Bảo lưu đại học để đi du học

  • Chuyện du học
  • Học tập tại Đức

Ở đâu và thời điểm nào bạn nên quyết định đi du học?

Những gì mình viết ra có thể là gợi ý cho những em nhỏ hơn mình một xíu, đang lưỡng lự trước quyết định nên đi du học luôn sau khi đỗ đại học hay tiếp tục ở Việt Nam.

By Vũ Mạnh Hùng -
March 9, 2016
0
6204
Share on Facebook
Tweet on Twitter
  • tweet

Contents

  • Đi đâu bây giờ?
  • Lý do cho thời điểm quyết định?

Những gì mình viết ra có thể là gợi ý cho những em nhỏ hơn mình một xíu, đang lưỡng lự trước quyết định nên đi du học luôn sau khi đỗ đại học hay tiếp tục ở Việt Nam.

Đi đâu bây giờ?

Cũng giống như rất nhiều bạn, mình có một ước mơ từ hồi cấp ba được đi du học, cũng rất hồn nhiên nghĩ rằng mình có thể cải thiện được Tiếng Anh, có nhiều bạn bè nước ngoài, và làm màu cho hồ sơ năng lực cá nhân. Ngoài ra còn có rất nhiều lý do khác như: giáo dục nước ngoài đương nhiên tốt hơn ở Việt Nam, và quan trọng nhất là mình có cơ hội biết đây biết đó. Tư tưởng đó vẫn tiếp tục theo chân mình lên đến đại học.

Có mục đích là vậy, nhưng thực sự để tìm được một nơi đi du học không hề dễ như mình tưởng bởi sự eo hẹp về kinh tế gia đình không cho phép mình chọn những nền giáo dục như Mỹ, Canada, Anh Úc. Do vậy mà mình phải cất công tìm hiểu những nước có chi phí vừa phải hơn. Có người gợi ý cho mình du học ở Singapore, nhưng theo mình tính toán thì Singapore chẳng khác mấy nước đắt đỏ kia, chỉ có điều gần Việt Nam nên có thể chạy đi chạy về dễ dàng hơn những nước kia. Thế rồi, mình tiếp tục làm quen với những anh chị đã từng đi du học, và bắt đầu tìm hiểu ở các nước Châu Âu. Thời điểm đó, cũng khá thuận lợi khi các nguồn thông tin đó rất dồi dào bởi bạn bè mình định hướng đi Phần Lan, Hà Lan rất nhiều, và mình còn biết được một vài anh chị đi Ý. Với những nước như vậy, mình cần luyện tiếng Anh nhiều hơn để thi IELTS. Sau đó thì những thủ tục về sau khá là đơn giản.

Tại thời điểm đang tìm kiếm thông tin, mình là sinh viên năm nhất, cũng gần hết năm nhất. Cho nên quyết định hoàn toàn chỉ dựa vào kinh tế mà phệt, không cân nhắc được những vấn đề khác như cơ hội nghề nghiệp Kết luận lại mình đã không chọn những nước như thế. Trước sự thất vọng khi không tìm cho mình được lựa chọn nào. Mình tiếp tục quay trở lại học tập, và có một tham vọng nghề nghiệp. Đó là thời điểm đầu năm hai, mình ráo rác đi tìm việc làm, theo mình là có tầm với sinh viên một chút. Và sau một năm học tiếp theo mình nhận ra rằng, mình thực sự không thể tiếp tục ở đây nữa. Không phải là mình học quá giỏi rồi, mà bởi vì những thứ mình nhận được từ giáo dục Đại học ở đây không cho mình một tinh thần học tập.

Thực tế là có những môn học rất khó, cộng thêm giáo trình ở trường cũng toàn bằng tiếng Anh, và việc coi thi ở ĐHQG luôn có tiếng là khắt khe, nên cũng không thể phủ nhận rằng nếu mình học tốt thì vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp săn đón. Thế nhưng, với những đứa vô định như mình thì thật khó, và may sao lúc đó biết đến Đức là một nước miễn học phí, cũng bởi quảng cáo đó mà mình bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về hệ thống giáo dục ở đây. Lúc đầu, cũng phải đắn đo xem, học tiếng Anh hay học tiếng Đức bởi mình học tiếng Anh đã rất lâu rồi, nếu bây giờ học tiếng Đức là sẽ phải hy sinh không tiếp tục học tiếng Anh nữa. Nhưng cuối cùng thì vẫn phải học tiếng Đức, bởi bạn thử hình dung xem mấy thằng Nhật, Mỹ nó sang Việt Nam, nó chỉ nói tiếng Anh với mình người Việt Nam, thì sẽ có những lúc mình chẳng muốn tiếp chuyện với bọn nó ý, huống chi là buôn dưa lê. Cho nên là nhập gia tùy tục, cứ học tiếng Đức cho lành. Và kết thúc năm hai đại học, mình bảo lưu và chuyên tâm hoàn toàn vào việc học tiếng Đức.

Lý do cho thời điểm quyết định?

Đó là quá trình mình trả lời câu hỏi: nên đi học ở đâu, học cái gì, học để làm gì và đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu như bạn đã học hai năm đại học tại Việt Nam, bạn có thể làm được khá nhiều việc rồi đó. Thực tếthì mình đã tham gia rất nhiều các hoạt động sinh viên, từ tổ chức sinh viên quốc tế, câu lạc bộ ở trường và đi làm thêm. Nhờ những tổ chức đó, mình đã tự xây dựng được rất nhiều mối quan hệ cả trong học tập, hoạt động sinh viên, và làm việc. Có thể những mối quan hệ đó không sâu, nhưng đâu đó chúng ta biết đến nhau, và ở một lúc nào đó trong tương lai chúng ta trở thành đối tác làm việc của nhau, thì đó là nền tảng cho chính bạn. Nhờ có nền tảng đó, mà dù bạn ở đâu, bạn đang làm gì, bạn cũng không sợ rằng mình không còn nơi nào nó để hỏi. Có những thứ chúng ta rất muốn hỏi, nhưng liệu ai là người trả lời, thì ta đâu có biết. Cho nên, việc tạo dựng cho mình những mối quan hệnhư vậy sẽ rất tốt trong tương lai.

Thứ nữa, nếu bạn nào đã từng học đại học ở Việt Nam trong một thời gian, bạn có thể hiểu được cách học tập tại giảng đường đại học hoàn toàn khác so với môi trường tại phổ thông trung học. Bởi kiến thức lúc đó không chỉ nằm trong giáo trình, sách vở mà là một quá trình tích lũy ở rất nhiều nguồn khác nhau. Như mình, thời gian đầu mình cảm thấy rất khó để học tập theo kiểu như vậy và đã dẫn đến tình trạng chơi cả kì, cuối kì mới học bài để đi thi. Việc học như vậy không thể đảm bảo cho mình một lượng kiến thức cơ sở, trước khi tốt nghiệp.

Cách học chính là chìa khóa để giúp sinh viên như mình có thể tự tích lũy kiến thức tại Đại học. Nếu như đã học hai năm ở Đại học, bạn sẽ phải quen với một môi trường học tập như vậy, không có đọc chép như hồi cấp 3 mà phần lớn là phải tự đọc hiểu và tìm kiếm các ví dụ, vấn đề thực tế để áp dụng giải quyết. Không hề đơn giản như lượng giác, số phức và lý, hóa như hồi cấp 3 nữa, mà thay vào đó quá trình tự khám phá phải được đặt lên hàng đầu.
Học tập không còn dừng lại ở việc có kết quả cao. Thay vào đó ngày khi còn học đại học, mình phải có định hướng nghề nghiệp rõ ràng để sau khi tốt nghiệp mình cần biết được bước tiếp theo phải làm là gì. Có những anh chị sau khi tốt nghiệp sau đã tự hỏi: đi học thạc sĩ ở nước ngoài hay tìm việc đi làm. Thực chất những câu hỏi như vậy chứng tỏ rằng trước đó anh chị ấy chưa có định hướng nghề nghiệp rõ rằng và dẫn tới sau khi học xong đại học rồi mà vẫn bối rối. Hiện tại, ngay từ khi học phổ thông, chúng ta đâu có biết cách định hướng nghề nghiệp cho nên việc học đại học lúc đó như kiểu: Ai thi được trường TOP là người đấy giỏi, và ai có bằng giỏi thì ra trường sẽ có việc tốt lương cao. Cho đến khi tìm hiểu hệ thống giáo dục ở Đức, bạn mới có thể hiểu quá trình định hướng đó đã diễn ra từ rất sớm.

Có thể còn những lý do khác nữa nhưng ba lý do trên đã khiến mình nghĩ, thời điểm sau hai năm học đại học mình nên đi du học. Đó là ba nút thắt khiến mình có một bước chuyển mới. Chỉ tại thời điểm đó, mình bắt đầu hiểu hơn du học không chỉ là cách mình xách va li lên để đi học, mà là một sự đánh đổi, và là cách để mình tìm hiểu giới hạn bản thân, thoát khỏi vùng an toàn. Cũng tại thời điểm đó, mình biết cân nhắc những vấn đề lớn hơn, và sự tự lập từ 3 năm học cấp ba và hai năm học đại học chính là trải nghiệm đầu đời về một cuộc sống tự thân giúp mình quyết định tiến đi một bước xa hơn.

Chúc các bạnđi sau có những quyết định sáng suốt cho chính mình.

Tác giả bài viết: Vũ Mạnh Hùng International Standard Program for Bachelor of Business Administration at University of Economics and Business VNU

Tôi bắt đầu cuộc sống ở Đức

Có bình loạn gì không? Comment ở đây
  • TAGS
  • du học
  • du học Đức
  • đi du học
SHARE
Facebook
Twitter
  • tweet
Previous articleHọc tiếng Đức và kinh nghiệm thi B1
Next articleCấu trúc hệ thống giáo dục của Đức
//hungjp.wordpress.com/

Video liên quan

Chủ Đề