Báo cáo khảo sát lương 2023

Các đơn vị sự nghiệp công lập phải giảm chi thường xuyên từ 2-3% trong năm 2023.

Thông tư 47/2022/TT-BTC quy định rõ về xây dựng dự toán chi thường xuyên. Theo đó, dự toán chi hoạt động năm 2023 nguồn NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng trên cơ sở các mục tiêu về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 và quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Trong đó:

Không xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN hỗ trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công đã hoàn thành lộ trình giá, phí từ năm 2022 trở về trước hoặc dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN tương ứng mức giảm chi thường xuyên từ ngân sách.

Các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.

Chi các hoạt động kinh tế

Theo Thông tư, chi các hoạt động kinh tế từ nguồn phí sử dụng đường bộ, căn cứ các tiêu chí phân bổ kinh phí theo phê duyệt của cấp thẩm quyền, Bộ Giao thông vận tải đề xuất phương án phân bổ kinh phí cho các địa phương, gửi Bộ Tài chính cùng thời điểm đề xuất dự toán kinh phí NSNN năm 2023, kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2023-2025 của Bộ Giao thông vận tải.

Căn cứ số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông do ngành Công an thực hiện năm 2021, Bộ Công an đề xuất cụ thể tỷ lệ [%] phân chia giữa NSTW và NSĐP và nguyên tắc, tiêu chí phân bổ số bổ sung có mục tiêu [kèm thuyết minh chi tiết], tổng hợp cùng báo cáo dự toán NSNN năm 2023, kế hoạch 3 năm 2023-2025 trình Chính phủ, trình các cấp thẩm quyền theo quy định.

Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể làm rõ: Số biên chế được giao năm 2023 [nếu có], trường hợp chưa được giao biên chế thì tiếp tục thực hiện giảm biên chế đối với các trường hợp đến hết năm 2022 chưa thực hiện được mục tiêu tại Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị hoặc theo biên chế năm 2022 đối với các trường hợp đã đạt mục tiêu tại Nghị quyết số 39-NQ/TW, trong đó làm rõ số biên chế thực có mặt đến thời điểm 01/7/2022, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 nêu trên.

Đồng thời xác định Quỹ lương ngạch bậc, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ quy định theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng [tính đủ 12 tháng] do NSNN đảm bảo: [i] Quỹ tiền lương theo chỉ tiêu biên chế được giao năm 2023 [trường hợp chưa được giao biên chế năm 2023, xác định theo biên chế được giao năm 2022]; [ii] Giảm quỹ tiền lương đối với các trường hợp phải tiếp tục tinh giản biên chế. 

Bên cạnh đó, thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán các khoản chi đặc thù [cơ sở pháp lý, nội dung chi, mức chi, các nội dung liên quan khác] năm 2023 trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/9/2022.

Khánh Linh


Từ ngày 1/4, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [LĐ-TB-XH] sẽ khảo sát nhiều doanh nghiệp trên cả nước để thu thập thông tin về tình hình lao động, tiền lương làm cơ sở cho việc đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2023.

Theo đó, từ ngày 1/4, Bộ sẽ tiến hành khảo sát nhiều doanh nghiệp trên cả nước để thu thập thông tin về tình hình lao động, tiền lương làm cơ sở cho việc đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2023. Việc khảo sát của nhằm cung cấp cơ sở cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2023 và hoạch định chính sách về lao động, tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp.

Cụ thể, khoảng 2.000 doanh nghiệp ở 18 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển sẽ tham gia khảo sát. Trong đó, 3 địa phương có số doanh nghiệp được khảo sát nhiều nhất là TP Hà Nội, TP.HCM và TP Đà Nẵng với mức 150 doanh nghiệp/thành phố.

Các doanh nghiệp thuộc diện khảo sát phải được thành lập và có hoạt động sản xuất, kinh doanh trước ngày 1/1/2021 và đến thời điểm này vẫn đang hoạt động.

Ngoài tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí, quỹ tiền lương, chi phí bảo hiểm xã hội, lợi nhuận trước thuế và các khoản phải nộp, nội dung khảo sát còn bao gồm việc thực hiện một số nội dung của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động; tuyển dụng và đào tạo lại.

Bộ LĐ-TB-XH cũng sẽ khảo sát về tình hình lao động, tiền lương của doanh nghiệp bao gồm: số lượng và cơ cấu lao động, tiền lương tối thiểu, thang bảng lương, quy chế trả lương, các mức tiền lương trong doanh nghiệp, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác có tính chất lương, tình hình đóng - hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ khảo sát phương thức thực hiện điều chỉnh tiền lương của doanh nghiệp khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2022, và ý kiến của doanh nghiệp về mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng dự kiến năm 2023.

Thời gian qua, lương tối thiểu vùng có hai năm liên tiếp không tăng do tác động của đại dịch Covid-19. Từ 1/1/2020 đến nay, lương tối thiểu vùng I là 4,42 triệu đồng, vùng II 3,92 triệu, vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng..

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị Copy link

Link bài gốc Lấy link! //doanhnghieptiepthi.vn/khoang-2000-doanh-nghiep-se-duoc-khao-sat-de-de-xuat-dieu-chinh-tien-luong-toi-thieu-nam-2023-161222103200733991.htm

Chủ Đề