Bao nhiêu độ C là nóng nhất?

Mỗi ngày qua, hàng triệu tài xế, người bán hàng rong, nhân viên vệ sinh, thợ xây, nông dân và những người lao động làm việc ngoài trời hoặc kinh tế phi chính thức trên khắp Đông Nam Á đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt mà các chuyên gia gọi là “nắng nóng kỷ lục” của khu vực.

Những người lao động là trụ cột của nhiều xã hội nhưng chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, với nhiệt độ cao nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cùng với đó là tính chất nghề nghiệp vốn đã bấp bênh.

Tháng 4 và tháng 5 thường là những tháng nóng nhất trong năm ở Đông Nam Á, khi nhiệt độ tăng cao trước khi có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, năm nay, nhiệt độ đã đạt đến mức chưa từng ghi nhận trước đây ở hầu hết các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả các điểm nóng du lịch Thái Lan và Việt Nam.

Thái Lan ghi nhận ngày nóng nhất trong lịch sử ở mức 45,4 độ C vào ngày 15.4, trong khi nước láng giềng Lào có nhiệt độ cao nhất là 43,5 độ C trong 2 ngày liên tiếp vào tháng 5. Kỷ lục nhiệt độ mọi thời đại của Việt Nam bị phá vỡ vào đầu tháng 5 với nhiệt độ 44,2 độ C, theo phân tích dữ liệu trạm thời tiết của nhà khí hậu học và sử gia thời tiết Maximiliano Herrera.

Bà Herrera mô tả đây là “đợt nắng nóng không hồi kết tàn bạo nhất” kéo dài sang tháng 6. Ngày 1.6, Việt Nam phá kỷ lục về ngày tháng 6 nóng nhất trong lịch sử với 43,8 độ C.

Báo cáo gần đây của World Weather Attribution [WWA] - liên minh các nhà khoa học quốc tế - cho biết, đợt nắng nóng tháng 4 ở Đông Nam Á là sự kiện 200 năm mới có một lần và “hầu như không thể xảy ra” nếu không có biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Nguy cơ từ nóng ẩm ở Đông Nam Á

Nắng nóng thiêu đốt ở Đông Nam Á khó chịu và nguy hiểm hơn do độ ẩm cao - một sự kết hợp chết người. Nóng ẩm dẫn tới trạng thái cực kỳ khó chịu và biến đổi khí hậu khiến tình trạng này còn tồi tệ hơn.

Các bệnh liên quan đến nhiệt độ, như say nắng và kiệt sức vì nóng, có các triệu chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt với những người mắc bệnh tim và các vấn đề về thận, tiểu đường và người mang thai.

Thái Lan ghi nhận ngày nóng nhất trong lịch sử ở mức 45,4 độ C vào ngày 15.4. Ảnh: Xinhua

Độ ẩm cùng với nhiệt độ cực đoan khiến cơ thể mọi người tìm cách tự hạ nhiệt. “Khi độ ẩm xung quanh rất cao, cơ thể sẽ tiếp tục đổ mồ hôi để tự làm mát, nhưng do mồ hôi không bay hơi được nên cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, và trong trường hợp cấp tính có thể dẫn đến say nắng và tử vong. Đó là lý do nắng nóng ẩm nguy hiểm hơn nắng nóng khô” - nhà nghiên cứu Mariam Zachariah tại sáng kiến Phân bổ thời tiết thế giới, Đại học Hoàng gia London cho hay.

Tại Thái Lan, 20 ngày trong tháng 4 và ít nhất 10 ngày trong tháng 5 có nhiệt độ gần như trên 46 độ C. Ở cấp độ này, sốc nhiệt được coi là đe dọa tính mạng bất kỳ ai, kể cả những người khỏe mạnh đã quen với nhiệt độ cực ẩm.

Trong suốt tháng 4 và tháng 5, Việt Nam, Campuchia, Lào và Malaysia đều có vài ngày có khả năng dẫn tới tình trạng sốc nhiệt, trong khi Myanmar đã có 12 ngày như vậy.

Theo báo cáo của World Weather Attribution, đợt nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 5 ở Đông Nam Á đã dẫn tới nhập viện trên diện rộng, làm hư hỏng đường sá, gây ra hỏa hoạn và khiến trường học phải đóng cửa.

Nghiên cứu cho thấy, do biến đổi khí hậu, nhiệt độ cảm nhận được nóng hơn 2 độ so với nhiệt độ xảy ra nếu không có hiện tượng nóng lên toàn cầu do ô nhiễm gây ra.

Theo nghiên cứu, nếu nóng lên toàn cầu tiếp tục tăng lên 2 độ C, những đợt nóng ẩm như vậy có thể xảy ra thường xuyên hơn gấp 10 lần.

Và nếu lượng khí thải tiếp tục tăng với tốc độ tương tự, 2 thập kỷ tới có thể chứng kiến thêm 30 ca tử vong/1 triệu người do nắng nóng và thêm 130 ca tử vong/1 triệu người ở Thái Lan vào cuối thế kỷ này, theo dự báo Human Climate Horizons của Liên Hợp Quốc. Với Myanmar, con số đó sẽ lần lượt là 30 và 520 người chết/1 triệu người, với Campuchia là 40 và 270.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhiệt độ đo được tại các trạm ở khu vực phía tây Bắc bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên lúc 13 giờ hôm nay 6.5 phổ biến 37 - 40 độ C, có nơi trên 41 độ C như: H.Lạc Sơn [Hòa Bình] 41,7 độ C; TT.Hồi Xuân  [H.Quan Hóa, Thanh Hóa] 42,4 độ C; H.Quỳ Châu [Nghệ An] 42 độ C; xã Tây Hiếu [TX.Thái Hòa, Nghệ An] 42,5 độ C; H.Hương Khê [Hà Tĩnh] 41,3 độ C… Độ ẩm tương đối lúc 13 giờ phổ biến 33 - 55%.

Mặt đường tại Hà Nội nóng rát

ĐÌNH HUY

Ở phía đông Bắc bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến 35 - 38 độ C, có nơi trên 38 độ C; độ ẩm tương đối lúc 13 giờ phổ biến 40 - 65%. Tây nguyên và Nam bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến 35 - 37 độ, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối lúc 13 giờ phổ biến 45 - 60%.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm, nhiều nơi trên 42 độ C

Đáng chú ý, đợt nắng nóng này đã thiết lập kỷ lục mới về nhiệt độ cao nhất Việt Nam.

Ngày 20.4.2019, trạm khí tượng tại H.Hương Khê đã đo được mức nhiệt 43,4 độ C - là giá trị nhiệt độ cao nhất quan trắc tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến 16 giờ chiều nay 6.5, kỷ lục này đã bị phá vỡ. Theo đó, trạm khí tượng tại TT.Hồi Xuân đã đo được nhiệt độ là 43,8 độ C và cao nhất trong ngày là trên 44,1 độ C.

Không khí lạnh tràn xuống miền Bắc

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, hiện nay ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Khoảng đêm 7.5 và ngày 8.5, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía đông Bắc bộ, bắc Trung bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía tây Bắc bộ.

Ngày và đêm 8.5, phía đông Bắc bộ và Thanh Hóa trời chuyển mát. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở phía đông Bắc bộ phổ biến 22 - 25 độ C, vùng núi có nơi dưới 22 độ C.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ chiều tối và đêm 7 - 8.5, Bắc bộ và bắc Trung bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20 - 40 mm, có nơi trên 60 mm.

Khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế, từ ngày 8.5 có mưa rào và giông rải rác; cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10 - 30 mm, có nơi trên 50 mm.

Ngoài ra, từ ngày 8.5, ở khu vực Tây nguyên và Nam bộ có mưa rào và giông rải rác [thời gian xảy ra mưa giông tập trung vào chiều và tối], cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10 - 30 mm, có nơi trên 50 mm. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Xem nhanh 20h: Bản tin thời sự toàn cảnh ngày 6.5

Mưa giông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. 

Mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu, thuyền và các hoạt động khác.

Bao nhiêu độ C là nóng?

Khi nhiệt độ môi trường cao hơn 25 độ C thì nhiệt độ đó có thể gây ra cảm giác nóng bức, khó chịu cho cơ thể con người. Nhiệt độ từ 25 độ C trở đi sẽ được coi là nóng đối với cơ thể của con người.

Nhiệt độ nóng nhất thế giới là bao nhiêu?

Chuyên gia Randy Ceverny thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết, nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái đất là 134 F [56,67 độ C] vào tháng 7/1913 tại Furnace Creek. Nhiệt độ bằng hoặc cao hơn mức 130 F [54,44 độ C] chỉ được ghi nhận trên Trái đất một vài lần, chủ yếu ở Thung lũng Chết.

Việt Nam nóng nhất là bao nhiêu độ?

Theo tờ Washington Post, huyện Hương Khê của tỉnh Hà Tĩnh vừa chạm mốc nhiệt độ 110 độ F [tương đương 43,4 độ C], phá vỡ kỷ lục nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam.

Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận trên Trái đất là bao nhiêu?

Tuy nhiên, nhiệt độ có thể lên tới trên 54,4 độ C vào tuần này, kỷ lục về nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất, theo Scientific American. Người dân ở Phoenix, Arizona, phải điều trị bỏng cấp độ 2 gây ra bởi vỉa hè nắng cháy. Nhiệt độ tại đó ở mức trên 43,3 độ C trong hai tuần qua.

Chủ Đề