Bảo hiểm ô tô PJICO có tốt không

Khi mua xe khách hàng thường hay được ngân hàng giới thiệu bảo hiểm thân vỏ xe ô tô trường hợp khách có vay hay các bạn tư vấn tại hãng xe giới thiệu bảo hiểm thân vỏ xe ô tô. Như vậy khi mua bảo hiểm thân vỏ xe ô tô bạn cần lưu ý những gì

Có một điểm đặc biệt là người mua bảo hiểm tại việt nam rất ít khi đọc hết hợp đồng bảo hiểm và quy tắc bảo hiểm nên đến khi xảy ra rủi ro mới quay lại đọc thì lúc đó cảm giác bị lừa dối trào lên nhưng…hãy bình tĩnh lại tiên trách kỷ hậu trách nhân. Bạn có đọc và có hỏi nhân viên tư vấn đâu ???
sau khi đọc cái gì không rõ thì hỏi ngay hỏi bất chấp nha quý bạn

Mời tham khảo thêm:Bồi thường bảo hiểm 2 chiều ô tô pjico

Bảo hiểm ô tô PJICO có tốt không

Kinh nghiệm mua bảo hiểm thân vỏ ô tô == 0932377138

Một số lưu ý như:

Điểm loại trừ

Chế tài bồi thường trong những trường hợp nào

Mức khấu trừ bảo hiểm

Và phí bảo hiểm – cái này thì ai cũng quan tâm và chỉ quan tâm cái này

Mời tham khảo thêm:bảo hiểm thân vỏ pjico

Quy trình bồi thường khi xảy ra rủi ro phải làm thế nào mỗi công ty sẽ có quy trình khác nhau

Có nhiều công ty phí bảo hiểm rất thấp vì sao vì họ là công ty bảo hiểm nhỏ quy mô nhỏ, bồi thường chưa tốt….nên tiền nào thì vải đó các cụ xưa có dạy rồi

Trách nhiệm của Chủ xe, lái xe

1. Khi yêu cầu bảo hiểm, Chủ xe (hoặc người đại diện của mình) phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong Giấy yêu cầu bảo hiểm.

2. Đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo thời hạn và phương thức theo thoả thuận trong Hợp đồng bảo hiểm thân vỏ xe ô tô.

 Mời tham khảo thêm:Bảo hiểm 2 chiều pjico sài gòn

3. Khi tai nạn xảy ra, Chủ xe, lái xe có trách nhiệm:

3.1. Tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn, đồng thời phải báo ngay cho cơ quan Công an, PJICO nơi gần nhất để phối hợp giải quyết hậu quả tai nạn.

3.2. Thông báo bằng văn bản cho PJICO trong vòng 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ khi có lý do chính đáng). Trường hợp xe bị mất, bị cướp thì Chủ xe (hoặc lái xe) phải báo ngay cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra sự việc và trong vòng 24 giờ phải thông báo bằng văn bản cho PJICO.

3.3. Không được di chuyển khỏi hiện trường tai nạn. Không được tháo dỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến của PJICO (PJICO chưa giám định để xác định thiệt hại thực tế hoặc đã giám định nhưng chưa thống nhất phương án sửa chữa hợp lý), trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại cho người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền;

3.4. Chuyển quyền yêu cầu bồi thường liên quan đến trách nhiệm người thứ ba (không áp dụng chương III)

Trường hợp tổn thất xảy ra do một phần hoặc toàn bộ lỗi của Bên thứ ba gây ra thì Chủ xe phải bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho PJICO trong phạm vi số tiền đã được PJICO bồi thường kèm theo toàn bộ hồ sơ, chứng từ cần thiết có liên quan.

 Mời tham khảo thêm:Bảo hiểm vật chất ô tô pjico

4. Chủ xe, Lái xe phải trung thực trong việc thu thập và cung cấp các thông tin tai nạn, các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điều kiện thuận lợi cho PJICO trong quá trình xác minh tính chân thực các tài liệu chứng từ đó.

5. Trường hợp Chủ xe có thay đổi mục đích sử dụng xe, trong vòng 15 ngày trước khi thay đổi Chủ xe phải thông báo bằng văn bản cho PJICO biết để điều chỉnh phí bảo hiểm cho phù hợp theo quy định tại biểu phí bảo hiểm thân vỏ xe ô tô.

Nếu Chủ xe, lái xe không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trên đây thì PJICO có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi th­ường t­ương ứng với thiệt hại do lỗi của Chủ xe gây ra.

Giám định tai nạn

1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thân vỏ xe ô tô, mọi tổn thất về tài sản (như xe, hàng hoá, tài sản khác…) đều được PJICO hoặc người được PJICO uỷ quyền tiến hành giám định trực tiếp với sự có mặt của Chủ xe, lái xe hoặc người đại diện hợp pháp của Chủ xe nhằm xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do PJICO chịu.

 Mời tham khảo thêm:Phí bảo hiểm vật chất xe ô tô

2. Trường hợp PJICO và Chủ xe không thống nhất được về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì sẽ trưng cầu giám định viên độc lập để tiến hành giám định. Trường hợp hai bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong hai bên yêu cầu Toà án tại nơi xảy tổn thất hoặc nơi cư trú của Chủ xe chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với hai bên.

3. Đối với những vụ tai nạn mà PJICO không có điều kiện giám định hoặc không có biên bản tai nạn của Công an thì Chủ xe, lái xe phải cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn, mức độ thiệt hại cùng các chứng từ, ảnh chụp thiệt hại (nếu có) để làm căn cứ xác định bồi thường.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm các giấy tờ sau:

1. Thông báo tai nạn và Giấy yêu cầu bồi thường của Chủ xe cơ giới (theo mẫu do PJICO cung cấp).

2. Bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc của nhân viên PJICO các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận bảo hiểm thân vỏ xe ô tô.

- Giấy phép lái xe hợp lệ của người điều khiển xe đang hoạt động bị tai nạn (đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe); Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng (đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng).

- Giấy chứng nhận đăng ký xe.

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hợp lệ.

3. Bản sao kết luận điều tra tai nạn của Công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn (có xác nhận của Công an nơi thụ lý tai nạn) gồm:

- Sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông.

- Biên bản khám nghiệm hiện trường.

- Biên bản khám nghiệm xe liên quan tới tai nạn giao thông.

- Biên bản giải quyết tai nạn giao thông.

- Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông.

- Bản kết luận điều tra tai nạn của cơ quan Công an (nếu có).

Trong trường hợp vụ việc không có cơ quan Công an giao thông tham gia thì Chủ xe, Lái xe phải thông báo ngay cho PJICO để phối hợp lập hồ sơ và thu thập các tài liệu chứng minh về nguyên nhân và giải quyết tai nạn.

4. Biên bản hoà giải (trong trường hợp hoà giải)

5. Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực của Toà án (nếu có).

6. Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba (nếu có).

7. Biên bản giám định thiệt hại (nếu có).

8. Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn:

8.1 Đối với thiệt hại về hàng hoá (Chương II)

8.1.1 Bản chính hợp đồng vận chuyển (hoặc bản sao do cán bộ PJICO xác nhận), phiếu xuất kho kèm theo bảng kê chi tiết hàng hoá, phiếu ghi trọng lượng, số lượng hàng hoá, các chứng từ xác định giá trị hàng hoá; Biên bản giám định thiệt hại hàng hóa, các chứng từ thể hiện các chi phí cần thiết và hợp lý quy định tại Điều 15 dưới đây.

8.1.2 Khiếu nại yêu cầu bồi thường của Chủ hàng. Các chứng từ thể hiện việc giải quyết bồi thường thiệt hại của chủ xe đối với chủ hàng (Đối với những tổn thất trong vụ tai nạn gây ra)

8.2 Đối với thiệt hại về người gồm: Các chứng từ y tế xác định tình trạng thương tích của nạn nhân như: Giấy ra viện, Sổ y bạ, Giấy chứng thương, bản đọc X quang, phim chụp (nếu có), Giấy chứng tử, Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp chết), Giấy uỷ quyền hợp pháp trong trường hợp uỷ quyền.

8.3 Đối với thiệt hại về xe, tài sản gồm:

Các chứng từ xác định thiệt hại: Biên bản giám định thiệt hại; Bộ chứng từ sửa chữa, thay thế phụ tùng; Các chứng từ  xác định giá trị tài sản (nếu cần); Các chứng từ hợp lệ xác định chi phí hợp lý: thuê bảo vệ, cẩu kéo xe, sửa chữa khắc phục, chở xe tai nạn

Trường hợp mất xe: Đơn trình báo mất, bị cướp xe của lái xe hoặc Chủ xe có xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền; Bản sao: Quyết định khởi tố điều tra, Quyết định đình chỉ điều tra hoặc Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án của cơ quan chức năng, Kết luận điều tra (nếu có)