Bản đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp

Theo Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cấp tỉnh hoàn thành và báo cáo kết quả trước ngày 16/4/2020; cả nước và các vùng kinh tế - xã hội hoàn thành trước ngày 16/6/2020. Song tới nay, kết quả thực hiện công tác này chưa đạt tiến độ đề ra.

Tổng cục Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, theo Chỉ thị số 15 việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 nhằm đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh, các vùng kinh tế và cả nước để làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp trong 5 năm qua và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; đồng thời, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2021 – 2030. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tính đến ngày 31/7/2020, số đơn vị cấp xã đã cơ bản hoàn thành, đạt 93% tổng số xã; số đơn vị thực hiện cấp huyện đã cơ bản hoàn thành đạt 77% tổng số huyện. Ở cấp tỉnh, Tổng cục đã nhận được kết quả kiểm kê chính thức của 10 tỉnh là: Tiền Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Bắc Giang, Hậu Giang, Đồng Nai, Thái Bình, Ninh Thuận, Trà Vinh, An Giang; 3 tỉnh đã hoàn thành đang trong thời gian gửi kết quả trình UBND tỉnh là: Vĩnh Phúc, Bình Phước, Cà Mau.

Trên hệ thống phần mềm TK Online tính đền ngày 11/8/2020 có 33 tỉnh, thành phố đã đưa toàn bộ dữ liệu kiểm kê cấp xã lên hệ thống tổng hợp cấp tỉnh huyện; có 29 tỉnh, thành phố chưa đưa hết dữ liệu kiểm kê cấp xã trên hệ thống; đặc biệt có 3 tỉnh chưa xin cấp tài khoản để đưa dữ liệu kiểm kê cấp xã lên hệ thống là: Yên Bái, Hưng Yên, An Giang,

Ngày 12/8, tại buổi làm việc của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Tổng cục Quản lý đất đai và các đơn vị liên quan về công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019, Cục trưởng Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất [Tổng cục Quản lý Đất đai] Bùi Văn Hải cho biết, nguyên nhân của việc chậm hoàn thành công tác kiểm kê là do các địa phương chậm phê duyệt dự toán kinh phí; nhiều địa phương có khó khăn về kinh phí và chờ kinh phí hỗ trợ từ trung ương nên chưa phê duyệt dự toán, dẫn tới việc đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện chậm trễ; việc bố trí kinh phí nâng cấp phầm mềm kiểm kê còn thiếu và chậm.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương có thay đổi địa giới hành chính cấp xã, huyện do thực hiện Nghị quyết số 32 ngày 14/5/2019 của Chính phủ về kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2019 -2021 nên ảnh hưởng tới tiến độ công tác này.

Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc thực hiện ở các địa phương bị chậm, nhất là công tác thực hiện tại cấp huyện, tỉnh do chưa thể đi đôn đốc, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm…

Để đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm kê đất đai trong thời gian tới, Thứ trưởng Lê Minh Ngân yêu cầu Tổng cục Quản lý đất đai tiếp tục tham mưu để Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương về việc đôn đốc tiến độ thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019. Đồng thời, rà soát công tác triển khai tại các đơn vị trực thuộc, có liên quan và địa phương để kịp thời tháo gỡ.

Bên cạnh đó, cần tổ chức Hội nghị làm việc với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố nhất là các tỉnh thành chậm tiến độ công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019, chưa cập nhật sản phẩm trên hệ thống, để đôn đốc, cũng như tháo gỡ các khó khăn vướng mắc tại địa phương.

Theo khoản 4 Điều 18 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được lập theo quy định như sau:

Đơn vị hành chính

Diện tích tự nhiên [ha]

Tỷ lệ bản đồ

Cấp xã

Dưới 120

1: 1000

Từ 120 đến 500

1: 2000

Trên 500 đến 3.000

1: 5000

Trên 3.000

1: 10000

Cấp huyện

Dưới 3.000

1: 5000

Từ 3.000 đến 12.000

1: 10000

Trên 12.000

1: 25000

Cấp tỉnh

Dưới 100.000

1: 25000

Từ 100.000 đến 350.000

1: 50000

Trên 350.000

1: 100000

Cấp vùng

1: 250000

Cả nước

1: 1000000

Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình dạng đặc thù [chiều dài quá lớn so với chiều rộng] thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây.

2. Quy định về nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Theo khoản 5 Điều 18 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như sau:

- Nhóm lớp cơ sở toán học và các nội dung liên quan bao gồm: lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ bản đồ, khung bản đồ, chú dẫn, biểu đồ cơ cấu đất, trình bày ngoài khung và các nội dung khác có liên quan;

- Nhóm lớp hiện trạng sử dụng đất bao gồm: Ranh giới các khoanh đất tổng hợp và ký hiệu loại đất;

- Các nhóm lớp thuộc dữ liệu nền địa lý gồm:

+ Nhóm lớp biên giới, địa giới gồm đường biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước chỉ thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp tỉnh.

Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế - xã hội thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp huyện. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp tỉnh, huyện, xã thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp xã;

Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì ưu tiên biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.

+ Nhóm lớp địa hình gồm các đối tượng để thể hiện đặc trưng cơ bản về địa hình của khu vực cần thành lập bản đồ như: đường bình độ [khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái], điểm độ cao, điểm độ sâu, ghi chú độ cao, độ sâu; đường mô tả đặc trưng địa hình và các dạng địa hình đặc biệt;

+ Nhóm lớp thủy hệ và các đối tượng có liên quan gồm: biển, hồ, ao, đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác. Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp;

+ Nhóm lớp giao thông và các đối tượng có liên quan: bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông các cấp, kể cả đường nội đồng, đường trục chính trong khu dân cư, đường mòn tại các xã miền núi, trung du. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện thể hiện từ đường liên xã trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường đất đến các thôn bản.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh thể hiện từ đường liên huyện trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên xã. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế - xã hội và cả nước thể hiện từ đường tỉnh lộ trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên huyện;

+ Nhóm lớp đối tượng kinh tế, xã hội thể hiện tên các địa danh, trụ sở cơ quan chính quyền các cấp; tên công trình hạ tầng và các công trình quan trọng khác. Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp;

- Các ghi chú, thuyết minh;

- Nhóm lớp ranh giới và số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai khi in bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã:

+ Nhóm lớp này sẽ được in bên dưới lớp ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

+ Số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai chỉ thể hiện cho những khoanh đất trên bản đồ kiểm kê đất đai có ranh giới khoanh đất không trùng với ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề