Bài tập về sơ đồ ERD

Bài tập thiết kế ERD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  [230.77 KB, 28 trang ]

PHỤ LỤC A: BÀI TẬP PHÂN TÍCH THIẾT KẾT HTTT
BÀI TẬP VỀ ERD
Bài 1:
Một CSDL về bia và khách uống bia chứa các thông tin về Khách uống bia, Loại bia và
Quán bia nhằm cho biết các thông tin :
a/ Loại bia ưa thích của mỗi khách
b/ Các khách uống bia của các quán
c/ Loại bia ở mỗi quán
Xây dựng ERD.
Bài 2:
Một công ty bảo hiểm cần xây dựng CSDL để quản lý công việc hoạt động của mình.
CSDL phải thỏa mãn các yêu cầu :
a/ Mỗi nhân viên cần có các thông tin Tên, Lương, Địa chỉ
b/ Mỗi người quản lý sẽ quản lý ít nhất 1 nhân viên
c/ Mỗi nhân viên sẽ quản lý nhiều khách hàng.
d/ Mỗi khách hàng cần biết các thông tin Tên, Địa chỉ, Thời gian bảo hiểm, loại bảo
hiểm.
Xây dựng ERD.
Bài 3:
Một cơ sở đào tạo có các quy tắc quản lý như sau :
a/ Mỗi lớp theo một giáo trình trong một phòng học duy nhất
b/ Mỗi giảng viên chỉ giảng duy nhất một môn học
c/ Một lớp có nhiều giảng viên
d/ Một giảng viên có thể giảng nhiều lớp
e/ Một giảng viên có thể cho điểm môn mà giảng viên đó chịu trách nhiệm hoặc
môn gần gũi với môn giảng viên đó chịu trách nhiệm.
f/ Một học viên không nhất thiết được cho điểm bởi chính giảng viên dạy lớp mà
học viên theo học
g/ Một học viên có thể có nhiều điểm cùng một môn học ở những ngày khác nhau.
h/ Mỗi giảng viên được xếp vào một loại được nhận dạng bởi một mã số.
Xây dựng ERD.


Bài 4:
Một siêu thị có các quy tắc quản lý như sau :
a/ Siêu thị cần biết các thông tin của nhà cung cấp như : Tên nhà cung cấp, địa chỉ,
các mặt hàng mà nhà cung cấp đó cung cấp cùng giá của nó.
b/ Mỗi nhà cung cấp cung cấp nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng có một giá duy nhất
c/ Siêu thị có nhiều gian hàng, mỗi gian hàng có một gian hàng trưởng và nhiều
nhân viên.
d/ Mỗi gian hàng bán một số mặt hàng, mỗi mặt hàng chỉ bán ở một gian hàng
e/ Một gian hàng trưởng có thể quản lý 2 gian hàng
f/ Các nhân viên của siêu thị cần lưu các thông tin : Tên, Lương, Địa chỉ
g/ Mỗi khách hàng có thể đặt nhiều đơn đặt hàng
h/ Mỗi đơn đặt hàng có nhiều mặt hàng
i/ Siêu thị cần biết Tên, Địa chỉ của khách hàng để giao hàng.
Xây dựng ERD.
Bài 5:
Một công ty kỹ thuật có nhiều chi nhánh, mỗi chi nhánh có nhiều phòng ban và mỗi
phòng ban chỉ trực thuộc một chi nhánh. Mỗi phòng ban bao gồm nhiều nhân viên và một
nhân viên chỉ làm việc ở một phòng ban. Mỗi phòng ban có một nhân viên làm nhiệm vụ
trưởng phòng, nhưng nhân viên nào đã làm trưởng phòng ở một phòng ban nào đó rồi thì
không được làm trưởng phòng ở phòng khác. Mỗi nhân viên có nhiều kỹ năng và họ sử
dụng những kỹ năng này để tham gia vào nhiều đề án. Một nhân viên có thể đảm nhận
nhiều vị trí trong một đề án, nhưng nếu nhân viên đã nhận một vị trí trong đề án thì chỉ
được tham gia vào đề án đó mà thôi.
Xây dựng ERD cho hệ thống.
Bài 6:
Công ty hàng không
Một Công ty hàng không có mở nhiều tuyến bay trong nước và nước ngoài. Thông tin về
tuyến bay gồm : Mã tuyến bay, nước khởi hành, nước đến, đơn giá vé, số giờ bay. Mỗi
tuyến bay có nhiều chuyến bay, thông tin về chuyến bay gồm có : Mã chuyến bay, loại
máy bay, phi công lái, các hành khách đi trên chuyến bay. Thông tin về hành khách gồm :

Mã số, họ tên, ngày sinh. Một hành khách có thể đi trên nhiều chuyến bay khác nhau.
Công ty có nhiều đơn vị bay, thông tin về đơn vị bay gồm : Mã số, tên đơn vị. Mỗi đơn vị
bay gồm nhiều phi công. Thông tin về phi công gồm : Mã số, họ tên, mỗi phi công chỉ
thuộc một đơn vị bay, một phi công có thể lái nhiều chuyến bay.
-Xây dựng ERD cho hệ thống.
-Thiết kế CSDL ở dạng chuẩn 3NF.
Bài 7:
Một Trung tâm tin học cần xây dựng 1 CSDL cho hoạt động giảng dạy của trung tâm.
Hàng tháng, trung tâm có mở nhiều lớp học : Mã số lớp học, tên lớp học [Windows,
Word, ], ngày bắt đầu, ngày kết thúc, giờ học, buổi học, học phí. Mỗi lớp học chỉ do
một giáo viên phụ trách giảng dạy, nhưng một giáo viên có thể dạy nhiều lớp học khác
nhau [nếu không trùng giờ]. Thông tin về giáo viên gồm : Mã số giáo viên, họ tên, địa
chỉ. Các học viên sẽ đến trung tâm đăng ký theo học các lớp học và có thể theo học các
lớp học khác nhau [nếu khác giờ]. Thông tin về mỗi học viên gồm : Mã số học viên, họ
tên, địa chỉ. Cuối mỗi khóa, các học viên sẽ dự thi kiểm tra và sẽ có điểm cho lớp học
mình tham gia. Mỗi lớp học chỉ lấy một lần điểm cho học viên. Các giáo viên sẽ tham gia
biên soạn các giáo trình [cho cả môn họ dạy lẫn không dạy], thông tin về giáo trình gồm :
Mã số giáo trình, tên giáo trình, số trang, giá tiền. Sau khi kết thúc lớp học, các học viên
sẽ được cấp một chứng chỉ [Mã số chứng chỉ, tên chứng chỉ, xếp loại] cho mỗi lớp học
mà họ tham gia và đạt điểm 5 trở lên.
-Xây dựng ERD cho hệ thống.
-Thiết kế CSDL ở dạng chuẩn 3NF.
Bài 8:
Một cửa hàng cho thuê băng Video có nhiều băng Video. Mỗi cuốn băng Video thuộc
một hãng sản xuất [Sony, JVC, ]. Thông tin về hãng sản xuất gồm Mã hãng, Tên Hãng.
Mỗi cuốn băng chứa nhiều phim với nhiều hệ khác nhau, hai phim trong cùng một băng
là khác nhau. Mỗi phim được in thành nhiều hệ, thông tin về một phim gồm : Tên phim,
năm sản xuất, Tên đạo diễn. Thông tin về hệ gồm Tên hệ [PAL, NTSC, ], Tân số. Một
phim có nhiều diễn viên đóng và chỉ do một hãng phim sản xuất. Mỗi diễn viên gồm Mã
số, Họ tên, Ngày sinh. Thông tin về Hãng phim gồm Tên hãng, Tên Giám đốc. Một

khách hàng [gồm Mã số, Tên, Địa chỉ] đến cửa hàng này thuê băng nhiều lần, mỗi lần
thuê vào ngày giớ nào, thuê các băng nào.
-Xây dựng ERD cho hệ thống.
-Thiết kế CSDL ở dạng chuẩn 3NF.
Bài 9:
a/ Một tổng cục thuế gồm nhiều Chi cục thuế. Thông tin về chi cục thuế gồm : Mã
chi cục, Tên chi cục, Địa chỉ.
b/ Mỗi chi cục thuế có thể phụ trách việc thu thuế doanh thu ở nhiều Quận, mỗi
Quận chỉ do một chi cục thuế thu thuế.
c/ Thông tin về Quận gồm: Mã quận, Tên quận. Trong một quận có thể có nhiều đơn
vị kinh doanh. Mỗi đơn vị kinh doanh chỉ do một quận thu thuế.
d/ Thông tin về đơn vị kinh doanh gồm : Mã đơn vị, Tên đơn vị. Mỗi đơn vị kinh
doanh có nhiều ngành nghề kinh doanh [nhà hàng, khách sạn, xuất nhập khẩu, ]
, mỗi ngành nghề kinh doanh đều có mức doanh thu [mức 1 : ít hơn 100.000, mức
2 : từ 100.000 đến 1.000.000, mức 3 : trên 1.000.000]. mỗi đơn vị chỉ thuộc một
loại tổ chức kinh doanh [cá thể, quốc doanh, ]
e/ Thông tin về ngành nghề kinh doanh gồm Mã ngành, Tên ngành
f/ Thông tin về loại tổ chức kinh doanh gồm Mã loại, Tên loại
g/ Tùy theo loại tổ chức kinh doanh và mức doanh thu mà chi cục thuế sẽ xác định
tiền thuế mà đơn vị kinh doanh phải nộp. Từ đó đơn vị kinh doanh sẽ nộp thuế
doanh thu cho từng ngành nghề kinh doanh của mình và nhận biên lai thu thuế.
h/ Biên lai thu thuế gồm: Số biên lai, Chi cục thuế, Ngày, Đơn vị kinh doanh, Ngành
kinh doanh, Số tiền thu.
-Xây dựng ERD cho hệ thống.
-Thiết kế CSDL ở dạng chuẩn 3NF.
Bài 10:
Một khách sạn cần xây dựng một hệ thống chương trình quản lý việc thuê phòng của các
khách trọ. Thông tin về phòng gồm : Mã phòng, loại phòng. Thông tin về khách trọ gồm :
Mã khách, Họ tên, Số CMND, Địa chỉ, Quốc tịch. Một khách trọ có thể đến thuê phòng
tại khách sạn này nhiều lần. Thông tin của mỗi lần thuê của một khách gồm : Phòng thuê,

Ngày bắt đầu, Ngày kết thúc. Giả sử tất cả các phòng đều là phòng đơn [phòng 1 người].
Đơn giá thuê / 1 ngày của một phòng được ấn định trước tùy theo phòng thuộc loại nào.
Trong mỗi lần thuê phòng, khách trọ có thể trả thêm các khoản tiền về dịch vụ [như điện
thoại, ăn uống, karaoke, ]
-Xây dựng ERD cho hệ thống.
-Thiết kế CSDL ở dạng chuẩn 3NF.
Bài 11:
a/ Một cửa hàng cho thuê băng Video có nhiều khách hàng. Thông tin về khách
hàng gồm : Mã khách hàng, Họ tên, Phái, Địa chỉ.
b/ Mỗi khách hàng có thể thuê nhiều cuốn băng, khi thuê thì có ghi ngày thuê.
c/ Mỗi cuốn băng đều có Mã cuốn, do một hãng sản xuất [Sony, JVC, ] và được
xếp ở một ngăn kệ. Thông tin về hãng sản xuất gồm Mã hãng, Tên Hãng.
d/ Một ngăn kệ có thể chứa nhiều cuốn băng. Thông tin về ngăn kệ gồm Mã ngăn
e/ Một cuốn băng có thể có nhiều phim và có nhiều hệ. Một phim có thể thuộc nhiều
hệ khác nhau [PAL, NTSC, ], nhưng trong một cuốn băng thì một phim chỉ
thuộc một hệ duy nhất. Thông tin về hệ ghi hình gồm : Mã hệ, đặc tính.
f/ Thông tin về phim gồm : Mã phim, Tên phim. Một phim có thể có nhiều diễn viên
đóng và có thể do nhiều nước cùng hợp tác sản xuất. Thông tin về nước gồm : Mã
nước, Tên nước.
g/ Thông tin về diễn viên gồm : Mã diễn viên, Họ tên, Phái và chỉ có một quốc tịch
duy nhất. Một diễn viên có thể đóng nhiều phim.
-Xây dựng ERD cho hệ thống.
-Thiết kế CSDL ở dạng chuẩn 3NF.
Bài 12:
Một cửa hàng bán sỉ muốn xây dựng một hệ thống để quản lý việc bán hàng cũng như
việc cung ứng hàng từ các hãng cung ứng. Qua tìm hiểu, cửa hàng được tổ chức như sau :
Cửa hàng chia làm nhiều khu vực, mỗi khu vực bán một loại mặt hàng nhất định. Mỗi
một khu vực có một người quản lý và nhiều nhân viên làm việc cho khu vực đó. Mỗi
người quản lý chỉ quản lý một khu vực, mỗi nhân viên chỉ làm việc cho một khu vực duy
nhất. Các thông tin cần lưu trữ về khu vực và nhân viên gồm :

-Mỗi khu vực đều có Mã và Tên
-Mỗi nhân viên đều có Mã nhân viên, họ tên, mức lương và ngày tuyển dụng.
Mỗi mặt hàng được bán ở cửa hàng thì do nhiều nhà cung ứng khác nhau cung cấp, mỗi
nhà cung ứng có thể cung cấp nhiều mặt hàng. Cửa hàng chỉ cần theo dõi nhà cung ứng
nào cung cấp mặt hàng gì, với giá bao nhiêu. Thông tin cần lưu trữ về nhà cung ứng và
mặt hàng bao gồm :
-Mặt hàng : có Mã số mặt hàng, tên mặt hàng, đơn vị tính
-Cung ứng : Mã số, tên nhà cung ứng, tên người quản lý, địa chỉ, điện thoại.
Mỗi khách hàng muốn mua hàng phải lập một đơn đặt hàng. Mỗi đơn đặt hàng có
một mã số cố định được in sẵn trên mẫu đơn. Một đơn đặt hàng có thể mua nhiều
mặt hàng. Thông tin về khách hàng và đơn đặt hàng bao gồm :
-Khách hàng : Mã số, tên khách hàng, địa chỉ, điện thoại, Fax
-Đơn đặt hàng : Mã số, Ngày đặt hàng, các mặt hàng đặt mua, đơn giá và số lượng.
Yêu cầu :
Xây dựng mô hình thực thể kết hợp [ERD] cho bài toán
Chuyển mô hình thực thể kết hợp sang mô hình quan hệ
Bài 13:
Một Gara xe hơi muốn xây dựng một hệ thống để quản lý hoạt động sửa chữa, bảo trì xe.
Gara được tổ chức như sau :
Gara gồm nhiều thợ và có nhiều công việc, các thông tin cần lưu trữ về thợ và công việc
gồm :
- Mỗi thợ đều có Mã số, họ tên và thuộc một tổ. Tổ trưởng của mỗi tổ là một trong số
các người thợ của tổ đó.
- Mỗi công việc đều có Mã công việc, tên chi tiết công việc.
Mỗi xe sửa chữa của các khách hàng đều lập hợp đồng sửa chữa. Một khách hàng có thể
ký hợp đồng sửa chữa nhiều xe khác nhau hoặc hợp đồng sửa chữa nhiều lần của cùng
một xe. Các thông tin cần lưu trữ về khách hàng và hợp đồng gồm :
- Mỗi hợp đồng đều có Mã số hợp đồng, Ngày lập hợp đồng, Biển số xe, giá trị hợp
đồng, ngày nghiệm thu. [biển số xe là số đăng bộ của xe đem đến sửa, do phòng
CSGT đường bộ cấp, nếu xe đổi chủ thì xem như là một xe khác]

- Mỗi khách hàng đều có Mã số khách hàng, họ tên, địa chỉ, điện thoại để theo dõi công
nợ.
Mỗi khách hàng thanh toán tiền của một hợp đồng sửa chữa làm nhiều lần trước hay sau
khi nghiệm thu [trong cùng ngày hay khác ngày] phải lập một phiếu thu và một phiếu bảo
hành. Các thông tin cần lưu trữ về phiếu thu và phiếu bảo hành gồm :
- Mỗi phiếu thu đều có mã số phiếu thu, ngày phát hành phiếu và số tiền thu.
- Mỗi phiếu bảo hành đều có Mã số phiếu bảo hành, ngày bắt đầu bảo hành, thời gian
bảo hành.
Yêu cầu :
Xây dựng mô hình thực thể kết hợp [ERD] cho bài toán
Chuyển mô hình thực thể kết hợp sang mô hình quan hệ
BÀI TẬP VỀ DFD
Bài 1:
Nhà hàng Perfect Pizza muốn xây dựng một hệ thống để ghi nhận các đơn đặt hàng bánh
Pizza và cánh gà Buffalo. Khi một khách hàng gọi đến nhà hàng, nhà hàng sẽ hỏi số điện
thoại. Khi nhập số điện thoại vào máy tính, tên, địa chỉ và ngày đặt hàng trước đó hiện ra
trên màn hình. Khi người ta đồng ý đặt hàng sẽ tự động tính toán tổng giá trị đặt hàng
[giá tiền + thuế + phí chuyên chở]. Sau đó đơn đặt hàng sẽ chuyển cho nhà bếp và in hóa
đơn. Đặc biệt một số khách hàng có đơn đặt hàng lớn hơn một giá trị nào đó thì sẽ có một
phiếu giảm giá. Tài xế giao hàng sẽ đưa cho khách hàng bản sao hóa đơn và phiếu giảm
giá [nếu có]. Hàng tuần sẽ tính tổng số giá trị đơn đặt hàng để so sánh với năm trước.
Xây dựng DFD cho hệ thống.
Bài 2:
a/Hãy vẽ Mô hình DFD mô tả một hệ thống đáp ứng yêu cầu mua sách của user. Bất kỳ
lúc nào hệ thống nhận được yêu cầu mua sách của user, hệ thống sẽ tiến hành tìm kiếm
để xác định sách đó có trong kho chứa hay không. Nếu có, hệ thống sẽ cung cấp sách đó
cùng với bảng báo giá. Ngược lại, sẽ gửi thông báo không có sách đến user.
b/Mở rộng DFD đã vẽ để thêm vào các mục :
- Liên hệ với nhà cung cấp để xem có thể lấy ngay các sách không có trong kho hay
không

- Khi cần có thể lập đơn đặt hàng đối với nhà cung cấp.
- Phải kiểm tra lại số lượng kiểm kê và thực hiện việc lập đơn đặt hàng khi số lượng
sách tồn kho của một loại sách thấp hơn số lượng tối thiểu đã quy định trước.
Bài 3:
Hãy vẽ Mô hình DFD ở mức chi tiết mô tả một hệ thống đại lý đáp ứng các yêu cầu sau :
- Những khách bán [selling customer] sẽ yêu cầu đại lý này bán thay cho họ một số
mặt hàng
- Những khách mua [buying customer] sẽ yêu cầu đại lý này bán hàng cho họ
- Nếu các mặt hàng thỏa mãn yêu cầu của user sẽ tiến hành một cuộc mua bán.
- Trong khi mua bán các mặt hàng :
Chuẩn bị một bảng báo giá cho khách mua hàng và giữ lại một bảng lưu
Một đơn đặt hàng sẽ được gửi đến khách bán hàng
Số tiền sau khi trừ hoa hồng sẽ được gửi đến cho khách bán hàng.
Bài 4:
Trung tâm Free Blood Center cung cấp toàn bộ lượng máu cho các bệnh viện trong khu
vực dựa theo nhu cầu và cung cấp huyết thanh cho trung tâm phân phối huyết thanh. Các
bệnh viện sẽ gửi các yêu cầu về lượng máu cần ngay hoặc cần trong một vài ngày tới đến
trung tâm. Huyết thanh được cấp phát mỗi ngày một lần.
Sau 21 ngày, sẽ thực hiện kiểm kê toàn bộ lượng máu, sau đó sẽ rút ra và chuyển chúng
thành huyết thanh rồi gửi đến trung tâm phân phối huyết thanh.
Khi kiểm kê, nếu thấy số lượng máu nhóm A và O thấp hơn 10 lít sẽ phát động lời kêu
gọi tình nguyện hiến máu đến những người đã hiến máu trước đây.
Hồ sơ của mỗi người hiến máu sẽ được lưu giữ trong hệ thống. Hồ sơ này bao gồm họ tên
người hiến máu, địa chỉ, nhóm máu, ngày hiến máu gần nhất, và hồ sơ sức khỏe của
người hiến máu. Khi người hiến máu đến hiến máu, trung tâm sẽ tiến hành cuộc kiểm tra
để chắc chắn 2 điều :
a.Thời gian tính từ lần hiến máu gần nhất đến lúc này đủ lâu cho phép
b.Người hiến máu vẫn duy trì được tình trạng sức khỏe tốt.
Nếu người hiến máu được chấp nhận, sẽ tiến hành rút máu và đưa vào kiểm kê.
Mỗi tuần một lần, người thư ký sẽ lấy tên và địa chỉ của toàn bộ những người đã

đến hiến máu trong tuần trước đó và gửi cho họ một tấm thiệp cảm ơn
Thỉnh thoảng, người y tá có thể phát hiện ra lượng máu báo cáo của một nhóm máu nào
đó chênh lệch với lượng máu đã kiểm kê. Nội trong ngày hôm đó phải điều chỉnh sự khác
biệt này. Sự việc phải được báo cáo ngay cho người giám sát [supervisor] biết. Sau đó,
người giám sát sẽ kiểm tra lại kết quả kiểm kê trước khi cho phép người thư ký thay đổi
để cập nhật lại kết quả kiểm kê.
Xây dựng DFD cho hệ thống.
Bài 5:
Một công ty du lịch tổ chức các chuyến du lịch trong và ngoài nước. Bộ phận tổ chức của
công ty sẽ thông báo các chuyến du lịch cụ thể trên các tờ báo. Sau đó người ta sẽ đến
đăng ký đi du lịch tại bộ phận tổ chức này.
Đối với các chuyến du lịch ở nước ngoài, bộ phận này phải lập danh sách các khách xin
cấp visa và chuyển qua bộ phận Visa; bộ phận Visa sẽ liên hệ với các khách để bổ sung
thêm các thông tin cần thiết cho việc xin cấp Visa [nếu cần]; rồi sau đó bộ phận visa sẽ
lập và gửi danh sách khách hợp lệ qua Sở ngoại vụ để được duyệt xét cấp visa. Sở ngoại
vụ sẽ gửi trả lại cho bộ phận Visa danh sách các khách không được cấp Visa cùng với các
Visa của các khách hợp lệ. Bộ phận Visa sẽ thông báo lại cho các khách không được cấp
Visa, lập và chuyển danh sách khách được cấp Visa và các Visa cho bộ phận tổ chức. Bộ
phận tổ chức sẽ gửi Visa cho các khách.
Đối với các chuyến du lịch trong nước thì bộ phận tổ chức không cần phải làm thủ tục xin
cấp Visa này.
Cuối cùng, bộ phận tổ chức lập danh sách chính thức các khách tham gia vào chuyến du
lịch, đồng thời thông báo cho các khách, bộ phận hướng dẫn và đội xe là chuyến du lịch
được tổ chức vào ngày giờ nào. Bộ phận hướng dẫn chỉ định hướng dẫn viên nào sẽ cùng
đi với khách. Đội xe sẽ chỉ định tài xế nào và điều xe nào để đi.
Cuối mỗi tháng, bộ phận tổ chức sẽ thống kê có những chuyến du lịch đã được tổ chức và
những khách tham gia vào mỗi chuyến du lịch và gửi bảng này cho giám đốc công ty.
Xây dựng DFD cho hệ thống.
Bài 6:
Một công ty dược phẩm muốn xây dựng một hệ thống quản lý thông tin. Công ty gồm có

các bộ phận : Ban giám đốc, Phòng giao dịch và Phòng thương mại. Phòng Giao dịch
đảm nhận thủ tục nhập xuất dược phẩm. Các công ty dược phẩm nước ngoài sẽ gửi danh
sách các dược phẩm cho phòng Giao dịch để chào hàng. Phòng giao dịch sẽ chuyển danh
sách này cho Ban giám đốc để xét duyệt nhập mua. Sau khi xét duyệt, Ban giám đốc sẽ
thông báo cho phòng Giao dịch biết các loại dược phẩm cùng với số lượng được phép
nhập mua. Sau đó, phòng Giao dịch sẽ lập một đơn đặt hàng trong đó có ghi các loại
dược phẩm với số lượng cần mua và gửi đơn này cho công ty dược phẩm nước ngoài và
Phòng Thương mại. Theo đúng kế hoạch, công ty dược phẩm nước ngoài sẽ đem dược
phẩm đến giao cho công ty. Phòng thương mại đảm nhận việc nhận dược phẩm và cất
vào kho. Khi nhận dược phẩm, nếu phát hiện những dược phẩm không có trong đơn
hàng, những dược phẩm quá hạn sử dụng hoặc quá số lượng đặt mua thì phòng Thương
mại lập tức trả ngay những dược phẩm này cho bên giao, đối với những dược phẩm hợp
lệ thì phòng Thương mại cất những dược phẩm này vào kho. Sau đó , các khách hàng đến
liên hệ với phòng Thương mại để mua các dược phẩm của công ty với điều kiện các dược
phẩm này còn tồn trong kho; khách hàng có thể trả tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài
khoản ngân hàng của công ty [trả đủ hoặc trả thiếu]. Cuối mỗi tháng, Phòng thương mại
phải tổng kết công nợ của mỗi khách hàng [tiền thiếu] để lập giấy báo nợ và gửi các giấy
này cho các khách hàng ngay sau đó; phòng còn lập và gửi bảng thống kê nhập xuất tồn
dược phẩm cho Ban giám đốc. Ngoài ra, định kỳ cuối mỗi tháng, đoàn kiểm tra dược
phẩm sẽ đến công ty để kiểm tra số dược phẩm đang chứa trong kho, nếu phát hiện các
dược phẩm nào bị kém phẩm chất hoặc các dược phẩm bị cấm sử dụng [đoàn kiểm tra
cho biết danh sách các dược phẩm bị cấm sử dụng và phẩm chất của từng dược phẩm],
các dược phẩm này sẽ bị đoàn kiểm tra tịch thu và lập biên bản tịch thu gửi cho Ban giám
đốc.
Xây dựng DFD cho hệ thống.
Bài 7:
Một nhà xuất bản sách cần xây dựng một hệ thống quản lý thông tin. Nhà xuất bản gồm
có các bộ phận : Ban giám đốc, Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận tài vụ, Bộ phận thương mại và
xưởng in. Nhà xuất bản có một đội ngũ tác giả viết những tựa sách mà nhà xuất bản sẽ
xuất bản ra. Mỗi tác giả có thể chỉ viết một tựa sách hoặc có thể viết nhiều tựa sách.

Ngoài ra có thể nhiều tác giả cùng hợp tác viết chung một tựa sách. Những thông tin về
tác giả bao gồm : Mã tác giả, Họ tên, địa chỉ. Những thông tin về tựa sách bao gồm : Mã
sách, tựa đề, số trang, năm xuất bản, giá tiền, các bản in của một tựa sách sẽ có cùng một
mã sách.
Sau khi các tác giả viết xong một tựa sách, họ sẽ đem bản thảo đến bộ phận kỹ thuật của
nhà xuất bản để bộ phận này dàn trang, làm chế bản rồi đưa ra xưởng in. Ngoài ra bộ
phận kỹ thuật còn nhận những thông tin sửa đổi, đính chính của tác giả về tựa sách để kịp
thời sửa chữa hoặc in đính chính. Trước khi chuyển chế bản sách sang xưởng in, bộ phận
kỹ thuật sẽ thống kê số trang sách trong một tựa sách, kích thước sách, số bản in rồi gửi
báo cáo này cho Ban giám đốc và Bộ phận tài vụ và xưởng in. Bộ phận tài vụ sẽ tính tiền
nhuận bút cho các tác giả, sau đó các tác giả sẽ đến phòng tài vụ nhận tiền. Phòng tài vụ
sẽ lập phiếu chi [Mã phiếu chi, ngày lập, số tiền] cho mỗi tác giả đến nhận tiền [một tác
giả có thể nhận được nhiều phiếu chi nếu có cùng lúc nhiều tựa sách được in].
Nhà xuất bản có nhiều xưởng in sách, mỗi xưởng in [Mã xưởng, tên xưởng, địa chỉ] trực
thuộc quản lý của một giám đốc xưởng in [Mã giám đốc, Họ tên, địa chỉ], và mỗi giám
đốc xưởng in chỉ quản lý một xưởng in. Một xưởng in có thể in nhiều tựa sách, nhưng tựa
sách chỉ in hoàn chỉnh tại một xưởng in. Sau khi in xong các tựa sách sẽ được xếp vào
kho trước khi giao cho nhà sách. Nhà xuất bản có các khách hàng là những nhà sách [Mã
nhà sách, tên nhà sách, địa chỉ] đặt mua các tựa sách. Một nhà sách có thể mua nhiều
sách và mỗi tựa sách có thể bán cho nhiều nhà sách. Bộ phận thương mại của nhà xuất
bản sẽ thực hiện công việc bán các tựa sách đã in cho các nhà sách. Mỗi lần giao sách, Bộ
phận thương mại sẽ lập phiếu bán sách [Mã phiếu bán, ngày lập, tên tựa sách, số lượng,
thành tiền]. Các nhà sách có thể trả tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng
của nhà xuất bản. Cuối mỗi tháng, Bộ phận tài vụ có nhiệm vụ tính khoản công nợ [tiền
thiếu] của các nhà sách để lập giấy báo nợ và gửi cho họ. Bộ phận tài vụ cũng sẽ thống kê
tổng thu chi mỗi tháng và gửi bản thống kê này cho Ban giám đốc nhà xuất bản.
Yêu cầu :
Lập DFD ở mức chi tiết nhất [toàn bộ hệ thống trên một hình vẽ DFD]
Lập Mô hình ERD và thiết kế CSDL ở dạng chuẩn 3
Bài 8:

Một trung tâm xét nghiệm và chẩn đoán y khoa cần xây dựng một hệ thống quản lý các
hoạt động của trung tâm. Trung tâm có nhiệm vụ làm xét nghiệm hay khám bệnh cho các
bệnh nhân có nhu cầu. Mỗi cuộc xét nghiệm do một bác sĩ hay một y tá thực hiện, mỗi
bác sĩ hay y tá chỉ có thể thực hiện các xét nghiệm thuộc chuyên khoa của họ [một bác sĩ
có một số y tá thuộc quyền và những y tá này chỉ phục vụ cho chuyên khoa của bác sĩ đó
mà thôi]. Những thông tin về y tá gồm : mã số y tá, họ tên, địa chỉ. Một số y tá ngoài
nhiệm vụ xét nghiệm còn đảm nhận các công việc khác như tiếp nhận bệnh nhân, chăm
sóc bệnh nhân,  riêng các ca khám bệnh, chỉ có những bác sĩ có thể tiến hành khám và
chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân thuộc chuyên khoa mình phụ trách. Những thông tin về
bác sĩ gồm : mã số bác sĩ, họ tên, địa chỉ, chuyên khoa. Các bệnh nhân đến xét nghiệm
hay khám bệnh đều phải đăng ký trước với trung tâm, những thông tin về bệnh nhân gồm
: mã số bệnh nhân, họ tên, địa chỉ, năm sinh, loại bệnh nhân [bình thường, nghèo khó,
bảo hiểm y tế, cán bộ cao cấp]
Nếu bệnh nhân mới đến xét nghiệm hay khám bệnh lần đầu tiên, y tá phụ trách tiếp nhận
bệnh nhân sẽ tạo ra thông tin bệnh nhân mới trong hệ thống, nếu bệnh nhân đã từng đến
xét nghiệm hay khám bệnh tại trung tâm, thì in ra tiền sử bệnh tật của bệnh nhân đó. Sau
đó, y tá này sẽ sắp xếp lịch xét nghiệm hay khám bệnh rồi báo cho bệnh nhân và bác sĩ
phụ trách biết ngày, giờ, phòng xét nghiệm hay khám bệnh. Nếu bệnh nhân có tiền sử
bệnh tật thì chuyển bản in tiền sử bệnh tật của bệnh nhân cho bác sĩ hay y tá phụ trách.
Ơû mỗi lần xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hay y tá xét nghiệm tại một phòng
chuyên trách. Mỗi ca xét nghiệm chỉ do một bác sĩ hay y tá tiến hành cho một bệnh nhân.
Trong trường hợp ca khám bệnh, mỗi lần khám cũng do một bác sĩ khám cho một bệnh
nhân. Giá tiền của các ca xét nghiệm hay khám bệnh tùy thuộc vào loại xét nghiệm, loại
bệnh và loại bệnh nhân. Sau mỗi ca xét nghiệm hay khám bệnh, cần phải lưu lại tên bác
sĩ, y tá thực hiện, ngày giờ thực hiện, giá tiền.
Mỗi ca xét nghiệmhay khám bệnh đều có kết quả và những kết quả này sẽ được gửi đến
cho bệnh nhân sau khi họ đã thanh toán tiền viện phí đầy đủ cho nhân viên tài chính.
Những kết quả đó cũng được y tá phụ trách bệnh nhân lưu vào tiền sử bệnh tật của bệnh
nhân để sử dụng lần sau. Khi bệnh nhân đến thanh toán viện phí, nhân viên tài chính sẽ in
ra hóa đơn thanh toán gồm các thông tin : mã số hóa đơn, ngày lập, tổng chi phí. Mỗi hóa

đơn chỉ cấp cho một bệnh nhân, nhưng một bệnh nhân có thể có nhiều hóa đơn nếu đến
khám hay xét nghiệm nhiều lần. Cuối mỗi ngày, nhân viên kế toán sẽ thống kê số ca xét
nghiệm hay khám bệnh đã tiến hành trong ngày, tính toán tổng thu, đối chiếu với số tiền
thu được sau khi kiểm kê của nhân viên tài chính. Nếu kết quả không khớp nhau sẽ phải
tiến hành kiểm kê và thống kê lại trước khi báo cáo cho giám đốc trung tâm.
Yêu cầu :
Lập DFD ở mức chi tiết nhất [toàn bộ hệ thống trên một hình vẽ DFD]
Lập Mô hình ERD và thiết kế CSDL ở dạng chuẩn 3
Bài 9:
Một bệnh viện cần xây dựng một hệ thống quản lý hoạt động của bệnh viện. Bệnh viện
hiện đang hoạt động như sau :
Đứng đầu bệnh viện là ban giám đốc điều hành chung hoạt động của bệnh viện. Dưới ban
giám đốc có các khoa, trung tâm trực thuộc bệnh viện. Mỗi khoa, trung tâm đều có các
bác sĩ, y tá và nhân viên làm việc.
Mỗi khi có bệnh nhân đến khám bệnh, bác sĩ của bệnh viện sẽ tiến hành khám tổng quát
cho bệnh nhân. Nếu bác sĩ đề nghị bệnh nhân phải nằm viện và đưa giấy xác nhận, bộ
phận tiếp nhận bệnh nhân sẽ ghi nhận thông tin bệnh nhân mới vào hệ thống, sau đó sẽ
chuyển bệnh nhân đến khoa điều trị thích hợp đồng thời gửi kèm theo kết quả khám tổng
quát của bác sĩ. Trường hợp bệnh nhân đã từng điều trị tại bệnh viện trước đây thì không
cần tạo thông tin bệnh nhân mới mà in ra tiền sử bệnh tật của bệnh nhân rồi gửi kèm với
kết quả khám tổng quát.
Mỗi khoa đều được thông báo trước khi sắp sửa tiếp nhận bệnh nhân mới. Khi bệnh nhân
nhập viện, nhân viên phụ trách bệnh nhân ở khoa sẽ ghi nhận thông tin bệnh nhân vào hệ
thống bao gồm hai nhóm thông tin lý lịch và hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân. Ngoài ra mỗi
bệnh nhân khi nhập viện đều được dự đoán ngày ra viện. Trong quá trình điều trị tại bệnh
viện, tất cả các ca xét nghiệm, ca khám bệnh, phương pháp chữa trị, những phản ứng phụ
của bệnh nhân đều được ghi nhận vào trong hồ sơ bệnh lý.
Đến ngày xuất viện theo dự kiến, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám lại một cách cẩn thận
trước khi cho phép bệnh nhân xuất viện. Trong hầu hết các trường hợp, các bệnh nhân
được phép xuất viện với giấy ra viện và hóa đơn thanh toán kèm theo sau khi bệnh nhân

đã thanh toán viện phí đầy đủ với nhân viên tài chính.
Tuy nhiên trong trường hợp bệnh chưa dứt, bệnh nhân buộc phải ở lại điều trị tiếp với
phương pháp điều trị mới và sẽ được dự đoán lại ngày ra viện. Những thông tin này đều
được cập nhật vào hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân.
Cuối mỗi ngày, nhân viên tài chính của bệnh viện sẽ kiểm kê số tiền thu được rồi đối
chiếu với thống kê hóa đơn của nhân viên kế toán. Trong trường hợp không khớp sẽ phải
tiến hành kiểm kê và thống kê lại trước khi báo các cho Ban giám đốc bệnh viện.
Yêu cầu :
Lập DFD ở mức chi tiết nhất [toàn bộ hệ thống trên một hình vẽ DFD]
Viết các PS mô tả cho hoạt động của hệ thống
Bài 10:
Một xí nghiệp phát hành sách giáo khoa có hệ thống nhà kho đặt rải rác ở nhiều vùng
khác nhau. Những kho này có nhiệm vụ lưu trữ sách do nhiều nhà xuất bản ấn hành. Bộ
phận quản lý xí nghiệp cung cấp một số điểm đáng lưu ý như sau :
-Mỗi đầu sách [tựa sách] được cấp một số ISBN duy nhất
-Nhiều NXB có thể ấn hành cùng một đầu sách, nhưng số ISBN của đầu sách đó là duy
nhất.
-Một đầu sách có thể do nhiều tác giả cùng soạn chung.
-Một đầu sách có thể được lưu trữ ở nhiều kho khác nhau, nhưng yêu cầu phải nắm được
từng kho hiện chứa bao nhiêu đầu sách của NXB.
-Mỗi đầu sách chỉ do một NXB nào đó ấn hành một lần, nhưng nó có thể được ấn hành
bởi nhiều NXB khác nhau.
Các yếu tố thông tin cần lưu trữ bao gồm :
- Số ISBN của đầu sách
- Tựa sách
- Nội dung tóm tắt
- Năm xuất bản
- Tên tác giả
- Họ tác giả
- Địa chỉ tác giả

- Tôn chỉ của NXB
- Địa chỉ của nhà xuất bản
- Mã số kho
- Tên kho
- Mã số vùng
- Tên vùng
- Dân số vùng
- Lượng tồn kho
Yêu cầu :
Thiết lập mô hình quan niệm dữ liệu
Chuyển sang mô hình quan hệ
Bài 11:
Một siêu thị nhỏ muốn xây dựng một Hệ thống thông tin về tình trạng các mặt hàng được
cung cấp và bán ra cho khách. Qua tìm hiểu người phân tích nhận thấy siêu thị này được
tổ chức như sau :
Siêu thị được chia ra làm nhiều khu vực : mỗi khu vực chỉ bán một loại hàng nhất định.
Mỗi khu vực có một người quản lý và nhiều nhân viên. Mỗi quản lý chỉ quản lý một khu
vực và mỗi nhân viên chỉ làm việc cho một khu vực duy nhất. Các thông tin cần lưu trữ
về các khu vực và các nhân viên bao gồm :
-Mỗi khu vực có một mã số và tên khu vực
-Mỗi nhân viên có một mã số nhân viên, tên nhân viên, mức lương, ngày vào làm việc.

Chủ Đề