng Việt. Thế nhưng qua
dự giờ bản thân tôi nhận thấy GV tổ chức dạy và học môn Chính tả chưa có sáng
tạo, đa phần là dập khuôn máy móc quy trình dạy một tiết Chính tả theo hướng
dẫn trong SGV.
VD: Khi dạy bài Nhớ - viết : Bàn tay cô giáo  Tiếng Việt 3, tập 2, GV phải
cho HS nhớ - viết chính xác, đẹp bài thơ:
Một tờ giấy trắng Thêm tờ giấy xanh nữa
Cô gấp cong cong Cô cắt rất nhanh
Thoắt cái đã xong Mặt nước dập dềnh
Chiếc thuyền xinh quá ! Quanh thuyền sóng lượn.

Một tờ giấy đỏ Như phép mầu nhiệm
Mềm mại tay cô Hiện trước mắt em :
Mặt trời đã phô Biển biếc bình minh
Nhiều tia nắng tỏa. Rì rào sóng vỗ

15
Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô.
Bài viết chính tả này thuộc kiểu bài nhớ - viết, tức là HS phải tái hiện lại
hình thức chữ viết của một văn bản nào đó mà văn bản ấy đã được học thuộc.
Đây là một bài tập đọc mà HS, đã được học trước đó. Người GV khi dạy bài này
cũng đi theo quy trình dạy học một tiết chính tả mà các GV thường sử dụng. Sau
khi kiểm tra bài cũ, vào phần bài mới trước khi HS viết bài GV cho 2 HS đọc
thuộc lòng bài thơ cần nhớ - viết. Tiếp theo nhằm giúp HS nhớ lại nội dung bài

thơ, GV đưa ra hệ thống câu hỏi : Từ bàn tay khéo léo của cô giáo các em đã
thấy những gì? Bài thơ nói lên điều gì? HS lần lượt trả lời các câu hỏi GV đưa
ra là: Từ bàn tay cô giáo em đã thấy: chiếc thuyền, ông mặt trời, sóng biển. Bài
thơ cho biết bàn tay cô giáo khéo léo mềm mại như có phép mầu đã mang đến
cho chúng em niềm vui và bao điều kì lạ. Qua các câu hỏi trên, người nghe có
cảm giác như đang dự một tiết Tập đọc ở phần tìm hiểu bài hơn là một tiết Chính
tả. Hạn chế ở tiết học trên là GV đã đi theo quy trình dạy chính tả một cách thụ
động, mất quá nhiều thời gian để giúp HS nhớ lại bài viết cũng như nội dung của
bài. Khi hướng dẫn HS viết bài, sau khi yêu cầu HS tìm từ khó và luyện viết, GV
lưu ý HS cách trình bày bài thơ: Bài thơ có 5 khổ thơ. Mỗi dòng thơ có 4 chữ,
chữ đầu đầu dòng phải viết hoa và viết lùi vào 3 ô. Giữa hai khổ thơ để cách một
dòng. Thay vì đưa ra các câu hỏi để HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ, GV lại
nói hộ HS. Tiết học này GV nói nhiều, không phát huy tính chủ động của HS và
mất nhiều thời gian vào phần tìm hiểu cũng như hướng dẫn viết bài, trong khi
trọng tâm của tiết chính tả là phần viết bài và làm bài tập của HS.
1.2.2 Nội dung chính tả trong Chương trình và SGK tiểu học
Nội dung chính tả tiếng Việt bao gồm hệ thống các quy tắc sử dụng con
chữ để ghi lại âm thanh của lời nói mà khúc đoạn ngắn nhất của dòng âm thanh
ấy là âm tiết (tiếng) và một số chữ ngoại lệ cần phải ghi nhớ - những trường hợp
chính tả không hoàn toàn theo quy tắc ngữ âm học.
Nội dung cơ bản của chính tả tiếng Việt là dạy cho HS cách sử dụng chữ
viết để ghi lại các âm tiết. Viết đúng chính tả tiếng Việt trước hết là viết đúng

16
các âm tiết trong lời nói và trong văn bản viết. Rèn luyện chính tả là việc làm
cần thiết và có nhiều ý nghĩa , không chỉ giúp học sinh tiểu học hiểu đúng nghĩa
của từ ngữ, trên cơ sở đó hiểu văn bản tốt mà còn rèn luyện cho HS bậc tiểu học
đức tính cẩn trọng ngay từ khi còn nhỏ. Những vấn đề cụ thể mà chính tả ở tiểu
học cần giải quyết là:
Lớp 1:

+ Viết đúng chính tả trong kiểu bài Tập chép.
+ Dạy chính tả song song với Tập viết, Tập đọc.
Bài học chính tả lớp 1 bắt đầu từ trang 46 đến trang 168, SGK Tiếng Việt
1, tập theo các chủ điểm: Nhà trường - Gia đình  Thiên nhiên  Đất nước.
Lớp 2:
+ Viết đúng chính tả trong kiểu bài Tập chép và kiểu bài nghe đọc
( nghe  viết những bài Tập đọc đã học).
+ Viết các âm tiết dễ lẫn lộn phụ âm đầu, vần và thanh điệu (chính
tả so sánh: Phân biệt nghĩa các từ do những âm tiết dễ viết lẫn lộn để viết đúng).
Bài tập chính tả trong SGK tập một tập trung vào các chủ điểm: Em là
học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Bạn trong nhà.
Bài tập chính tả trong SGK tập hai tập trung vào các chủ điểm: Bốn
mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân.
Lớp 3:
+ Nghe  viết chính tả những bài Tập đọc đã học (chính tả nghe đọc).
+ Viết theo trí nhớ các bài học thuộc lòng , các bài hát ( chính tả trí nhớ).
+ Viết các âm tiết dễ lẫn lộn phụ âm, vần và thanh (chính tả so sánh).
Bài tập chính tả trong SGK tập một, tập trung vào các chủ điểm: Măng
non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Quê hương, Bắc  Trung  Nam, Anh em
một nhà, Thành thị và nông thôn.
Bài tập chính tả trong SGK tập hai tập trung vào các chủ điểm: Bảo vệ Tổ
quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất.
Lớp 4:
+ Nghe  viết chính tả những bài Tập đọc đã học (chính tả nghe đọc).

17
+ Nhớ lại để viết chính tả các bài học thuộc lòng (chính tả trí nhớ).
+ Viết các âm tiết dễ lẫn lộn phụ âm đầu, vần và thanh (chính tả so sánh).
Bài tập chính tả trong SGK tập một tập trung vào các chủ điểm: Thương
người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì

nên, Tiếng sáo diều.
Bài tập chính tả trong SGK tập hai tập trung vào các chủ điểm: Người ta
là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình
yêu cuộc sống.
Lớp 5:
+ Nghe  viết chính tả những bài Tập đọc đã học (chứa những hiện tượng
có vấn đề chính tả).
+ Viết các cặp từ có âm tiết dễ lẫn lộn phụ âm đầu, vần và thanh (chính tả
so sánh).
+ Tự chấm câu khi viết chính tả.
Bài tập chính tả trong SGK tập một tập trung vào các chủ điểm: Việt Nam
tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh,
Vì hạnh phúc con người.
Bài tập chính tả trong SGK tập hai tập trung vào các chủ điểm: Người
công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân
tương lai.


18
TIỂU KẾT
Qua việc phân tích cơ sở lí luận của dạy học chính tả, chúng ta nhận thấy
tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả. Đây là điều kiện quan
trọng để hình thành kĩ xảo chính tả. Việc xác định đúng các lỗi chính tả HS thường
mắc phải sẽ giúp GV có các biện pháp giúp HS sửa lỗi, hình thành năng lực và thói
quen viết đúng chính tả, cũng như các biện pháp đổi mới trong dạy  học Chính tả
nói chung nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả dạy học Chính tả nói chung nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học Chính tả đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của gia đình,
nhà trường, ngành Giáo dục nói riêng và xây dựng xã hội nói chung.
Bên cạnh đó, việc khảo sát tìm hiểu về trình độ HS và thực trạng nội dung,
phương pháp dạy học của GV hiện nay hiệu quả còn chưa cao. Vẫn còn nhiều

GV chưa đánh giá đúng vai trò của phân môn Chính tả, chưa chú ý rèn kĩ năng
viết đúng chính tả cho HS. Vì thế, chúng ta cần phải nghiên cứu và đưa ra những
biện pháp hợp lí để khắc phục những hạn chế đó.


19
CHƢƠNG 2
BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH
LỚP 3 TRƢỜNG TIỂU HỌC BÌNH SƠN

Chữ viết là kí hiệu bằng hình ảnh thị giác (các hình nét) ghi lại tiếng nói và
có những quy tắc nhất định. Muốn viết đúng chính tả tiếng Việt, người viết phải
tuân theo quy tắc đã được xác lập. Thực tế hiện nay chữ của HS Tiểu học ở mức
độ bình thường và viết sai lỗi chính tả khá nhiều. Điều này ảnh hưởng tới kết
quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học khác nói
chung, làm hạn chế khả năng giao tiếp khiến các em thiếu tự tin. Chính vì lẽ
trên, người GV cần phải có những biện pháp để giúp HS rèn kĩ năng viết đúng
chính tả. Trên cơ sở lí luận cũng như thực tiễn đó, tôi nhận thấy cần đưa ra
những biện pháp để góp phần rèn kĩ năng chính tả cho HS trên chữ viết, nâng
cao hiệu quả dạy học chính tả ở Tiểu học.
2.1 Luyện phát âm và giải nghĩa từ
Để dạy đúng phân môn Chính tả thì điều đầu tiên là người GV phải phát âm
đúng và viết đúng các chữ của tiếng Việt. Nếu phát âm chưa chuẩn, viết chưa
đúng thì hàng ngày phải tập uốn lưỡi để phát âm cho đúng.
Muốn HS viết đúng chính tả, GV phải chú ý luyện phát âm cho HS để phân
biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ Quốc ngữ là chữ viết ghi
âm cho nên về nguyên tắc, phát âm thế nào ghi âm thế ấy. Nếu HS phát âm sai
sẽ dẫn đến hiểu sai và viết sai, hình thành thói quen lâu ngày khó sửa. Để làm
được điều này, GV phải đặt phân môn Chính tả nằm trong mối quan hệ với các
phân môn khác của môn Tiếng Việt đặc biệt là Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập

làm văn, GV nếu thấy HS phát âm sai cần yêu cầu HS sửa lại cho đúng trước
lớp bằng cách phân tích cho HS hiểu cách phát âm.
VD: Khi HS phát âm ra chưa đúng thì GV phải hướng dẫn HS cách đọc,
đó là: Uốn đầu lưỡi, lưỡi chạm vào vòm cứng bật ra không có tiếng thanh. GV
phát âm trước HS phát âm sau, khi GV làm mẫu thì GV phải quay xuống lớp để
HS đó quan sát và đọc đi đọc lại nhiều lần.

20
Việc phát âm không chỉ được thực hiện trong giờ Tập đọc mà phải phải
thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các giờ học không kể các
phân môn của Tiếng Việt hay Toán. Trong các giờ Tập đọc, GV phải dành thời
gian sửa lỗi phát âm cho HS đặc biệt là các phụ âm l và n; tr và ch; s và x.Cùng
với việc hướng dẫn phát âm một cách cụ thể, tỉ mỉ, GV cần chú ý gọi các HS có
vấn đề về mặt phát âm (nói ngọng, nói lắp) để các em được thực hành luyện tập
nhiều. Thêm nữa, việc GV phát âm mẫu cho các em này phát âm theo thì cả lớp
cũng được luyện tập, tự sửa lỗi. Việc luyện tập phát âm cho HS không chỉ tiến
hành trong các giờ học chính khóa mà cả trong các giờ học tự chọn, GV có thể
đưa ra các câu, các bài thơ chính tả cho HS luyện tập phát âm, đồng thời
luyện tập viết đúng chính tả theo hướng vui mà học như:
- Chỉ có n
Cô nàng ăn nói nết na
Nấu nướng, bếp núc việc nhà siêng năng
Nuôi con nặng nhọc bao năm
Nghề nông, việc nước đều chăm hơn người.
- Chỉ có l
Học sinh nhớ lấy làm lòng
Tới lui, lo lắng, lời trong tiếng ngoài
Hiền lành là lợi, em ơi!
Láo lếu, liều lĩnh mọi người coi khinh.
- Có cả l và n

Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng
Muốn viết đúng, HS không chỉ phát âm đúng mà còn phải hiểu nghĩa của
từ. Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế, muốn viết
đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một
trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Muốn viết đúng một từ,
HS phải đặt từ đó trong mối quan hệ với cụm từ và văn bản. Nếu tách từ đó ra
khỏi văn bản HS sẽ lúng túng, không hiểu nghĩa và khó xác định hình thức chữ

21
viết dẫn đến việc viết sai chính tả. Nếu GV đọc một từ có hình thức ngữ âm là
za mà không đặt nó trong mối quan hệ với cụm từ, câu thì HS khó xác định
nghĩa để viết đúng. Nhưng GV đọc trọn vẹn từ như gia đình, da thịt, hay
ra vào thì HS viết đúng chính tả hơn. GV cũng cần chú ý tới việc giải nghĩa
của từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong trong tiết Luyện từ và
câu, Tập đọc, Tập làm văn nhưng cũng là rất cần thiết trong tiết Chính tả, khi
HS không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có
nhiều cách để giải nghĩa từ cho HS, có thể cho HS đọc phần chú giải, miêu tả
đặc điểm hoặc sử dụng tranh ảnh minh họa.
VD:
Để giúp HS có thể giải nghĩa một cách nhanh chóng, chính xác, GV nên
hướng dẫn HS sử dụng từ điển chính tả. Cuốn từ điển dành cho HS Tiểu học có
kích thước nhỏ gọn, thuận tiện cho các em mang tới lớp.
2.2. Cung cấp quy tắc chính tả cho học sinh
Trong dạy học chính tả GV cần cung cấp cho HS, một cách hệ thống sự kết
hợp của các phụ âm, nguyên âm, theo quy tắc và không có quy tắc trong một
bài dạy sẽ giúp HS dễ định hình và so sánh về sự giống, khác biệt giữa chúng.
Từ đó, sẽ giúp các em ghi nhớ lâu hơn và không bị nhầm lẫn.
VD: Ngh,ng kết hợp được với i, ê, e
G, gh kết hợp được với các nguyên âm còn lại ( u, o, ô )

D đi với các vần: oa, oă, uâ,oe, uê,uy,
Q kết hợp được với u ở sau nó
Gh kết hợp với các vần iêc, iêng thì được phép bỏ đi một chữ i
Trên đây là một số kết hợp chính tả tiếng Việt cơ bản nhất mà GV cần
cung cấp một cách toàn diện cho HS, giúp ích phần nào cho các em viết đúng
chính tả tiếng Việt.
2.3 Giúp HS nắm vững cấu trúc âm tiết tiếng Việt
Âm tiết tiếng Việt là một chỉnh thể bền vững, mỗi âm đảm nhiệm những
chức năng nhất định trong cùng một âm tiết. Vì thế, khi dạy chính tả cho HS,
cần phân tích rõ vị trí và chức năng của chúng trong nội bộ âm tiết, giúp HS nắm

22
vững được vị trí của từng âm, không để nhầm lẫn với các âm khác trong cùng
một âm tiết cụ thể.
GV có thể hướng dẫn cho HS sử dụng các sơ đồ cấu tạo âm tiết từ dạng đơn
giản đến phức tạp, dưới hình thức điền thành phần tương ứng. Sơ đồ cấu tạo âm
tiết tiếng Việt được trình bày trong bảng sau:
Âm tiết chỉ có âm chính (Nguyên âm) và thanh điệu
Âm tiết
Tiêu chí khu biệt
Phụ âm đầu
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Thanh điệu



a


.



ư

\
Âm tiết chỉ có phụ âm đầu , âm chính và thanh điệu
Âm tiết
Tiêu chí khu biệt
Phụ âm đầu
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Thanh điệu
Ta
t
u
a

Thanh
không
Tớ
t
o
ơ

/
Âm tiết chỉ có phụ âm đầu, âm đệm, âm chính và thanh điệu
Âm tiết

Tiêu chí khu biệt
Phụ âm đầu
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Thanh điệu
Tuy
t

u

Thanh
không
Hòa
h

o

\
Âm tiết chỉ có phụ âm đầu, âm chính, âm cuối (Bán âm cuối hoặc phụ
âm cuối) và thanh điệu
Âm tiết
Tiêu chí khu biệt
Phụ âm đầu
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Thanh điệu
Tui
t


u
i
Thanh
không
Hùng
h

u
ng
\