Bài tập viết công thức phán đoán

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

ĐỀ THI TỰ LUẬN LOGIC HỌC

 Đề 1:

Câu 1: Chỉ ra nội hàm, ngoại diên của khái niệm “Phán đoán phủ định chung”

Câu 2: Cho 3 khái niệm: trí thức; cử nhân kinh tế; thanh niên

a, Xác định quan hệ bao hàm và mô hình hóa quan hệ của 3 khái niệm trên.

b, Xác định những khái niệm mới hình thành dựa vào mô hình trên.

c, Dựa vào 3 khái niêm trên lập những phán đoán a,i,o chân thực, xác định tính chu diên của các thuật ngữ và mô hình hóa nó.

Câu 3: Cho {[[a ^ b] -> c] ^ [“không” c]} -> [“không a” V “không b”].

Hãy gán cho a,b,c những phán đoán đơn để sao cho công thức trên lập thành câu [tương đối] có nghĩa.

Đề 2:

Câu 1: Cho phán đoán “Một số nhà kinh tế học là giáo sư, vì một số nhà khoa học là nhà kinh tế học.

a. Mô hìnhh hóa quan hệ thực của các thuật ngữ trong phán đoán trên

b. Từ phán đoán trên, hãy khôi phục lại tam đoạn luận theo 2 phương án khác nhau rồi xác định tính chu diên của các thuật ngữ.

c. Các suy luận trên vì sao ko hợp logic?

d. Hãy thực hiện phép đối lập chủ từ ở tiền đề lớn của 1 trong 2 tam đoạn luận đã khôi phục

e. Từ 3 thuật ngữ trong phán đoán của đề bài hãy khôi phục thành tam đoạn luận đúng

Câu 2:

Cho 4 phán đoán

1, Nếu ko học ngoại ngữ giỏi thì ko thể làm kinh tế đối ngoại giỏi

2, Nếu học ngoại ngữ giỏi thì sẽ làm kinh tế đối ngoại giỏi

3, Muốn làm kinh tế đối ngoại giỏi thì phải học ngoại ngữ giỏi

4, Hễ ko làm kinh tế đối ngoại giỏi thì tức là ko học ngoại ngữ giỏi

a. Hãy viết công thức logic của các phán đoán và xác định các cặp đẳng trị

b. Từ 4 phán đoán trên hãy chọn 1 phán đoán chân thực, tự viết 1 phán đoán nữa để rút ra kết luận đúng theo phương pháp suy luận điều kiện thuần túy. Viết công thức logic và chứng minh công thức đó là hẳng đúng.

Đề 3:

Câu 1: 1 số giảng viên là nữ giáo sư, vì một số nhà khoa học là nữ giáo sư.

a. Mô hìnhh hóa quan hệ thực của các thuật ngữ trong phán đoán trên

b. Từ phán đoán trên, hãy khôi phục lại tam đoạn luận theo 2 phương án khác nhau rồi xác định tính chu diên của các thuật ngữ.

c. Các suy luận trên vì sao ko hợp logic?

d. Hãy thực hiện phép đối lập chủ từ ở tiền đề lớn của 1 trong 2 tam đoạn luận đã khôi phục

e. Từ 3 thuật ngữ trong phán đoán của đề bài hãy khôi phục thành tam đoạn luận đúng

Câu 2: Nếu không mở rộng hội nhập kinh tế, thì nước ta sẽ không phát triển.

Nếu mở rộng hội nhập kinh tế, thì nước ra sẽ phát triển .

Muốn phát triển, thì nước ta phải mở rộng hội nhập kinh tế

Hễ không phát triển, thì nước ta đã không mở rộng hội nhập kinh tế.

a. Hãy viết công thức logic của các phán đoán và xác định các cặp đẳng trị

b. Từ 4 phán đoán trên hãy chọn 1 phán đoán chân thực, tự viết 1 phán đoán nữa để rút ra kết luận đúng theo phương pháp suy luận điều kiện thuần túy. Viết công thức logic và chứng minh công thức đó là hẳng đúng.

Đề 4:

Câu 1: Xác định tính chu diên không chu diên của các thuật ngữ trong các câu sau đây:

a- Một số dự báo xã hội không chuyển thành hiện thực.

b- Đa số tiền tệ được đưa vào lưu thông.

c- Mỗi loại tiền có giá trị sử dụng riêng.

d- Không ngân hàng nào lại không muốn làm ăn có hiệu quả.

Câu 2: Cho 4 định nghĩa khái niệm về logic học, hỏi định nghĩa khái niệm nào đúng 

Câu 3: Cho phán đoán sau: ” Mọi sinh viên đều phải nỗ lực học tập để ngày mai lập nghiệp, vì vậy sinh viên trường ĐHNT cũng phải nỗ lực học tập để ngày mai lập nghiệp.”

a- Khôi phục luận 3 đoạn đúng từ luận 3 đoạn rút gọn trên.

b- Cho biết luận 3 đoạn vừa khôi phục thuộc kiểu hình mấy, có phương thức kết hợp như thế nào?

c- Cho biết quan hệ giữa các thuật ngữ trong các phán đoán trên và mô hình hóa chúng.

d- Thực hiện phép đối lập vị ngữ với phán đoán kết luận.

Đề 5:

Câu 1: VIết công thức của các mệnh đề sau

a. Làm j có chuyện trời ấm mà lại không mưa

b. Trời lạnh khi và chỉ khi trời khô và hanh

Cho a trời mưa b Trời ấm c Trời ẩm

Câu 2: Tìm giá trị logic của các phán đoán trên

Câu 3: Tìm S,P và xác định tính chu diên, vẽ mô hình

a. lan không phải hs không có ý thức học tập

b. Có những doanh nghiệp tư nhân bị phá sản

c. Các nhà kinh tế có khả năng tư duy tốt

Câu 4: Cho định nghĩa ” Tự do là sự nhận biết cái tất yếu và hành động theo cái tất yếu”

a. Cho biết hình thức của định nghĩa khái niệm trên. Giải thích

b. Cho biết quan hệ Dfd và Dfn. Vẽ hình

Đề 6:

Câu 1: Cho các thuật ngữ sau : sinh viên, sinh viên tiên tiến,sinh viên tiên tiến xuất sắc, sinh viên đại học, sinh viên đại học NT, sinh viên tiên tiến đại học NT.

a] Mô hình hóa các khái niệm trên

b] Xác định tiến trình mở rộng và thu hẹp ở các khái niệm trên. Vẽ hình.

Câu 2:Cho 4 phán đoán:

a]Mọi phán đoán là hình thức của tư duy.

b]Có những phán đoán đơn nhất không phải phán đoán khẳng định.

c] Nhiều môn chuyên ngành được sinh viên ưa thich.

d]”NNL cơ bản của chủ nghĩa MacLe” không phải là môn học chuyên ngành của sinh viên khối kinh tế.

Xác định thuật ngữ chu diên, thuật ngữ ko chu diên bằng hình vẽ.

Câu 3: Thực hiện phép đối lập vị ngữ 2 phán đoán a và b của bài tập 2.

Câu 4: Mọi sinh viên đều mong muốn học tập tốt vì ngày mai lập nghiệp, nên Lan cũng mong muốn như vậy.

a]Khôi phục luận 3 đoạn đúng.

b]Tam đoạn luận trên thuộc loại gì và sử dụng phương thức nào ?

Đề 7 [ năm nay mới thi của CLC ngoài CS1]:

Câu 1: Sự phân chia khái niệm sau là đúng hay sai, vì sao?

Phán đoán gồm:

– Phán đoán khẳng định

– Phán đoán phủ định

– Phán đoán toàn thể

Câu 2: Câu sau có phải là 1 phán đoán ko, vì sao:

“Có một số câu khẳng định không phải là phán đoán.”

Câu 3: Nêu ý kiến về đoạn văn sau: ko nhớ rõ chi tiết

Câu 4: Các suy luận sau là kiểu suy luận gì và nó có hợp logic hay ko, vì sao:

a] Thuật ngữ này ko chu diên vì nó ko phải chủ từ trong phán đoán toàn thể.”

b] Nếu bạn thường xuyên làm bài tập thì sẽ nắm đc phương pháp giải. Nếu nắm vững phương pháp giải sẽ giải đc những bài tương tự. Bài này tương tự với những bài đã làm. Thế mà cậu lại ko giải được.

Bài 5: Viết 3 phán đoán tương đương với phán đoán sau, nêu rõ công thức logic: ” Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.”

Video liên quan

Chủ Đề