Bài tập về phân tích lực tổng hợp lực năm 2024

XEM TRƯỚC

TẢI VỀ

Tổng hợp và phân tích lực.

Để download tài liệu Vật Lý 10: Tổng hợp và phân tích lực các bạn click vào nút download bên trên.

📁 Chuyên mục: Bài tập tự luận, định tính, tóm tắt lí thuyết Vật lí lớp 10

📅 Ngày tải lên: 13/10/2015

📥 Tên file: 01chuong-ii.thuvienvatly.com.c933d.43091.docx [294.1 KB]

🔑 Chủ đề: Tong hop phan tich luc

► Like TVVL trên Facebook nhé!

50 câu trắc nghiệm tổng hợp và phân tích lực-Điều kiện cân bằng của chất điểm có đáp án. Bài tập được phân thành các dạng: Bài tập đại cương về tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng; Tổng hợp lực và phân tích lực trên một hình vẽ cho trước và được viết dưới dạng file word gồm 6 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: hotro@hocmai.vn Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Bài tập tính độ lớn của lực Thuộc chủ đề vật lí lớp 10 Lực và chuyển động

Dạng bài tính độ lớn của lực áp dụng công thức

Biết $\vec{F_{1}},\vec{F_{2}} = \varphi$

\[\vec{F}=\vec{F_{1}}+\vec{F_{2}}\]→ \[F=\sqrt{F_{1}{2}+F_{2}{2}+2F_{1}F_{2}cos\varphi }\]

\=> | F1 – F2 | ≤ F ≤ F1 + F2

Các trường hợp đặc biệt tính nhanh độ lớn của lực khi biết góc α

\[\vec{F_{1}}\uparrow \uparrow \vec{F_{2}}\] => F = F1 + F2

\[\vec{F_{1}}\uparrow \downarrow \vec{F_{2}}\] => F = | F1 – F2 |

\[\vec{F_{1}}\perp \vec{F_{2}}\] => \[F = \sqrt{F_{1}{2}+F_{2}{2}}\]

\[\vec{F_{1}} = \vec{F_{2}}\] => \[F = 2F_{1}\cos\dfrac{\varphi}{2}\]

Dạng bài tính độ lớn của lực khi biết các lực thành phần

Phương pháp: thông thường vật đó phải nằm cân bằng nên ta áp dụng điều kiện cân bằng

\[\vec{F_{1}}+\vec{F_{2}} + \vec{F_{3}}\] = $\vec{0}$ → \[\vec{F_{12}}= -\vec{F_{3}}\]

\=> Độ lớn \[\vec{F_3}=\vec{F_{1}}+\vec{F_{2}}\]→ \[F_3=\sqrt{F_{1}{2}+F_{2}{2}+2F_{1}F_{2}cos\varphi }\]

Phương chiều \[\vec{F_3}\] ↑↓ \[\vec{F_{12}}\] [cùng phương ngược chiều]

Bài tập tính độ lớn của lực

Bài tập 1. Tính hợp lực của hai lực đồng quy F1=16 N; F2=12 N trong các trương hợp góc hợp bởi hai lực lần lượt là α=0o; 60o; 120o; 180o. Xác định góc hợp giữa hai lực để hợp lực có độ lớn 20N.

Hướng dẫn

F=\[\sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}\cos \alpha } \]

Khi α=0o; F =28 N.

Khi α=60o; F=24,3 N.

Khi α=120o; F=14,4 N.

Khi α=180o; F=F1 – F2=4 N.

Khi F=20N => α=90o

[collapse]

Bài tập 2. Tính hợp lực của ba lực đồng qui trong một mặt phẳng. Biết góc hợp giữa 1 lực với hai lực còn lại đều là các góc 60$^{o }$và độ lớn của ba lực đều bằng 20N.

Hướng dẫn

$F_{13}=2F_{1}\cos{\dfrac{120}{2}}$ = 20N

F1 = F3 → F13 có phương trùng với đường phân giác của góc hợp bởi $\vec{F_1}$; $\vec{F_3}$

→ $\vec{F_{13}}$ ↑↑ $\vec{F_2}$ → F = F2 + F13 = 40N

[collapse]

Bài tập 3. Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 40[N]. Hãy tìm độ lớn của hợp lực khi hai lực hợp với nhau một góc 0°, 30°, 60°, 90°, 120°, 180°?

ĐS: 80[N]; 77,3[N]; 40√3 [N]; 40√2 [N]; 40[N]; 0[N].

Bài tập 4. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 16[N] và F2 = 12[N].

a/ Hợp lực của chúng có thể có độ lớn 30[N] hoặc 3,5[N] được không?

b/ Cho biết độ lớn của hợp lực là F = 20[N]. Hãy tìm góc giữa hai lực $\vec{F_1}$ và $\vec{F_2}$?

ĐS: a/ Không b/90°

Bài tập 5. Biết $\vec{F}$ = $\vec{F_1}$ + $\vec{F_2}$ và F1 = F2 = 5√3 [N] và góc giữa F và F bằng 30° . Độ lớn của hợp lực $\vec{F}$ và góc giữa $\vec{F_1}$ với $\vec{F_2}$ bằng bao nhiêu?

ĐS: 15[N] và 60° .

Bài tập 6. Một vật có khối lượng m = 20[kg] đang đứng yên thì chịu tác dụng của hai lực vuông góc có độ lớn lần lượt là 30N và 40N

a/ Xác định độ lớn của hợp lực.

b/ Sau bao lâu vận tốc của vật đạt đến gia trị 30[m/s]?

ĐS: 50[N] và t = 12[s].

Bài tập 7. Cho hai lực đồng quy có độ lớn 4 [N] và 5[N] hợp với nhau một góc α. Tính góc α? Biết rằng hợp lực của hai lực trên có độ lớn bằng 7,8 [N]. ĐS: 60°15′.

Bài tập 8. Một chiếc đèn được treo vào tường nhờ một dây AB có không dãn có khối lượng không đáng kể. Muốn cho xa tường, người ta dùng một thanh chống, một đầu tì vào tường, còn đầu kia tì vào điểm B của sợi dây. Biết đèn nặng 40[N] và dây hợp với tường một góc 45° . Tính lực căng của dây và phản lực của thanh?

ĐS: T = 40√2 [N]; N = 40[N].

Bài tập 9. Một chất chịu hai lực tác dụng có cùng độ lớn 40 N và tạo với nhau góc 120°. Tính độ lớn của hợp lực tác dụng lên chất điểm.

ĐS: 40 N

Hướng dẫn

Bài tập tính độ lớn của lực, phân tích lực, tổng hợp lực

\[F=\sqrt{F_{1}{2}+F_{2}{2}+2F_{1}F_{2}\cos120^{o}}\] = 40N

[collapse]

Bài tập 10. Hợp lực F của hai lực F1 và lực F2 có độ lớn 8√2N; lực F tạo với hướng của lực F1 góc 45° và F1=8N. Xác định hướng và độ lớn của lực F2.

ĐS: vuông góc với lực F1 và F2=8N

Hướng dẫn

F1 = Fcos45o => F2 vuông góc với F1 => F2 = F.sin 45

[collapse]

Bài tập 11. Cho lực F có độ lớn 100 N và có hướng tạo với trục Ox một góc 36,87° và tạo với Oy một góc 53,13°. Xác định độ lớn các thành phần của lực F trên các trục Ox và Oy.

ĐS: F$_{x}$=80 N và F$_{y}$=60 N

Hướng dẫn

36,87 + 53,13 = 90o =>

F$_{x}$ = Fcos 36,87o = 80N

F$_{y}$ = Fsin 53,13o = 60N

[collapse]

Bài tập 12. Cho hai lực có độ lớn lần lượt là F1=3 N, F2=4 N. Tính độ lớn hợp lực của hai lực đó trong các trường hợp sau:

a/ Hai lực cùng giá, cùng chiều.

b/ Hai lực cùng giá, ngược chiều.

c/ Hai lực có giá vuông góc.

d/ Hướng của hai lực tạo với nhau góc 60°.

ĐS: a. 7N b. 1N c. 5N d. ≈ 6,08N

Hướng dẫn

Bài tập tính độ lớn của lực, phân tích lực, tổng hợp lực

a/ F = F1 + F2 = 7N

b/ F = F2 – F1 = 1N

c/ \[F=\sqrt{F_{1}{2}+F_{2}{2}}\] = 5N

d/ \[F=\sqrt{F_{1}{2}+F_{2}{2}+2F_{1}F_{2}\cos60^{o}}\] = 6,08N

[collapse]

Bài tập 13. Một vật chịu tác dụng của hai lực $\vec{F_1}$ và $\vec{F_2}$ như hình vẽ.

Bài tập tính độ lớn của lực, phân tích lực, tổng hợp lực

Cho F1 = 5[N]; F2 = 12[N]. Tìm lực $\vec{F_3}$ để vật cân bằng? Biết khối lượng của vật không đáng kể

ĐS: 13[N]; 67°23′.

Hướng dẫn

Bài tập tính độ lớn của lực, phân tích lực, tổng hợp lực

\[\vec{F_{1}}\] ⊥ \[\vec{F_{2}}\] → \[F_3=\sqrt{F_{1}^2+F_{2}^2}=13N\]

[collapse]

Bài tập 14. Cho ba lực đồng qui [tại điểm O], đồng phẳng $\vec{F_1}$; $\vec{F_2}$; $\vec{F_3}$ lần lượt hợp với trục Ox những góc 0°, 60°, 120° và có độ lớn tương ứng là F1 = F3 = 2F2 = 10[N] như hình vẽ. Tìm hợp lực của ba lực trên?

ĐS: 15[N].

Hướng dẫn

Bài tập tính độ lớn của lực, phân tích lực, tổng hợp lực

$F_{13}=2F_{1}\cos{\dfrac{120}{2}}$ = 10N

F1 = F3 → F13 có phương trùng với đường phân giác của góc hợp bởi $\vec{F_1}$; $\vec{F_3}$

→ $\vec{F_{13}}$ ↑↑ $\vec{F_2}$ → F = F2 + F13 = 15N

[collapse]

Bài tập 15. Tìm hợp lực của bốn lực đồng quy hình vẽ.

Biết rằng: F1 = 5[N], F2 = 3[N], F3 = 7 [N], F4 = 1[N].

ĐS: 2√2 [N].

Hướng dẫn

Bài tập tính độ lớn của lực, phân tích lực, tổng hợp lực

\[\vec{F}=\vec{F_1}+\vec{F_2}+\vec{F_3}+\vec{F_4}=\vec{F_{13}}+\vec{F_{24}}\]

F13 = F3 – F1 = 2N; F24 = F2 – F4 = 2N

\[\vec{F_{13}}\] ⊥ \[\vec{F_{24}}\] → \[F=\sqrt{F_{13}^2+F_{24}^2}=2\sqrt{2}\]

[collapse]

Bài tập 16. Một vật có khối lượng m chịu tác dụng của hai lực lực $\vec{F_1}$ và $\vec{F_2}$ như hình vẽ.

Cho biết F1 = 34,64 [N]; F2 = 20[N]; α = 30° là góc hợp bởi $\vec{F_1}$ với phương thẳng đứng. Tìm m để vật cân bằng? lấy g = 10m/s2

ĐS: m = 2[kg] hoặc m = 4 [kg].

Hướng dẫn

Bài tập tính độ lớn của lực, phân tích lực, tổng hợp lực

\[\vec{F_1}+\vec{F_2}+\vec{P}=\vec{0}\rightarrow F_{2}2=F_{1}{2}+P^{2}+2F_{1}P\cos[150]\]

→ 202 = 34,642 + [10.m]2 + 34,64.10.m.cos150 → m = 2kg hoặc m = 4kg

[collapse]

Bài tập 17. Một chất điểm chịu các lực tác dụng có hướng như hình vẽ

độ lớn lần lượt là F1=60 N, F2=30 N, F3=40 N. Xác định hướng và độ lớn lực tổng hợp tác dụng lên chất điểm

Chủ Đề