Báo cáo lý thuyết chuyên đề môn toán lớp 5 năm 2024

Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác là cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển các năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn toán ở trường tiểu học là một môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ.

Môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Môn Toán còn là môn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy … đặc biệt là trong các dạng bài tập viết các đơn vị đo độ dài; khối lượng hay diện tích vào chỗ thích hợp. Đại lượng và đo đại lượng là một trong bốn mạch kiến thức của chương trình Toán 5. Nó được cấu trúc hợp lý theo giai đoạn, sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức Số học; Các yếu tố hình học; Giải toán có lời văn.

Ở các lớp trước, các số đo đại lượng thường là số tự nhiên. Đến lớp 5, các số đo đại lượng thường là số thập phân . Do đó việc “chuyển đổi ’’ các đơn vị đo đại lượng có khó khăn hơn. Vì vậy trước khi học “ chuyển đổi ’’ đơn vị đo cần cho học sinh nắm chắc cách viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thời gian dưới dạng số thập phân.

Vì vậy việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy các giờ học “chuyển đổi ’’ các đơn vị đo dưới dạng số thập phân là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó tổ 4- 5 chúng tôi đã chọn chuyên đề nghiên cứu của mình là “một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài viết các số đo độ dài; khối lượng;diện tích dưới dạng số thập phân môn Toán lớp 5”. Trong chuyên đề này chúng tôi tập trung nghiên cứu phương pháp dạy kiểu bài “chuyển đổi ’’ các đơn vị đo dưới dạng số thập phân môn toán lớp 5 cho học sinh tiểu học.

* Mục đích nghiên cứu – kết quả cần đạt

Thông qua việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy kiểu bài “chuyển đổi ’’ các đơn vị đo dưới dạng số thập phân, chúng tôi xin được đề xuất một số ý kiến về việc chuẩn bị cho một giờ dạy “chuyển đổi ’’ các đơn vị đo dưới dạng số thập phân môn Toán và những chú ý khi giảng dạy kiểu bài này, từ đó góp phần làm nâng cao hiệu quả giảng dạy, giúp học sinh nắm vững kiến thức và có hứng thú hơn với giờ học.

* Đối tượng, phạm vi, kế hoạch nghiên cứu

- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Việc đổi mới phương pháp được tiến hành đối với các bài “chuyển đổi ’’ các đơn vị đo dưới dạng số thập phân thuộc môn Toán

  • Kế hoạch nghiên cứu:

Tổ 4 + 5 chúng tôi tập trung vận dụng các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy kiểu bài “chuyển đổi ’’ các đơn vị đo dưới dạng số thập phân cho các lớp khối 5.

  1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Nói đến việc đổi mới PPDH, việc đầu tiên cần phải hiểu thế nào đổi mới PPDH? Đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để các ưu điểm của phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học.

Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH là làm thế nào để học sinh phaỉ thực sự tích cực, chủ động, tự giác, tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.

Qua việc định nghĩa về đổi mới PPDH, mỗi giáo viên cần phải hiểu rằng đổi mới PPDH ở đây không phải là sự thay thế cá phương pháp quen thuộc bằng những phương pháp mới lạ. Thực chất chúng ta phải hiểu lại cho đúng cách làm, cách tiến hành các PPDH và vận dụng chúng một cách linh hoạt trong những hoàn cảnh và tình huống khác nhau để những PPDH có tác động tích cực đến người học.

Khi đã hiểu thế nào là đổi mới PPDH, người giáo viên cần phải nắm được mục tiêu của một tiết học “chuyển đổi ’’ các đơn vị đo dưới dạng số thập phân là gì?

1. Giải pháp để đổi mới PPDH

Để đổi mới PPDH đạt kết quả cao cần có một số điều kiện sau:

  1. Về giáo viên:

- Cần thay đổi nhận thức về dạy học, phân biệt được sự khác nhau giữa việc dạy học tích cực với dạy học thụ động; nhận thức được vai trò quan trọng và sự cần thiết của việc dạy học tích cực, sẵn sàng đổi mới PPDH, có ý thức trong việc vận dụng PPDH tích cực vào thực tiễn dạy học.

- Người giáo viên phải nắm vững về chuyên môn, tức là nắm vững được nội dung, mục tiêu của từng tiết dạy, môn dạy. Trong điều kiện hiện nay, mỗi giáo viên cần phải tự học để bổ sung những mảng kiến thức mà mình còn thiếu.

  1. Về học sinh:

- Cần có đủ sách giáo khoa và các phương tiện học tập cho từng môn học.

2. Một số phương pháp dạy học có thể áp dụng trong các tiết dạy:

  1. Phương pháp dạy học theo nhóm:

Việc tổ chức cho học sinh học theo nhóm là quan trọng. Nó giúp học sinh có nhiều cơ hội để diễn đạt và khám phá lí tưởng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết. Học sinh có cơ hội để học hỏi bạn bè, phát huy vai trò trách nhiệm.

  1. Phương pháp trò chơi học tập:

- Là phương pháp lấy các trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh.

Trò chơi học tập làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn, học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở và tiếp thu tự giác, tích cực hơn.

  1. Phương pháp đàm thoại:

- Giáo viên đưa ra các câu hỏi tạo thành một chuỗi kiến thức. Học sinh trả lời các câu hỏi đó giúp các em hệ thống lại kiến thức đã học theo trình tự lôgic.

- Khi đưa ra hệ thống câu hỏi, giáo viên cần lưu ý những điểm sau:

+ Câu hỏi đưa ra không khó hiểu đối với học sinh.

+ Cần chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi theo trình tự bài học

+ Không nên hỏi quá nhiều câu hỏi đối với mọt học sinh.

- Giáo viên nên sử dụng phương pháp này trong những phần chốt kiến thức và không nên lạm dụng quá nhiều vấn đáp trong dạy học.

  1. Phương pháp luyện tập:

- Luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết.

- Một số yêu cầu cơ bản:

Luyện tập phải nhằm mục đích, yêu cầu nhất định: nắm lí thuyết rồi mới luyện tập và luyện tập dưới nhiều dạg khác nhau nhằm rèn luyện năng lực vận dụng tri thức vào nhiều hoàn cảnh khác nhau cũng như giữ vững được hứng thú học tập. Luyện tập phải kiên trì, nhẫn lại, phải tập trung chú ý, phải theo dõi kiểm tra, có ý thức khắc phục khó kkhăn, nhất là học sinh đầu cấp tiểu học.

3.Các bước thiết kế một bài dạy “chuyển đổi ’’ các đơn vị đo dưới dạng số thập phân

3.1. Xác định mục tiêu bài học.

3.2. Xác định các hoạt động dạy học.

3.3. Xác định các phương pháp dạy học cần sử dụng.

3.4. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.

4. Vận dụng cụ thể khi dạy các kiểu bài “chuyển đổi ’’ các đơn vị đo dưới dạng số thập phân.

Khi chưa được học về số thập phân, nếu yêu cầu học sinh làm bài tập:

Viết 6m235dm2 dưới dạng số đo có đơn vị đo là mét vuông thì GV sẽ hướng dẫn

học sinh làm: 6m235dm2 =6m2 m2 . Nhưng sau khi đã được học về số thập

phân thì học sinh có thể viết được:

6m235dm2 =6m2 m2 = 6,35m2

Như vậy là học sinh đã biết vận dụng các hiểu biết về “ hỗn số’’ và “ phân số thập phân’’ trong việc viết “ chuyển đổi ’’ các số đo đại lượng. Đây là bước chuẩn bị cho học sinh học về số thập phân và viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

Thực chất của việc dạy học “Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân„ là nhằm củng cố cho việc học khái niệm số thập phân.

  1. Các cách giúp học sinh chuyển đổi số đo:

- Cơ sở của việc đổi đơn vị đo là mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa số đo và đơn vị đo: Giúp học sinh nắm được cách đổi, với cùng một giá trị của đại lượng khi đơn vị đo tăng lên [hoặc giảm đi] bao nhiêu lần thì số đo sẽ giảm đi [ hoặc tăng lên] bấy nhiêu lần.

- Cơ sở để học sinh có thể chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng là phải nắm được

“ mối quan hệ ’’ giữa hai đơn vị liền kề của mỗi đại lượng Đối với số đo độ dài, khối lượng, diện tích và thể tích ta có thể dùng quy tắc về “ Số chữ số trong một hàng đơn vị ’’ [bằng cách sử dụng bảng đơn vị đo].

Dựa vào bảng, ta hướng dẫn HS điền các chữ số lần lượt vào các cột trong bảng đơn vị đo. Căn cứ vào thứ tự các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo đại lượng [nếu đơn vị nào còn thiếu cần được bổ sung bằng các chữ số 0, do đó phải thêm các chữ số 0 vào phần nguyên hoặc phần thập phân của STP].

Ví dụ: Điền các chữ số lần lượt vào các cột trong bảng đơn vị đo:

Số đổi

Bảng đơn vị đo

Kết quả m2

m2

dm2

cm2

mm2

15 dm2

00

15

00

\= 0,15m2

15 cm2

00,

00

15

\= 0,0015m2

3m25cm2

03,

00

05

\= 3,0005m2

3,5dm2

00,

03

50

\= 0,035m2

Tuy nhiên trong thực tế lúc “chuyển đổi ” số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích GV thường hướng dẫn học sinh dùng cách “dịch dấu phẩy’’: Cứ mỗi lần chuyển sang đơn vị liền sau [liền trước] thì ta dời dấu phẩy sang phải [sang trái]:

+ 1 chữ số đối với số đo độ dài, khối lượng.

+ 2 chữ số đối với số đo diện tích.

+ 3 chữ số đối với số đo thể tích.

  1. Để giúp học sinh nắm chắc cách chuyển đổi các số đo ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Cho học sinh nắm chắc các “Bảng đơn vị đo đại lượng’’, đây là cơ sở để học sinh thực hiện chuyển đổi số đo được tốt hơn..

Học sinh phải thuộc và nhắc lại tất cả các đơn vị đo đã học trong bảng theo một thứ tự xác định [Từ nhỏ đến lớn hoặc từ lớn đến nhỏ]

Bước 2: Học sinh nắm được “ mối quạn hệ’’ giữa hai đơn vị đo liền kề của mỗi đại lượng và mối quan hệ thường gặp:

VD: 1m = 10dm ; 1km = 1000m ; 1m = 100cm ; 1m = 1000mm

1dm = m = 0,1m ; 1m2 = 100 dm2 ; 1dm2 = m2 = 0,01 m2.

Bước 3: Luyện tập chuyển đổi đơn vị đo:

HS được luyện tập nhiều dưới các dạng bài tập khác nhau.

Tóm lại: Dạy học chuyển đổi số đo đại lượng có thể nói là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa đối với học sinh, đó chính là cầu nối giữa các kiến thức toán học trong nhà trường với thực tế đời sống. Để giúp HS chuyển đổi số đo đại lượng được tốt, khi dạy các tiết ôn luyện , ngoài việc củng cố, khắc sâu những kiến thức mà các em đã được học ở tiết chính thì GV cần tăng cường cho HS được luyện tập thực hàmh nhiều dưới các dạng bài tập khác nhau nhằm tạo cho các em có thói quen và hình thành kĩ năng chuyển đổi

  1. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Đổi mới phương pháp dạy học dạng bài “chuyển đổi số đo đại lượng„ theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng đối tượng học sinh để có thể bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến học sinh, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Để đạt được điều này, vai trò của nguời giáo viên hết sức quan trọng. Người giáo viên phải là người hướng dẫn, tổ chức quá trình học tập của học sinh, huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để xây dựng bài. Khuyến khích học sinh nêu câu hỏi, ý kiến cá nhân, nêu thắc mắc về vấn đề đang học. Với vốn kiến thức sâu rộng cộng với việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học của người giáo viên nhất định sẽ giúp học sinh phát huy tốt nhất tính tự giác, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức. Trên đây là một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy kiểu bài

Chủ Đề