Bài toán cối xay nước trong ipho 2008 năm 2024

1 giờ 30 phút chiều ngày 22-7, gần 400 thí sinh của 82 quốc gia dự thi Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 39 [IPhO 2008] đã kết thúc phần thi lý thuyết sau 5 giờ đồng hồ đua tranh căng thẳng. Ngay sau phần thi, các thí sinh đến từ nhiều nước như Đan Mạch, Australia, Hoa Kỳ, Việt Nam… đã nhận định: đề thi tuy hay nhưng rất khó.

Các thành viên đội tuyển Việt Nam dùng bữa trưa.

Lâu lắm rồi, nhân viên khách sạn La Thành mới có buổi phục vụ bữa trưa vào lúc 3 giờ chiều. Rời phòng thi sau 5 tiếng đồng hồ làm bài tập lý thuyết, các thí sinh dự thi IPhO 2008 mới bắt đầu bữa trưa muộn màng, nhưng hầu hết đều tỏ ra khá vui vẻ và thoải mái. Jake Glidden, thành viên đội tuyển Australia cho biết, đề thi rất khó và các bạn trong đội của Jake chỉ làm được khoảng 50% nhưng thí sinh này cũng tỏ ra rất thích thú với cuộc thi Olympic vì được “thử sức và giao lưu với bạn bè quốc tế”. “Đề thi rất hay, nhưng tương đối khó “ - Henrik Jacobsen [đội tuyển Đan Mạch] chia sẻ. Henrik cho biết thêm, các thành viên của đội tuyển cũng làm bài bình thường, không quá xuất sắc. Khi được hỏi về kết quả làm bài, Henrik cười tươi: “Chắc được 5/30 điểm nhưng đoàn Đan Mạch không đặt ra mục tiêu có huy chương tại IPhO lần này, chủ yếu dự thi để giao lưu với bạn bè quốc tế”.

Sáng sớm trước giờ thi, Nguyễn Đức Minh hơi mệt và bị đau đầu, nhưng cuối cùng em vẫn hoàn thành bài thi tương đối tốt. “Đề thi khó, có 3 câu nhưng em chỉ làm được hơn 2 câu một chút. Nhìn chung, đề Olympic Vật lý quốc tế khó hơn đề của kỳ thi Vật lý châu Á nhiều” – Minh tâm sự [Nguyễn Đức Minh vừa đoạt HCB Vật lý châu Á 2008]. Lần đầu tiên dự thi Olympic quốc tế, Trần Anh Vũ cũng tỏ ra khá tự tin: đề thi có 3 câu, tuy làm gần hết nhưng có lẽ chỉ tự tin với 2 câu. Đây cũng là tình hình chung của nhiều thí sinh tham dự kỳ Olympic quốc tế lần này. Được “bầu” là người làm bài tốt nhất, Đỗ Hoàng Anh cũng khiêm tốn khi nói về kết quả làm bài vì đề thi tương đối khó nên mục tiêu HCV cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong bài thi thực hành.

Ngay trước ngày thi, đội tuyển Mỹ được đánh giá là một trong những đội mạnh nhất [cùng với Nga, Trung Quốc…] nhưng kết thúc buổi thi lý thuyết hôm qua, Rui Hu [đội tuyển Mỹ] lắc đầu: đề thi dài và khó nên năm nay, khó kỳ vọng có huy chương vàng [HCV]. Tuy nhiên, chàng trai gốc Hoa này vẫn hy vọng vào bài thi thực hành, vốn được coi là thế mạnh của đội tuyển Mỹ. Rui Hu cũng chia sẻ: Để được vào đội tuyển IPhO, 5 thành viên đội Mỹ đã phải trải qua 3 vòng thi cấp quốc gia. Vòng thứ nhất có khoảng 4.000 HS tham dự, lựa chọn lấy 400 vào vòng 2.

Sau vòng 3 thì chỉ còn 24 HS tranh tài. Cả 24 HS này đều được tham gia một khóa huấn luyện kéo dài 10 ngày nhưng “trong trường phổ thông Mỹ thì điều được quan tâm nhất là các môn thể thao chứ không phải là những cuộc thi như Olympic Vật lý “ – Rui Hu cho biết. Khi đã được lọt vào “Top 5” để đại diện cho Mỹ đi dự thi IPhO 2008, 5 thành viên đội tuyển lại tiếp tục có một khóa huấn luyện ngắn 10 ngày rồi sau đó là 6 tuần tự học với sự hướng dẫn của giáo viên thông qua internet. Các giáo viên ra bài tập và chữa bài online, đồng thời chỉ ra những hạn chế của từng học sinh. Ngay trước khi sang Việt Nam, 5 học sinh lại tập trung học thêm khoảng 6 ngày, chủ yếu là trong phòng thí nghiệm. Vì vậy, đội tuyển Mỹ rất tự tin với phần thi thực hành.

Hôm nay, 23-7, các đội tuyển dự thi IPhO 2008 sẽ có một ngày nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn với các chuyến tham quan làng lụa Vạn Phúc [Hà Đông] và làng gốm Bát Tràng [Gia Lâm]. Ngày mai, 24-7, các đội tuyển sẽ tiếp tục so tài ở phần thi thực hành với thời gian làm bài 5 tiếng.

VIỆT LAN

Giáo sư Jerome Isaac Friedman diễn thuyết tại Đại học HuếNhân dịp đến Việt Nam dự Olympic Vật lý Quốc tế, chiều 22-7, GS Jerome Friedman-nhà Vật lý người Mỹ gốc Nga đoạt giải thưởng Nobel Vật lý 1990, Giám đốc Viện nghiên cứu hạt Quark Đại học MIT [Hoa Kỳ], đã đến thăm và làm việc tại ĐH Huế. Cùng đi có GS Bone, Giám đốc ĐH Kỹ sư quốc gia Val de Loire, GS Trần Thanh Vân, Chủ tịch Rencontres du Vietnam-Gặp gỡ Việt Nam, GS Kim Ngọc, Chủ tịch Hội Giúp đỡ trẻ em Việt Nam-AEVN…

Tại ĐH Huế, GS Jerome Isaac Friedman đã gặp gỡ thân mật và có buổi diễn thuyết trước cán bộ, chuyên viên và sinh viên về “Con đường đi đến khám phá hạt Quark”, kinh nghiệm và các yếu tố quyết định dẫn đến thành công trong nghiên cứu khoa học của ông. Trong dịp này, GS Friedman cho biết, ông sẽ dành thời gian đến thăm 12 ngôi nhà với hơn 90 trẻ mồ côi ở làng trẻ em SOS Đồng Hới [Quảng Bình] vì “tôi cũng là người đỡ đầu cho làng trẻ em SOS này”.

[HNM] - Hôm nay [28-7], sẽ diễn ra Lễ bế mạc và trao giải cuộc thi Ô-lim-pích Vật lý quốc tế năm 2008 [IPhO 2008] vừa diễn ra tại Hà Nội [từ 22-24/7]. Phóng viên báo Hànộimới đã có cuộc tiếp xúc với Giáo sư Nguyễn Quê Hương từ đại học Mác-san [Hoa Kỳ] được giới vật lý trong nước mời tham gia thuyết trình bảo vệ đề thi cho cuộc thi này.

GS. Nguyễn Quê Hương

[HNM] - Hôm nay [28-7], sẽ diễn ra Lễ bế mạc và trao giải cuộc thi Ô-lim-pích Vật lý quốc tế năm 2008 [IPhO 2008] vừa diễn ra tại Hà Nội [từ 22-24/7]. Phóng viên báo Hànộimới đã có cuộc tiếp xúc với Giáo sư Nguyễn Quê Hương từ đại học Mác-san [Hoa Kỳ] được giới vật lý trong nước mời tham gia thuyết trình bảo vệ đề thi cho cuộc thi này.

Qua một số người bạn cả ở Việt Nam lẫn Hoa Kỳ, tôi được biết GS vật lý - lý thuyết chất rắn Nguyễn Quê Hương của đại học Mác-san ở bang Tây Viếc-gi-ni-a - một bang gần thủ đô Oa-sinh-tơn - cùng một số GS, TS vật lý Việt Nam đã về nước tham dự trong thành phần Ban tổ chức cuộc thi.

Tuy nhiên, mọi liên hệ qua điện thoại với nữ GS của Mác-san đều không được. Mãi đến kỳ nghỉ cuối tuần qua, khi cuộc thi kết thúc tôi mới có được một cuộc hẹn với nữ giáo sư vật lý của Hoa Kỳ. Trả lời câu hỏi vui đầu tiên của tôi về sự khó khăn trong liên hệ cho bài phỏng vấn, bà cho biết:

- Có cái sự “ngoài vùng phủ sóng” như phóng viên vừa hỏi là do tôi cùng nhiều thành viên liên quan đến đề thi đã bị “cấm trại” tại một khách sạn bên hồ Tây để bảo đảm tuyệt đối bí mật cho đề thi. Đây là việc bình thường với các cuộc thi quốc tế. Mỗi chúng tôi được phát một máy tính cá nhân mới và các thành viên bắt đầu “cấm trại” từ 17-7. Kể từ đó tôi không có liên hệ với bên ngoài. Không điện thoại, không in-tơ-nét, không cả rong chơi và mọi sinh hoạt đều ở mãi trên tầng 7 của KS. Hai đầu hành lang nơi chúng tôi làm việc luôn có nhân viên KS và an ninh giúp đỡ nếu cần gì đó.

- GS có thể cho biết lý do được trong nước mời tham dự IPhO 2008 này?

- Giới vật lý Việt Nam cả ở trong nước và nước ngoài không nhiều lắm, nên các sự kiện vật lý đáng chú ý như cuộc thi này chẳng hạn là chúng tôi thường liên hệ với nhau. IPhO 2008 là một sự kiện quan trọng lại diễn ra ở quê hương mình nên càng thu hút sự quan tâm của giới vật lý Việt Nam ở nước ngoài. Tôi cùng một số GS, TS vật lý trên khắp thế giới được trong nước mời tham dự vì: theo thông lệ quốc tế, thi vật lý ở nước nào thì nước đó ra đề và nước chủ nhà phải bảo vệ đề thi dưới dạng thuyết trình bằng tiếng Anh trước một hội đồng quốc tế. Đây là điểm khác với thi Ô-lim-pích toán quốc tế, các nước góp đề sau đó bốc thăm để chọn lấy một đề và không có khâu thuyết trình và bảo vệ. Hội đồng quốc tế IPhO 2008 gồm khoảng 200 người từ 85 nước có thí sinh tham dự cuộc thi. Tôi cùng các anh chị được mời từ nước ngoài về để đảm đương công việc thuyết trình này.

- Trong thuyết trình đề thi IPhO 2008, có gì khó khăn nhất thưa Giáo sư?

- Trước hết tôi nhận thấy rằng, sau hai năm chuẩn bị đề, các lão làng trong đào tạo vật lý Việt Nam từ các trung tâm lớn như: ĐH Quốc gia HN, ĐH Sư phạm, Viện Vật lý... đã ra được những bộ đề thi rất tốt để rồi cuối cùng chọn ra bộ đề mà chúng tôi vừa bảo vệ. Với tôi, đây là một bộ đề thi [3 đề gồm: cơ học, quang học và nhiệt động học] hay và được các bạn quốc tế trong Hội đồng Quốc tế IPhO 2008 rất đồng tình.

Cái khó nhất trong công việc của tôi là làm sao phải chuyển tải được cái hay của đề thi Việt Nam đến khoảng 200 thành viên trong Hội đồng mà thời gian kết thúc chậm nhất là vào 12 giờ đêm cùng ngày 21-7, để các nước kịp dịch đề cho thí sinh sang ngôn ngữ của họ. Tôi đã lo lắng và hơi căng thẳng vì sáng 22-7, đã bắt đầu cuộc thi, vậy mà giữa chiều ngày 21-7, tôi mới lên bục thuyết trình bảo vệ trước từng ấy con người từ khắp nơi trên thế giới.

- Là người trực tiếp thuyết trình bảo vệ, theo Giáo sư điểm hay nhất của đề thi IPhO 2008 là gì vậy?

- Cũng theo thông lệ quốc tế, trong ba bài thi IPhO- dù tổ chức ở bất kỳ nước nào - phải có một đề liên quan tới văn hóa nước chủ nhà. Năm nay, anh chị em trong nước đã ra một đề lý cơ học rất hay, được các đoàn rất thích thú liên quan tới văn hóa dân tộc. Đó là thí sinh các nước sẽ phải tìm hiểu chuyển động xung quanh chiếc cối giã gạo nương bằng sức nước tự nhiên rất giản dị của đồng bào dân tộc vùng núi nước ta. Cái khó ở đây là các thí sinh quốc tế phải hình dung được một công cụ với nhiều em còn hoàn toàn xa lạ. Một điểm rất hay nữa của đề thi IPhO 2008 này là tính toán ô nhiễm môi trường của Hà Nội vào lúc 8 giờ sáng. Đại diện các nước rất thích đề này vì tính thiết thực của nó. Theo tôi đây là một điểm mà TP Hà Nội đáng lưu ý.

Theo cảm nhận của tôi, các em đã thực hiện rất tốt bài thi của mình cho dù khó khăn luôn xuất hiện ở bất kỳ cuộc thi nào.

- Cuối cùng, công việc của bà ở Hoa Kỳlà gì?

- Tôi là một GS vật lý - lý thuyết chất rắn, chuyên về na-nô - vật liệu siêu nhỏ dùng trong vi mạch điện tử. Ở Hoa Kỳ không có việc chỉ giảng dạy mà không có công trình nghiên cứu. Hàng năm, ngoài lên bục giảng, tôi phải công bố nghiên cứu của mình. Việc này không ai bắt buộc, nhưng trong môi trường cạnh tranh cao như ở Hoa Kỳ thì, không nghiên cứu đồng nghĩa với việc tự đào thải mình. Đại học Mác-san có 17.000 sinh viên; trong số đó có khoảng 70 sinh viên Việt Nam, chủ yếu là đi học tự túc. Tôi hy vọng các sinh viên du học tại Hoa Kỳ sẽ là một tài nguyên tri thức của đất nước trong tương lai.

Chủ Đề