Bài tập về nghĩa gốc và nghĩa chuyển

Bài Làm:

Từ

Nghĩa

Xác định

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

Cao

Có chiều cao lớn hơn mức bình thường

 x

Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

 x

Nặng

Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường

 x

Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

 x

Ngọt

Có vị như vị của đường, mật

 x

Lời nói (nhẹ nhàng), dễ nghe.

 x

(Âm thanh) nghe êm tai

 x

Luyện từ và câu lớp 5- giữa kỳ Câu 1: Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm? a. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt. b. Cánh cò bay lả dập dờn. / Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới. c. Mây mờ che đỉnh Trường Sơn. / Tham dự đỉnh cao mơ ước. d. Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước. Câu 2: Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa? A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông. B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh. C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát. Trong câu: "Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều". Từ tiền bối thuộc từ loại: A. Danh từ                           B. Động từ                                  C. Tính từ Câu 3: Các từ đồng nghĩa với từ hiền (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”) a. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành. b. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn. c. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực. d. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu. Câu 4: Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc: a. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm. b. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. c. Những chiếc tàu vào cảng ăn than. d. Mẹ cho xe đạp ăn dầu. Câu 5: Từ đồng nghĩa với từ “bao la” là: (0,5 điểm) M1 A. Bát ngát. B. Nho nhỏ. C. Lim dim. D. trập trùng. Câu 6: Từ "Xanh rì" thuộc từ loại nào? a. Danh từ                           b. Động từ                            c. Tính từ. Câu 7: Trong câu: "Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì." Bộ phận nào là từ ngữ làm chủ ngữ? a. Nhà cửa dựng dọc b. Nhà cửa c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh Câu 8: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau? a. Kính trên: ................................................) b. Hòa bình .................................................) c. Buồn: ......................................................) Câu 9  Từ "Nhà" nào được dùng theo nghĩa gốc? a. Nhà tôi có ba người. b. Nhà tôi vừa mới qua đời. c. Nhà tôi ở gần trường. Câu 10: Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa? A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông. B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh. C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát. Câu 11: Trong câu: "Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều". Từ tiền bối thuộc từ loại: A. Danh từ                           B. Động từ                                  C. Tính từ Câu 12 Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì? Câu 13: Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ "chiến tranh" và đặt câu với từ vừa tìm được. Bài 14: Đặt câu với mỗi từ đồng nghĩa sau: a) Ăn, xơi;                       b) Biếu, tặng.                        c) Chết, mất. Bài 15: Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào những câu sau. - Các từ cần điền: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô. - Mặt hồ ... gợn sóng. - Sóng biển ...xô vào bờ. - Sóng lượn ...trên mặt sông. Bài 16: Đặt câu với mỗi từ sau: cắp, ôm, bê, bưng, đeo, vác. Bài 17: Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau: a) Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi. b) Việt Nam đất nước ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn c) Đây suối Lê-nin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà. d) Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông Bài 18: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bé bỏng, nhỏ con, bé con, nhỏ nhắn. a) Còn.....gì nữa mà nũng nịu. b) .....lại đây chú bảo! c) Thân hình...... d) Người .....nhưng rất khỏe. Bài 19: Tìm các từ đồng nghĩa. a. Chỉ màu vàng. b. Chỉ màu hồng. c. Chỉ màu tím. Bài 20: Đặt câu với một số từ ở bài tập 1. Bài 21: Đặt câu với từ: xe lửa, tàu hoả, máy bay, tàu bay. Xe lửa 8 giờ sáng vào Vinh rồi. Bài 22: Đặt câu với các từ: a) Cần cù.                                 b) Tháo vát. Bài 23: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong những câu sau: (các từ cần điền: vẻ vang, quai, nghề, phần, làm) a) Tay làm hàm nhai, tay... miệng trễ. b) Có... thì mới có ăn, c) Không dưng ai dễ mang... đến cho. d) Lao động là.... g) Biết nhiều..., giỏi một.... Bài 24: (HSKG) Em hãy dùng một số từ ngữ đã học, viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu nói về một vấn đề do em tự chọn. . Ví dụ: Trong xã hội ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bác sĩ là những người thầy thuốc, họ thường làm trong các bệnh viện, luôn chăm sóc người bệnh. Giáo viên lại là những thầy, cô giáo làm việc trong các nhà trường, dạy dỗ các em để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Còn công nhân thường làm việc trong các nhà máy. Họ sản xuất ra những máy móc, dụng cụ phục vụ cho lao động...Tất cả họ đều có chung một mục đích là phục vụ cho đất nước. Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5 Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về nghĩa. - Trong chương trình Tiếng Việt 5 có rất ít dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân biệt. - HS còn chưa biết cách phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Vậy để giúp HS cách phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trước hết GV cần giúp HS nắm chắc: 1. Khái niệm về từ đồng âm: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: Hòn đá - đá bóng 1.2. Đặc điểm của từ đồng âm: - Những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng. - Đồng âm giữa từ với từ là kết quả của đồng âm tiếng với tiếng. Điều này nó được triệt để khai thác khi người Việt sử dụng từ đồng âm để chơi chữ của mình. 1.3: Các loại từ đồng âm: + đồng âm từ với từ gồm: - Đồng âm từ vựng: Tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại. VD: Con đường và mía đường - Đồng âm từ vựng ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm với nhau chỉ khác nhau về từ loại VD: Hòn đá - đá bóng - Đồng âm từ với tiếng (Loại này được sử dụng ở các cấp học trên).  >> Tham khảo chi tiết: Bài tập về từ đồng âm 2. Khái niệm về từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. VD: Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ví dụ sau: - Chúng ta cùng ngồi vào bàn (1) để bàn (2) công việc. - Bàn (3) phím của chiếc đàn này thật đẹp. Trong ví dụ trên có: Từ đồng âm là: bàn (1) và bàn (2) bàn(1) và Bàn (3) Từ nhiều nghĩa là: bàn (1) và Bàn (3) - Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính của từ). - Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển. Vậy làm thế nào để HS phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ? - Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ. >> Tham khảo: Bài tập về từ nhiều nghĩa VD: Đôi mắt bé mở to. - Nghĩa chuyển được hiểu rộng ra từ nghĩa gốc. VD: Quả na mở mắt. Mùa xuân (1) là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2). Ta thấy rằng: “xuân” (2) được dùng theo nghĩa chuyển vì“xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. Sau khi HS đã nắm bắt được bản chất của kiến thức, để cho học sinh có kỹ năng phân biệt, giáo viên cần biên soạn thành những dạng bài tập hỗn hợp cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh luyện tập. Tóm lại: Đối với học sinh lớp 5, học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, tìm được một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa của từ nhiều nghĩa và các nghĩa của từ đồng âm. Có như vậy các em mới phân biệt được đúng về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa a) Ghi nhớ: * Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. - Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật, hiện tượng) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa. VD1: Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa. VD2: Với từ "Ăn'': - Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc). - Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới. - Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào. - Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh. - Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở. - Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển. - Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần. Như vậy, từ "Ăn" là một từ nhiều nghĩa. * Nghĩa đen: Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh. * Nghĩa bóng: Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh. - Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng. VD: - Tôi đi sang nhà hàng xóm. Đi: (Người) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa đen (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen (di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng (nghĩa chuyển)  * Lưu ý: Khi làm những bài tập về giải nghĩa từ, các em cần mô tả chính xác khái niệm được từ hiển thị. VD: - Bãi biển: Bãi cát rộng, bằng phẳng ở ven biển sát mép nước. - Tâm sự: Thổ lộ tâm tư thầm kín của mình với người khác. - Bát ngát: Rộng và xa đến mức nhìn như không thấy giới hạn. Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể giải thích một cách nôm na, mộc mạc nhưng cũng vẫn phải đúng nghĩa. VD: - Tổ quốc: Đất nước mình. - Bài học: Bài HS phải học. - Bãi biển: Bãi cát ở vùng biển. - Bà ngoại: Người sinh ra mẹ. - Kết bạn: Làm bạn với nhau. b) Bài tập thực hành: Bài 1: Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): nhà, đi, ngọt. Bài 2: Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển: a) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn. b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch. Bài 3: Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa: a) Vàng: - Giá vàng trong nước tăng đột biến  - Tấm lòng vàng  - Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường  b) Bay: - Bác thợ nề đang cầm bay trát tường. - Đàn cò đang bay trên trời  - Đạn bay vèo vèo  - Chiếc áo đã bay màu  Bài 4: Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu: a) Cân (là DT, ĐT, TT) b) Xuân (là DT, TT) Bài 5: Cho các từ ngữ sau: Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy. a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau. b) Hãy nêu nghĩa của từ đánh t