Bắt xe không chính chủ 2023

Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng tỏ ra lo lắng vì đang đi xe không chính chủ và không muốn đi sang tên do ngại thủ tục phức tạp.

Bắt xe không chính chủ 2023

Câu hỏi: Tôi nghe nói sắp hết hạn sang tên xe không chính chủ và sau hạn này sẽ phạt rất nặng xe không chính chủ có đúng không? Về tôi, tôi đã mua xe được 8 năm, tận Hà Nội, sau đó, tôi đã chuyển nhà đi TP.HCM sinh sống. Bây giờ mà sang tên tôi phải quay ra Hà Nội, vừa xa xôi, vừa tốn kém, trong khi giá trị xe cũ cũng chẳng còn lại bao nhiêu. Xin giải đáp giúp tôi.

31/12/2021 là hạn cuối sang tên xe không chính chủ?

Trước tiên, chúng tôi xin khẳng định thông tin này chưa chính xác hoàn toàn.

Theo Điều 26 Thông tư 58/2020/TT-BCA:

3. Xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2021.

Như vậy, 31/12/2021 chỉ là hạn cuối sang tên đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu. Bởi, theo quy định hiện nay, muốn sang tên xe, cần phải có đầy đủ hợp đồng mua bán hợp pháp.

Nếu bạn mua xe qua nhiều đời chủ nhưng có đầy đủ hợp đồng mua bán (Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng) thì vẫn được sang tên xe như bình thường.

Thời điểm 31/12/2021 là hạn cuối Bộ Công an tạo điều kiện cho xe mua qua nhiều người nhưng không có giấy tờ mua bán được sang tên xe. Với những trường hợp này, bạn chỉ cần đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe, xuất trình giấy tờ của chủ xe, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe;

- Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có).

Sau đó, cơ quan quản lý hồ sơ xe sẽ gửi thông báo cho người đứng tên trong đăng ký xe, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và tại trụ sở cơ quan; tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ sang tên. Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe phải giải quyết đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.

Cuối cùng, người đang sử dụng xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú để làm thủ tục đăng ký xe mang tên mình.

Bắt xe không chính chủ 2023

Năm 2022 phạt nặng xe không chính chủ có đúng không? (Ảnh minh họa)
 

Có phải từ năm 2022 phạt nặng xe không chính chủ?

Hiện nay, việc xử phạt xe không chính chủ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Văn bản này hiện nay chưa được sửa đổi hay thay thế, vì vậy, năm 2022 khả năng vẫn áp dụng quy định tại Nghị định này.

Theo Điều 30 Nghị định 100, trường hợp người dân đi xe không chính chủ (tức không làm thủ tục đăng ký sang tên xe sau khi chuyển quyền sở hữu), bị xử phạt như sau:

Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an, từ ngày 1/1/2022, việc sang tên chính chủ cho các xe (gồm cả mô tô, xe máy và ô tô) qua nhiều đời chủ mà không đầy đủ giấy tờ, không tìm được chủ gốc sẽ không được thực hiện, đồng thời lái xe sẽ bị xử phạt lỗi “xe không chính chủ”. Quy định trên đã khiến nhiều người dân lo lắng sẽ bị phạt trong trường hợp đi xe không do mình sở hữu, xe đi mượn, xe dùng chung...

Hiện nay xuất hiện nhiều luồng ý kiến cho rằng từ 1/1/2022, Cảnh sát giao thông (CSGT) bắt đầu phạt lỗi đi xe “không chính chủ” khiến nhiều người dân hoang mang, lo sẽ bị CSGT xử phạt nếu đi xe mượn. Cụ thể, nhiều trường hợp gia đình chỉ có một chiếc ô-tô đứng tên người chồng. Vậy nếu vợ hay con mượn xe đi thì có bị xử phạt hay không? Hoặc mượn xe máy bạn bè để di chuyển có bị CSGT xử phạt không?

Bắt xe không chính chủ 2023
Cảnh sát giao thông Công an TP Phủ Lý điều tiết giao thông  Ảnh: Thế Trang

Để giải đáp những thắc mắc trên của người dân, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lữ Mai Thanh Tùng, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Theo dõi thi hành pháp luật, Sở Tư pháp về vấn đề này.

Theo ông Lữ Mai Thanh Tùng cho biết: “Theo quy định hiện hành, không có từ nào trong các văn bản quy phạm pháp luật gọi là “xe chính chủ”, không có quy định nào xử phạt người dân đi xe không chính chủ. Việc người dân cho rằng “đi xe chính chủ” nghĩa là cá nhân, tổ chức chỉ được điều khiển phương tiện giao thông đăng ký dưới tên của mình, nếu không sẽ bị phạt là chưa chính xác”.

1. Đi xe của người khác (bạn bè, người thân…) có bị phạt không?

Hiện tại theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định. Cụ thể thì các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt khi:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng… nêu trên mà không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt. Cho nên, người dân di chuyển trên đường bằng xe đi mượn từ bạn bè, người thân… thì không bị phạt về lỗi không sang tên xe.

2. Xe không chính chủ: Khi nào bị phạt?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe chỉ được thực hiện qua 2 cách sau:

- Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

- Công tác đăng ký xe.

Như vậy, nếu người dân đang lưu thông trên đường mà CSGT kiểm tra thì cần xuất trình đủ các loại giấy tờ sau là được, sẽ không bị xử phạt về lỗi không sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:

- CMND/CCCD

- Giấy đăng ký xe.

- Bằng lái xe.

- Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

- Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

3. Lỗi không sang tên xe theo quy định bị phạt bao nhiêu?

Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, qua công tác đăng ký xe mà phát hiện tổ chức, cá nhân không sang tên xe theo đúng quy định thì bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Ông Lữ Mai Thanh Tùng nhấn mạnh thêm: Trên thực tế, việc chủ sở hữu xe không làm thủ tục sang tên chính chủ sẽ dễ gặp rủi ro khi xảy ra tai nạn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan tới chiếc xe. Cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào người đứng tên sở hữu phương tiện để tiến hành xác minh về trách nhiệm, nên trong nhiều trường hợp, người đứng tên chủ sở hữu phương tiện sẽ gặp phải rắc rối không đáng có. Do vậy, để không bị xử phạt và tránh các rắc rối về sau, chủ sở hữu xe không nên xem nhẹ việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu xe, nhất là xe mô tô, xe gắn máy.