Bài tập về phép so sánh lớp 6

Bài tập về phép so sánh lớp 6

Biện pháp tu từ so sánh là gì? Có bao nhiêu phép so sánh, ví dụ, bài tập minh họa chi tiết sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này với thuvienhoidap nhé !

Video hướng dẫn khái niệm so sánh

Khái niệm biện pháp tu từ so sánh là gì?

a – Khái niệm phép so sánh 

Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b – Ví dụ phép so sánh 

Dưới đây là ví dụ về so sánh :

Thư viện hỏi đáp sẽ đưa ra các ví dụ về phép so sánh trong ca dao – tục ngữ, trong thơ ca gồm:

Ví dụ phép so sánh trong ca dao – tục ngữ

Ví dụ 1: Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

So sánh mồ hôi như mưa = > ý nói sự vất vả của người nông dân khi làm nông.

Ví dụ 2: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

So sánh công Cha núi ngọn núi Thái sơn, tình mẹ như nước trong nguồn.

Bài tập về phép so sánh lớp 6

Ví dụ so sánh trong thơ ca và ví dụ về câu so sánh trong tiếng việt

Ví dụ 1: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo –  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo ( Thu điếu – Nguyễn Khuyến).

So sánh chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Ví dụ 2:

Những đêm trăng hiền từ 

Biển như cô gái nhỏ 

Thầm thì gửi tâm tư 

Quanh mạn thuyền sóng vỗ (Trích tác phẩm Thuyền và Biển – Xuân Quỳnh).

Phép so sánh biển như cô gái nhỏ.

Phân loại các kiểu so sánh

Biện pháp tu từ so sánh được chia thành 2 loại gồm so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

a – So sánh ngang bằng

Có sử dụng các từ so sánh gồm: Là, như, y như, giống như, như là, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ so sánh ngang bằng:

Ví dụ 1: Bao nhiêu tấc đất tấc bằng bấy nhiêu 

Ví dụ 2: Anh em như thể tay chân.

Ví dụ 3: Thầy thuốc như mẹ hiền.

b – So sánh không ngang bằng

Có sử dụng các từ ngữ so sánh gồm: Hơn, hơn là, kém, chưa bằng, chẳng bằng…

Ví dụ so sánh không ngang bằng

Ví dụ 1: Thà rằng nhịn miệng qua ngày – Còn hơn vay mượn mắc dây nợ nần.

Ví dụ 2: Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Ví dụ 3: Một trăm gầu tát không bằng một bát nước mưa.

Hãy đọc kỹ phân loại so sánh ở trên nhé nó sẽ rất giúp ích cho việc làm bài tập.

Tham khảo thêm: Hoán dụ là gì?

Tác dụng phép tu từ so sánh 

Dưới đây là tác dụng của biện pháp so sánh :

  • Ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh : Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.
  • Hiệu quả của biện pháp so sánh : Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết giúp tạo ra lối nói hàm súc, giúp người nghe nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.

Xong phần này hy vọng các bạn làm được bài tập nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh.

Cấu tạo của phép so sánh 

Biện pháp tu từ so sánh gồm có 2 vế gồm:

Vế A: Sự vật được so sánh 

  • Phương tiện so sánh: Là những nét tương đồng giống nhau giữa 2 vế A và B.
  • Từ ngữ so sánh: Các từ ngữ so sánh phổ biến gồm: như, hơn, là…

Vế B: Sự vật dùng để so sánh 

  • Phương diện so sánh và từ so sánh có thể được lược bỏ bớt.
  • Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

Những lưu ý khi sử dụng phép so sánh 

Các em cần lưu ý giữa so sánh tu từ và so sánh thông thường.

  • So sánh thông thường chỉ có giá trị về mặt nhận thức, thông báo và không tạo ra giá trị biểu cảm.

Ví dụ: Hoa hồng thơm hơn hoa cúc.

  • So sánh tu từ làm cho đối tượng miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu cảm.

Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Bài tập phép tu từ so sánh 

Đề bài tập 1: Đặt 4 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh

Đáp án bài tập 1

  • Câu 1: Ông nội em có chòm râu trắng như ông bụt.
  • Câu 2: Bích Phương học kém hơn Minh Thư.
  • Câu 3: Cô giáo em xinh như hoa.
  • Câu 4: Thà có gắn học bài còn hơn ham chơi để bị điểm kém 

Đề bài tập 2: Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau:

Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Đáp án bài tập 2: 

Tác dụng: giúp nhấn mạnh công lao sinh thành, nuôi dạy, giáo dục và chăm lo của cha mẹ lớn lao như thế nào. Chúng ta không thể nào trả hết muốn nợ sinh thành mà cha mẹ đã dành cho chúng ta. Câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta nên hiếu thảo với gia đình.

Đặt câu sử dụng biện pháp so sánh

  • Cô ấy xinh như hoa.
  • Khi có gió, những bông lúa đu đưa như đang vẫy tay chào.
  • Nhanh như sóc.
  • Mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đan từ từ nhô lên.
  • Trời tối đen như mực.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi biện pháp tu từ so sánh là gì? Phân loại, tác dụng và cách sử dụng phép so sánh trong làm văn miêu tả, văn nghị luận.

Từ khóa tìm kiếm : tác dụng của so sánh,tác dụng của phép so sánh,thế nào là so sánh,tác dụng so sánh,tác dụng biện pháp so sánh,so sánh là j,tác dụng của phép tu từ so sánh,tác dụng phép so sánh,biện pháp so sánh là gì,so sánh la gì,phép so sánh là gì,tác dụng biện pháp tu từ so sánh,so sánh có tác dụng gì,so sánh la gì lớp 6,biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gì,những từ so sánh,tác dụng của bptt so sánh,khái niệm của so sánh,khái niệm về so sánh,thế nào là biện pháp tu từ so sánh,so sánh là gì lớp 6

Biện pháp tu từ so sánh là gì? Có bao nhiêu phép so sánh, ví dụ, bài tập minh họa chi tiết sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này với thuvienhoidap nhé ! Video hướng dẫn khái niệm so sánh Khái niệm biện pháp tu từ so sánh là gì? a - Khái niệm phép so sánh  Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b -…

Biện pháp tu từ so sánh là gì?

Biện pháp tu từ so sánh là gì?

Hướng dẫn oke ạ !

Bài tập về phép so sánh lớp 6

_ Thế nào là so sánh?

_ Lấy ví dụ minh hoạ?

_ Nêu cấu tạo của phép so sánh?

_ Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong ví dụ trên?

_ Kể tên các kiểu so sánh? Những từ ngữ so sánh thuộc các kiểu đó?

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn 6 - Ôn luyện về so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Lớp Tiờt TKB Ngày dạy sĩ số Vắng 6A 6B ôn luyện về so sánh A. Mục tiêu bài học: _ Củng cố và mở rộng kiến thức về biện pháp so sánh. _ Luyện giải một số bài tập về biện pháp so sánh. B. Nội dung kiến thức: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò _ Thế nào là so sánh? _ Lấy ví dụ minh hoạ? _ Nêu cấu tạo của phép so sánh? _ Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong ví dụ trên? _ Kể tên các kiểu so sánh? Những từ ngữ so sánh thuộc các kiểu đó? _ Phép so sánh có những tác dụng nào? Bài tập 1: Phân tích cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây: a. An Dương thua trận chạy ra, Triệu quân bằng cát hằng hà đuổi theo. ( Thiên Nam ngữ lục ) b. áo chàng đỏ tựa ráng pha, Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. ( Chinh phụ ngâm ) c. Thân em như ớt trên cây Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng. ( Ca dao ) Bài tập 2: Tìm từ ngữ so sánh trong những câu dưới đây và cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào? a. Gió thổi là chổi trời Nước mưa là cưa trời ( Tục ngữ ) b. Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. ( Ca dao ) c. Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. ( Ca dao ) d. Nơi Bác nằm, rộng mênh mông, Chừng như năm tháng, non sông tụ vào. ( Giang Quân ) e. Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. ( Ca dao _ So sánh không ngang bằng. I. Lý thuyết: 1. Định nghĩa: So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. 2. Cấu tạo của phép so sánh: 4 phần _ Vế A ( sự vật, sự việc được so sánh). _ Phương diện so sánh. _ Từ ngữ so sánh. _ Vế B ( sự vật, sự việc dùng để so sánh). Ví dụ: Vế A Phương diện so sánh Từ ngữ so sánh Vế B Cầu Thê Húc cong cong như con tôm 3. Các kiểu so sánh: 2 kiểu _ So sánh ngang bằng: là, như, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu bấy nhiêu, _ So sánh không ngang bằng: hơn, hơn là, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng, 4. Tác dụng của phép so sánh: _ Tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động. _ Tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. II. Bài tập: Bài tập 1: a. _ Vế A: Triệu quân _ Vế B: cát _ T: bằng b. _ Vế A: áo chàng, ngựa chàng _ Vế B: ráng pha, tuyết in _ T: tựa, như là _ PD: đỏ, sắc trắng c. _ Vế A: Thân em _ Vế B: ớt trên cây _ T: như _ PD: ẩn ( số phận trớ trêu, đầy nghịch lí ) Bài tập 2: a. _ Từ ngữ so sánh: là _ So sánh ngang bằng. b. _ Từ ngữ so sánh: như _ So sánh ngang bằng. c. _ Từ ngữ so sánh: bao nhiêu bấy nhiêu _ So sánh ngang bằng. d. _ Từ ngữ so sánh: chừng như _ So sánh ngang bằng. e. _ Từ ngữ so sánh: còn hơn _ So sánh không ngang bằng.

Tài liệu đính kèm:

  • Bài tập về phép so sánh lớp 6
    phu dao ngu van 6.doc