Bằng mặt những không bằng lòng là gì

TP - “Sắp Đại hội Đảng rồi, đừng để xuất hiện chỗ này, chỗ kia tình trạng, trong họp đánh giá nhau rất tốt, tay bắt mặt mừng, nói nhau những điều tốt đẹp sau hội nghị đơn thư gửi loạn xạ. 

Điều này phải rất chú ý vì đó không phải là tinh thần của người cộng sản, càng không phải đúng với các nguyên tắc về xây dựng Đảng”, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (T.Ư) lưu ý khi kết luận Hội nghị giao ban việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị cụm các Tỉnh ủy, Thành ủy khu vực phía Bắc và các Đảng ủy trực thuộc T.Ư sáng 17/4.

Chặn móc ngoặc để hình thành “sân sau”, “lợi ích nhóm”

Báo cáo sơ kết việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo T.Ư cho biết, việc học tập các chuyên đề về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác được đưa vào sinh hoạt định kỳ ở chi bộ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng và trong mỗi tổ chức. 

Báo cáo của Ban Tuyên giáo T.Ư cũng dẫn chứng một số điển hình như Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư đã đưa vào kế hoạch năm 2019 việc thực hiện Chỉ thị 05 gắn với các nội dung cụ thể. Đặc biệt, cơ quan này đưa ra giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp nhà nước móc ngoặc với cán bộ, công chức nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân để hình thành “nhóm lợi ích”, “sân sau”; lạm dụng chức vụ, quyền hạn thao túng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí…

Tuy nhiên, báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế như việc giải quyết những vấn đề nổi cộm của một số cấp ủy, địa phương, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, thiếu quyết liệt trong tổ chức thực hiện. Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế, việc cảnh báo, phòng ngừa sai phạm thiếu kịp thời. Do đó, một số cán bộ, đảng viên bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống không được phát hiện sớm để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, dẫn đến phải kỷ luật đảng, hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

Khẳng định việc thực hiện Chỉ thị 05 đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng cho biết có nhiều mô hình mới, cách làm hay, thiết thực được duy trì và phát huy hiệu quả. Qua đó tạo ra những chuyển biến tích cực trên cả 2 mặt “xây” và “chống”. 

Lười học tập nghị quyết

Tuy nhiên, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng cũng thẳng thắn đánh giá, việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 05 gắn với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về xây dựng Đảng cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Việc lười học tập nghị quyết vẫn tồn tại ở nhiều nơi với nhiều biểu hiện như “sáng đông, chiều vắng”. Rồi đến học không ghi chép, quán triệt không sâu. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chưa được sáng tạo, làm cho các điển hình chưa được nhân rộng, chưa phát huy hết tác dụng.

“Trong thực tế có nhiều tin tốt, điển hình thu hút người ta quan tâm. Như trường hợp em bé đạp xe cả trăm cây số đi Hà Nội thăm em làm cả xã hội xúc động. Tôi nghĩ báo chí phải phát hiện để điển hình và bằng tài năng, tình cảm, sự rung cảm của mình để lan tỏa việc này”, ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh. 

Đặc biệt Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư lưu ý, sắp đại hội Đảng, đừng để xuất hiện chỗ này, chỗ kia tình trạng, trong họp đánh giá nhau rất tốt, tay bắt mặt mừng, nói nhau những điều tốt đẹp nhưng sau hội nghị đơn thư gửi loạn xạ hết. “Cái này là điều chúng ta phải rất chú ý vì đó không phải là tinh thần của người cộng sản, càng không đúng với các nguyên tắc về xây dựng Đảng”, ông Võ Văn Thưởng nói. 

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, năm 2019 là năm đánh dấu mốc 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, phải tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên, liên tục, sinh động, hiệu quả, phát huy thế mạnh của các loại hình tuyên truyền mà chúng ta có, khắc phục các nhược điểm. Đồng thời cần tiếp tục học tập, quán triệt chủ đề năm 2019 gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kết hợp chặt chẽ việc tự giác làm theo tư tưởng, với việc nêu gương của cán bộ, thực hiện trách nhiệm của cán bộ đảng viên và tăng cường kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng. 

Tình trạng “khẩu phục nhưng tâm chưa phục” là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất giữa nhà quản trị doanh nghiệp và các nhân viên của mình. Các nhân viên có thể tỏ ra ưng thuận với ý kiến của sếp nhưng trong lòng không muốn tuân theo.

 Là nhà quản trị nhân sự, nếu đang bị rơi vào hoàn cảnh ấy, bạn nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân theo những hướng dưới đây. Họ không thích tính bạn. Chúng ta thường thích làm việc với những cá nhân dù không thạo việc nhưng niềm nở, dễ gần hơn là những người giỏi mà khó tính, ứng xử phách lối.

Do đó, nếu bạn đối xử với nhân viên lạnh lùng, chẳng mấy thân thiện thì tất nhiên bạn sẽ không được họ yêu mến, cho dù họ vẫn nhẫn nại phục vụ bạn cho đến một ngày nào đó mà thôi. Chỉ có một vài ngoại lệ thuộc về loại người lãnh đạo độc tài nhưng lại sở hữu một tầm nhìn chiến lược xuất chúng đến nỗi mọi người đều phải nể phục và răm rắp tuân theo.

Bằng mặt những không bằng lòng là gì

Họ không tin tưởng bạn và bạn cũng không tin họ

Bạn nghĩ sao về việc có một đồng nghiệp mà bạn rất thích rủ rê đến quán nước sau giờ làm việc vì anh ta luôn có những câu chuyện hài để kể và tin nóng để sẻ chia? Người ấy luôn tiết lộ những “tin mật” về người khác.

Thích trò chuyện với anh ta nhưng có lẽ bạn sẽ không tin tưởng người ấy vì bạn cũng đoán ra rằng họ cũng sẽ kể với người khác về bạn khi khác. Tín nhiệm là điều còn quan trọng hơn cả sự quý mến nhau trong môi trường làm việc. Dù không thích ai đó nhưng bạn vẫn có thể làm việc với họ mà không sợ bị lừa dối hay bị tố cáo sai.

Họ không thấy được lợi ích khi cần xả thân vì công việc

Không ai sẵn sàng đi đến những nơi không mang đến cho họ sự thay đổi tích cực. Nếu bạn đưa ra một nhiệm vụ mới với kết quả kinh doanh đầy hứa hẹn nhưng lại không hề mang lại lợi ích thực tế cho cuộc sống của nhân viên thì không một cấp dưới nào muốn tham gia và nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đó.

Họ không hiểu vì sao phải làm những gì bạn yêu cầu

Có những nhà quản trị trẻ tài ba, luôn tập trung cao độ vào mục đích làm việc và chu đáo trong từng chi tiết của công việc, nhưng vì cứ cho rằng mọi người cũng hiểu như mình nên khi phân công công việc cho cấp dưới họ không hề đưa ra lời giải thích nào. Khi không hiểu vì sao phải làm công việc nào đó theo lệnh sếp thì nhân viên không chỉ không xác định được thời hạn và chất lượng công việc rõ ràng, mà còn nghi ngờ động cơ của sếp.

Họ cho rằng bạn không thật sự quan tâm đến họ

Là nhà quản trị, có thể nhiều lúc bạn sẵn sàng bỏ thời gian và tiền túi để cống hiến cho doanh nghiệp, nhưng nếu đòi hỏi nhân viên cũng làm như thế mà không có sự bù đắp lại thích đáng cho họ thì sẽ không ai chịu làm cả. Hãy thẳng thắn nói rằng khi hoàn thành công việc, nhân viên sẽ được thanh toán đầy đủ các chi phí và nếu kết quả xuất sắc sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.

Họ không cảm thấy được sự hỗ trợ và ghi nhận những cố gắng của bạn

Trả lương cho nhân viên là trách nhiệm của bạn, nhưng hỗ trợ họ làm việc tốt hơn và ghi nhận được những tiến bộ của từng nhân viên cũng là việc mà bạn phải làm thường xuyên. Một lời cảm ơn chân thành của bạn sẽ có tác động lớn đến đội ngũ nhân viên, thúc đẩy họ làm việc hết mình vì bạn. Họ không nhận đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ mới.

Bất kỳ khi nào cần chọn lựa một cá nhân để làm người chủ lực trong việc thực hiện một dự án mới, bạn hãy hỏi: “Anh (hoặc chị) cần biết thêm điều gì để thực hiện thành công dự án này?”.

Nếu không được trang bị đầy đủ kỹ năng và phương tiện làm việc, khi gặp trở ngại, các nhân viên sẽ chỉ trích, phê phán bạn quan liêu, quy lỗi về phía bạn.

Họ không tôn trọng tư chất của bạn

Nhà quản trị được nhân viên tôn trọng vì có tài năng, khả năng bao quát điều hành công việc và tính tình dễ mến. Một số nhà quản trị luôn đề cao cái tôi của mình và thể hiện rõ trước đội ngũ nhân viên, đã vậy thường hay phê phán quá mức những người mình không thích, bất kể cấp dưới hay cấp trên. Đó là lý do vì sao nhân viên đánh giá không cao về tư chất và những kỹ năng đối nhân xử thế của sếp.

Nguồn: DNSG

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

bằng mặt chẳng bằng lòng có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu bằng mặt chẳng bằng lòng trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ bằng mặt chẳng bằng lòng trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ bằng mặt chẳng bằng lòng nghĩa là gì.

Trong lòng thì giận ghét, không ưa nhưng bề ngoài vẫn tỏ ra hồ hởi, thân thiện.
  • ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung là gì?
  • nể cô, nể dì, lấy gì làm vốn là gì?
  • tiền hết gạo không, khôn ngoan rùa mốc là gì?
  • liệu cơm gắp mắm, liệu con gả chồng là gì?
  • chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời là gì?
  • nay tát đầm, mai tát đìa, ngày kia giỗ hậu là gì?
  • người dại cởi truồng, người khôn xấu mặt là gì?
  • đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ là gì?
  • ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "bằng mặt chẳng bằng lòng" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

bằng mặt chẳng bằng lòng có nghĩa là: Trong lòng thì giận ghét, không ưa nhưng bề ngoài vẫn tỏ ra hồ hởi, thân thiện.

Đây là cách dùng câu bằng mặt chẳng bằng lòng. Thực chất, "bằng mặt chẳng bằng lòng" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ bằng mặt chẳng bằng lòng là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.