Báo cáo đánh giá xếp loại giáo dục học sinh

- Số lớp và số HS tăng do địa bàn dân cư ngày càng đông. Sự di dân từ ngoại thành đến nội thành và công nhân tạm trú trên địa bàn ngày càng cao hơn.

- Định biên giáo viên của trường được giao là 34,2. Đến nay nhà trường đã có 32 giáo viên biên chế và 02 giáo viên hợp đồng. Tuy nhiên vẫn có môn thừa môn thiếu. Thiếu nhân viên phụ trách thiết bị đồ dùng, văn thư.

- Tồn tại hạn chế và nguyên nhân.

- Học sinh tăng về số lượng nhưng chất lượng tăng chậm. Tỷ lệ học sinh thuộc diện nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ cao do chủ yếu CMHS là công nhân và lao động tự do. Một bộ phận CMHS ly hôn, mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật nên ảnh hưởng đến tâm lý học của HS.

Phụ lục 1 đính kèm

1.2. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục

1.2.1. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Phụ lục 2 đính kèm

1.2.2. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục

- Số phòng học 19. Phòng thực hành thí nghiệm 02 [Tin học và Công nghệ].

Phòng chức năng: 11 [thư viện, thiết bị, văn phòng, các phòng làm việc..]. Thiếu phòng thực hành Lý- Hóa- Sinh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục]. Có 08 phòng học chưa đủ diện tich theo chuẩn. Khu sân chơi, để xe của học sinh còn nhỏ.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học hiện nay đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1.3. Kết quả thực hiện PCGD THCS

- Không ngừng nâng cao chất lượng PCGD theo Chỉ thị số 10/CT-TW ngày 5/1/2011 của Bộ chính trị và Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ. Năm 2021 trường đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3.

1.3.1. Về quản lý, chỉ đạo thực hiện

- Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch số 81/KH-THCSHV ngày 8/9/2021 Kế hoạch giáo dục nhà trường và triển khai tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Kế hoạch năm học; Kế hoạch bồi dưỡng HSG; Các quy định về chuyên môn cho năm học….

- Phân công những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng dạy và chủ nhiệm lớp 9.

- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của các cấp về xây dựng, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6 năm học 2021-2022.

1.3.2. Công tác kiểm tra, công nhận, chỉ đạo phổ cập

- Công tác PCGD đã đạt tiêu chuẩn hiệu quả và huy động. 100% trẻ vào học lớp 6; không có học sinh bỏ học. Đã được UBND quận công nhận đạt PCGD vào tháng 12 hàng năm. Hồ sơ sổ sách sạch đẹp lưu giữ khoa học. Thông tin minh chứng rõ ràng chính xác, cập nhật số liệu thường xuyên.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC

2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

- Thực hiện xây dựng nghiêm túc theo Quyết định số 2274/QĐ-UBND ngày 12/8/2021 của UBND thành phố Hải Phòng Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên thành phố Hải Phòng ngày 01/9/2021 học sinh tựu trường. Công văn 1874/SGDĐT-TrH ngày 01/9/2021 của Sở GD&ĐT Hải Phòng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2021-2022; Công văn số 238/PGD&ĐT ngày 07/9/2021 của Phòng GD&ĐT Hồng Bàng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2021-2022. Ngày 5/9/2021 tổ chức khai giảng năm học mới, học thời khóa biểu chính từ ngày 06/9/2021đến ngày 08/01/2022 hoàn thành chương trình kết thúc kỳ I. Thực hiện kỳ I là 18 tuần. Ngày 17/01/2022 bắt đầu chuyển sang chương trình kỳ II.

- Ngay đầu năm học, các nhóm chuyên môn đã rà soát chương trình theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020. Khối 6, 7, 8, 9 thực hiện “chương trình giáo dục nhà trường” theo phân phối chương trình mới đối với tất cả các môn phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường và có sự phê duyệt của Hiệu trưởng nhà trường.

- Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai kế hoạch số 67/KH-THCSHV ngày 20/9/2021 về việc thực hiện "Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh"

- GV thiết kế bài giảng hợp lý giữa hoạt động của GV và HS, phối hợp làm việc cá nhân và nhóm. Hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng HS, tạo cho HS năng lực độc lập suy nghĩ, sáng tạo vận dụng kiến thức, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất.

- Nâng cao chất lượng việc dự giờ thăm lớp, bám sát phiếu dự giờ của Sở GD&ĐT, đánh giá tiết dạy một cách khách quan.

- Đã xây dựng và tổ chức 08 chuyên đề, chủ đề dạy học trong đó có 01 chuyên đề cấp quận môn Ngữ văn 6 của đồng chí Thúy Hạnh và 01 chuyên đề Ngữ văn 6 cấp thành phố của đồng chí Đỗ Thị Ngọc được đánh giá cao. Cụ thể kết quả như sau:

STT

Thời gian

Tổ chuyên môn

Nội dung chuyên đề, chủ đề

Môn học

Hình thức

Cấp

Kết quả

1

Tháng 8,9

KHXH

Đổi mối PPDH, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Ngữ văn 6

Thảo luận lên lớp

Quận

Tốt

2

KHTN

Đổi mối PPDH, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Toán 6

Thảo luận lên lớp

Trường

Tốt

3

Tháng

10

KHTN

Giáo dục STEM

Sinh 6

Thảo luận lên lớp

Trường

Tốt

4

KHXH

Dạy học theo chủ đề liên môn, tích hợp

Địa 7

Thảo luận lên lớp

Trường

Tốt

5

Tháng 11

KHXH

Dạy học theo chủ đề môn học

Văn 6

Thảo luận lên lớp

Thành phố

Tốt

6

KHTN

Đổi mối PPDH, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Vật lý 9

Thảo luận lên lớp

Trường

Tốt

7

Tháng 12

KHTN

Dạy học theo chủ đề liên môn, tích hợp

Hóa 9

Thảo luận lên lớp

Trường

Tốt

8

KHTN

Giáo dục STEM

Công nghệ 7

Thảo luận lên lớp

Trường

Tốt

- Công tác triển khai Giáo dục định hướng STEM, STEAM:

Nhà trường triển khai thực hiện việc tổ chức giáo dục STEM, STEAM các môn học qua hoạt động của các câu lạc bộ, hội thảo chuyên đề cấp trường, tham gia tích cực vào hội thảo, chuyên đề cấp quận và thành phố theo định hướng phát triển năng lực của HS.

- Năm học 2021-2022 nhà trường có 02 lớp học ngoại ngữ 2 tiếng Nhật Bản là lớp 7A3 và 6A5 với tổng số 98 học sinh.

- Khó khăn: Do tình hình dịch bệnh nên công tác triển khai dạy Ngoại ngữ 2 thực hiện còn gặp khó khăn và chưa triển khai dạy trực tuyến đc môn học này.

2.2. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của HS, sử dụng các hình thức dạy trên cơ sở UDCNTT và truyền thông như: Dạy học trực tuyến, trường học ảo... coi trọng việc giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. Thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông đối với tất cả các khối lớp.

Tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hoá văn hoá thế giới.

- BGH xây dựng kế hoạch, tiến hành mời chuyên viên của Bộ Khoa học và công nghệ về tập huấn dạy học theo định hướng STEM, STEAM cho tất cả cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn dạy học theo định hướng STEM, STEAM của thành phố, của quận.

* Kết quả: Số tiết dạy học định hướng STEM tại trường: 02 tiết môn Sinh học và môn Công nghệ đều xếp loại khá, tốt.

Có 40 tiết lên lớp dạy minh họa về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, các tiết dạy đều được đánh giá khá, tốt.

2.3. Đổi kiểm tra đánh giá học sinh

- Nhà trường nhìn chung đã chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đã chủ động vận dụng các thành tố tích cực trong mô hình trường học mới để đổi mới phương pháp dạy, trong đó quan tâm đến năng lực và phẩm chất người học; tham gia sinh hoạt chuyên môn liên trường tốt, tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn hiệu quả.

Kiểm tra giữa kì I: Các môn Toán, Ngữ văn, Anh, Hóa 8,9 học sinh ngồi theo phòng thi, số báo danh và chấm bài chung tại trường.

Kiểm tra cuối kỳ I: Do dịch bệnh Covid 19 nên nhà trường kiểm tra Toán, Văn xếp học sinh ngồi theo phòng thi, số báo danh theo lớp, chấm bài chung tại trường đối với khối lớp 9. Các môn khác bài kiểm tra định kì đề được thống nhất chung trong nhóm chuyên môn. Giáo viên chấm bài phải có nhận xét đánh giá bài làm của học sinh. Sau khi chấm bài xong, GV báo cáo chất lượng với BGH. BGH xác nhận chuyển bài cho bộ phận nhập phần mềm, sau đó giáo viên trả bài cho học sinh xem và thông báo đến PHHS sau đó GV lưu bài kiểm tra 45 phút, bộ phận văn phòng lưu bài kiểm ra học kỳ. Bài kiểm tra nào sửa điểm phải lưu bài làm minh chứng.

Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh. Đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ, đánh giá bằng nhận xét; đánh giá thông qua sản phẩm dự án, bài thuyết trình.

Giáo viên kết hợp hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. GV ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo hướng định hướng phát triển năng lực học sinh.

Kết thúc học kỳ I, GV đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021.

2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh.

* Công tác giáo dục hướng nghiệp

+ Giáo dục hướng nghiệp: BGH phân công giáo viên chủ nhiệm dạy hướng nghiệp cho học sinh lồng ghép chủ đề theo từng tháng. Liên kết với các khu công nghiệp và các trường trung học nghề cho học sinh tham quan học tập khu sản xuất. + Giáo dục nghề phổ thông: Có 140 học sinh lớp 8 được học nghề Tin và 91 học sinh lớp 8 học nghề vi sinh dinh dưỡng 70 tiết/ năm. Học từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022 theo kế hoạch.

* Công tác phân luồng học sinh

- Tư vấn, tuyên truyền nhằm nâng lên nhận thức, hiểu biết của PHHS, của học sinh cuối cấp về công tác này. Từ đó, tạo sự đồng thuận của PH với quan điểm chủ trương của ngành, xóa đi tư tưởng mong muốn con em tốt nghiệp THCS phải vào các trường THPT công lập, trong khi đó năng lực học tập của con em mình không có khả năng đạt tới.

- Kết quả: Hết học kỳ I nhà trường đã phân luồng học sinh thông qua việc tổ chức thi khảo sát chất lượng lớp 9 kết quả như sau:

Năm học

Quy mô phân luồng học sinh sau THCS

Tổng số học sinh hoàn thành chương trình giáo dục THCS

Số học sinh vào THPT

Số học sinh vào trung tâm GDTX

Số học sinh vào TCCN

Số học sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

2020-2021

177

105

30

28

14

2.5. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, đảm bảo an toàn trường học trong phòng chống Covid 19.

- Nhà trường chỉ đạo nghiêm túc các quy định của các cấp trong công tác phòng chống dịch Covid 19: Truyền thông tới 100% cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh các biện pháp phòng, chống Covid 19 dưới nhiều hình thức khác nhau loa phát thanh, zalo, trang Web….

- Nhà trường đã phối hợp với Công đoàn và các đoàn thể xây dựng các quy chế hoạt động của đơn vị gắn với hoạt động kiểm tra nội bộ của nhà trường theo kế hoạch, đưa mọi hoạt động vào quy chế thi đua khen thưởng. Nhìn chung, hầu hết các giáo viên đều thực hiện tốt kỉ cương, nề nếp quy chế chuyên môn, thực hiện tốt phân công nhiệm vụ của trường và tổ chuyên môn. Thực hiện nghiêm túc mọi nội quy, quy định của các tổ chức đoàn thể. Trong học kỳ không đồng chí nào vi phạm nề nếp chuyên môn.

- Triển khai nghiêm túc công tác giáo dục pháp luật, tổ chức học tập thi tìm hiểu về các luật mới ban hành cũng như việc tham gia góp ý dự thảo các bộ luật, triển khai ký cam kết cho giáo viên, học sinh về việc thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng và Nhà nước cũng như quy chế của đơn vị; triển khai giải quyết khiếu nại tố cáo tiếp công dân nghiêm túc đúng quy định.

- Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn nghệ, TDTT, ATGT, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS.

- Phối hợp đồng bộ giữa GVCN lớp, GV bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh.Tổ chức các hoạt động GDNGLL, theo đúng quy định của ngành. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh thông qua phần mềm Enetviet và qua nhóm zalo chung của lớp.

- GVCN có kế hoạch thăm hỏi Gia đình học sinh theo từng tháng để hiểu rõ và nắm bắt được hoàn cảnh của từng học sinh và có biện pháp giáo dục kịp thời.

- Tổ chức học sinh thực hiện tổng vệ sinh khung cảnh sư phạm nhà trường: thực hiện khử khuẩn lau sạch sàn các lớp học, phòng ban, mặt bàn ghế, đồ dùng… bằng dung dịch cloramin B, thu gom rác, phế liệu, làm sạch môi trường [khử khuẩn bằng Cloramin B ít nhất 1 lần/tuần].

* Kết quả:

- Thông qua các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nói trên nhà trường không có học sinh nào vi phạm các phẩm chất của học sinh.

- Các lớp tổng vệ sinh nhà trường 02 lần/tuần vào chiều thứ 3 và thứ 6. HS cùng GV đã kết hợp với các ban ngành của phường vệ sinh đường phố, Đình Cam lộ được 08 buổi.

- Tổng số buổi vệ sinh của HS là 32 buổi.

- Kết quả xếp loại phẩm chất của học sinh 100% được xếp loại Đạt trở lên. Nhiều học sinh nhặt được của rơi đã tự giác đem trả người đã mất hoặc đưa cho GVCN lớp, biết lễ phép với người lớn, giao tiếp với thầy cô lễ phép, bạn bè và mọi người xung quanh đúng mực.

2.6. Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục

1. Kết quả đánh giá hạnh kiểm của học sinh

Năm học 2020-2021

Kì I năm học 2021-2022

Ghi chú

Tốt

95,0%

92,9%

Khối 7,8,9 đánh giá TT 58 và 26; khối 6 theo TT 22

Khá

5,0%

2,61%

TB

0

0

Yếu

0

0

2. Kết quả đánh giá học lực học sinh

Năm học 2020-2021

Kì I năm học 2021-2022

Ghi chú

Giỏi [Tốt]

48,4%

36,9%

Khối 7,8,9 đánh giá TT 58 và 26; khối 6 theo TT 22

Khá

39,8%

44,0%

TB [Đạt]

11,4%

17,3%

Yếu

0,4%

1,7%

Kém

0

0

[Có phụ lục kèm theo]

2.7. Kết quả các kỳ thi

Công tác học sinh giỏi:

BGH xếp thời khóa biểu các môn bồi dưỡng HSG vào chiều thứ ba và thứ sáu hàng tuần. HSG tham gia đội tuyển HSG không phải đóng góp bất cứ một loại tiền gì. HS nghèo học giỏi được hỗ trợ thêm kinh phí phục vụ cho học tập.

Phân công GV có trình độ chuyên môn vững, có kinh nghiệm trong công tác đào tạo HSG để bồi dưỡng đội tuyển. BGH nhà trường thống nhất với ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức kỳ thi HSG cấp trường từ lớp 6 đến lớp 9. Quan tâm nhiều đến những môn thế mạnh có GV là cốt cán chuyên môn như Ngữ văn, GDCD, TDTT, Tiếng Anh, Tin học ...

Ngày 24/12/2021 tổ chức thi HSG cấp trường để chọn học sinh lớp 8,9 dự thi cấp quận các môn theo đúng kế hoạch.

* Kết quả HSG cấp trường: 69 giải [16 giải Nhất, 25 giải Nhì, 28 giải Ba]

* Kết quả thi HSG cấp quận: 15 giải [03 giải Nhì, 01 giải Ba, 11 giải Khuyến khích] so với năm học 2020-2021 tăng 12 giải.

* Kết quả thi cấp thành phố: 01 giải Ba KHKT so với năm học trước tăng 01 giải.

* Kết quả thi hội nhập: 05 giải Vàng, 03 giải Bạc, 04 giấy chứng nhận.

2.8. Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

- Họp, phân công từng nhóm theo chuyên môn được đào tạo, nghiên cứu và thảo luận nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới với từng bộ môn; dự báo thuận lợi, khó khăn và đề xuất với nhà trường những giải pháp giải quyết khó khăn khi thực hiện.

- Giám sát, hỗ trợ công việc của các thành viên trong tổ nhóm chuyên môn để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc và đề xuất với Ban giám hiệu các biện pháp xử lý.

- Chủ động đề xuất những ý kiến cá nhân trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo sự chỉ đạo của tổ, nhóm chuyên môn và của nhà trường.

- Tham gia đầy đủ và có chất lượng các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn do trường và các cấp quản lý tổ chức, chủ động trao đổi các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, phát hiện những thuận lợi, khó khăn và kịp thời đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn.

- Tích cực tự làm thiết bị dạy học và xây dựng học liệu điện tử của môn học, hoạt động giáo dục theo phân công của tổ, nhóm chuyên môn trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông.

- Tích cực truyền thông tới Cha mẹ học sinh và xã hội về đổi mới Chương trình phổ thông mới để cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ hơn về việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông nói riêng và đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung.

- Nhà trường đã tiến hành rà soát, tổng hợp thống kê các điều kiện CSVC so với yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, tăng cường, sửa chữa sắp xếp CSVC thiết bị dạy học hiện có một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xây dựng kế hoạch đầu tử tăng cường CSVC, mua sắm bổ sung, tự làm thiết bị dạy học.

- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn sách giáo khoa mới, các nhóm chuyên môn nghiêm túc nghiên cứu các bộ sách giáo khoa và lựa chọn sách theo đúng quy trình hướng dẫn chỉ đạo của các cấp [có đầy đủ các biện bản minh chứng].

* Kết quả:

- 100% được tham gia tập huấn chương trình giáo dục PT năm 2018 do Bộ, Sở GD&ĐT tổ chức.

- Mua bổ sung: 09 ti vi phục vụ cho công tác dạy và học của học sinh

- Mua bổ sung 60 bộ bàn ghế mới cho các phòng thiếu hoặc bị hỏng.

- Được cấp thêm 30 bộ máy tính và nhiều đồ dùng khác.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

3.1. Kết quả đạt được.

- 100% cán bộ giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ học kỳ I. Hoàn thành chương trình học kỳ I theo đúng qui định [16/01/2021], không có hiện tượng cắt xén chương trình. 100% thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành. Không có giáo viên vi phạm điều cấm giáo viên không được làm.

- Công tác trường chuẩn quốc gia và kiểm định chất thường xuyên cập nhật và bổ sung hồ sơ theo tiêu chí của các chuẩn.

- Cơ sở vật chất của trường được tăng cường, sửa chữa nhằm giữ vững trường đã đạt chuẩn quốc gia.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở. Không có giáo viên vi phạm pháp luật. Không có học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội.

- Công tác an ninh an toàn trường học được đảm bảo. Không để xảy ra thất thoát hoặc mất tài sản của nhà nước cũng như của cá nhân. Không có học sinh đánh nhau.

3.2. Hạn chế cần khắc phục.

- Phải thích ứng với nhiều điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những hạn chế, bất cập về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất.

- Hoạt động dạy học thông qua di sản còn ít, triển khai chậm. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo mới đưa vào hoạt động nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, học sinh tham gia trải nghiệm chưa nhiều [Do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp.

- Tăng cường bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn ngắn hạn của Bộ, Sở GD&ĐT về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, khuyến khích học trực tuyến, bồi dưỡng tại chỗ, phát huy năng lực tự nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tìn vào giảng dạy, công tác; đa dạng các hình thức tập huấn, quan tâm đến giao lưu học tập kinh nghiệm, tổ chức hội thảo chuyên đề, mời chuyên gia để truyền đạt ý tưởng, tạo động lực để giáo viên thổi hồn vào bài giảng một cách thiết thực và hiệu quả hơn.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch trang bị thêm thiết bị tối thiểu cho những môn học mới; sử dụng hiệu quả; phát huy ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả; tích cực tự làm đồ dùng dạy học, tăng cường xã hội hoá, tranh thủ sự hỗ trợ về mọi mặt của cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội.

- Phát huy hơn nhữa vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội.

- Chú trọng tổ chức hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp cho học sinh.

3.3. Đề xuất, kiến nghị.

- Bổ sung kịp thời thiết bị dạy học để phục vụ công tác giảng dạy.

- Tổ chức sớm các lớp bồi dưỡng chuyên môn để để đảm bảo đủ nhân lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chủ Đề