Bé 7 tháng ăn dặm như thế nào năm 2024

Trẻ 7 tháng tuổi đã hoàn toàn bước chân vào quá trình ăn dặm, từ việc chỉ biết bú sữa mẹ thì giờ đây bé đã sẵn sàng khám phá thêm nhiều thực phẩm mới. Vậy làm thế nào để lập lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi khoa học và an toàn? Hãy cùng theo dõi nhé!

Tại sao cần lập lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi?

Khi trẻ bước vào tháng thứ 7, trẻ đã có thể nhai, nuốt tốt hơn, đặc biệt còn có thể ngồi được một mình và luôn tò mò với những vật xung quanh. Chính vì vậy lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi khoa học và phù hợp với nhu cầu của trẻ là vô cần thiết và có rất nhiều lợi ích:

  • Giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh: Khi cho trẻ ăn dặm theo lịch, trẻ sẽ dần hình thành thói quen ăn uốn đúng giờ, đủ lượng và đa các loại thức ăn khác nhau. Ngoài ra còn tăng cảm hứng và thích thú của trẻ khi ăn
  • Giải đáp các thắc mắc và lo lắng về ăn dặm: Một cái lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng không chỉ giúp bạn không còn băn khoăn về việc cho ăn trẻ ăn gì, ăn bao nhiêu, và ăn làm sao mà nó còn giúp bạn giải quyết các vấn đề về trẻ dị ứng thức ăn, ngộ độc, béo phù hay suy dinh dưỡng khi ăn dặm.
  • Đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ: Lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng đúng và an toàn là cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiếu cho sự phát triển của não bộ, xương khớp, cơ bắp, da dẻ và các cơ quan khác.
  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa và miễn dịch của trẻ: Ăn dặm đúng sẽ giúp trẻ làm quen dần với việc tiêu hóa các loại thức ăn ngoài sữa mẹ và sữa công thức, hạn chế bị táo bón, tiêu chảy và các vấn đề dạ dày khác

Bé 7 tháng ăn dặm như thế nào năm 2024
Lập ịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi là vô cùng cần thiết

Cách lập lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

Lập lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi hoàn toàn dễ dàng nếu bạn nắm được các nguyên tắc cơ bản. Sau đây là các bước bạn cần làm để có thể lập lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi.

Bước 1: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của trẻ

Xác định được nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn của trẻ sẽ giúp bạn chọn được những thực phẩm phù hợp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi phải đảm bảo có khoảng 750 – 900 kcal mỗi ngày, trong đó:

  • Khoảng 500 - 600 kcal từ sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Khoảng 250 – 300 kcal từ các loại thức ăn khác

Ngoài ra, trẻ cần được bổ sung các chất dinh dưỡng như protein (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ,… ), sắt (thịt bòm cám ngũ cốc,… ), canxi (sữa, phô mai, rau cải,…), vitamin A (cà rốt, khoai lang, bí đỏ,…), vitamin C (cam, dâu, kiwi, rau chân vịt,…), vitamin D (cá hồi, các ngừ, nấm,…).

Bạn có thể tham khảo cách tính lượng sữa cho trẻ để biết được lượng sữa cụ thể mà trẻ cần mỗi ngày.

Bước 2: Chọn những loại thực phẩm phù hợp

Cái quan trọng nhất trong lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng là thực phẩm để có thể cung cấp đầu đủ chất dinh dưỡng và đa dạng các món ăn. Khi chọn thực phẩm cần chú ý các điểm sau:

  • Chọn thực phẩm an toàn và giàu dinh dưỡng: Khi được 7 tháng, trẻ có thể ăn rất nhiều loại trái cây, rau nấu chín, phô mai, sữa chia, mì ống, gạo, ngũ cốc,.. nhưng hãy luôn đảm bảo rằng chúng là thực phẩm tươi sống, sạch, không ôi thiu. Bạn cũng nên chú ý các thực phẩm có nguy cơ dị ứng, ngộ độc hoặc hóc nghẹn như đậu phộng, hạt, mật ong, kẹo cao su,…
  • Phù hợp với khả năng nhai, nuốt của trẻ: Bạn nên ưu tiên các thực phẩm có độ mềm, dẻo và dễ tan trong miệng. Nếu trẻ ăn dặm theo phương pháp truyền thống, ăn bằng thìa thì có thể tăng độ mịn và đặc hơn trong đồ ăn dặm của bé.

Bé 7 tháng ăn dặm như thế nào năm 2024
Lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Bước 3: Xác định thời gian và tần suất ăn cho trẻ ăn

Xác định thời gian và tần suất cho trẻ ăn là bước khá khó khăn vì cần sự kiên trì của bố mẹ và sự phối hợp của bé để có được lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng khoa học nhất.

  • Ăn theo giờ cố định: Một giờ cố định sẽ tạo cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh và biết được khi nào đói hoặc no. Bạn không nên cho trẻ ăn vào các khoảng thời gian gần với giờ ngủ hoặc giờ bù sữa của trẻ.
  • Tần suất ăn phù hợp: Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 7 tháng tuổi nên được cho ăn khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày, với mỗi lần ăn khoảng 1-2 muỗng canh thức ăn.

Bước 4: Điều chỉnh lượng sữa phù hợp

Ở tháng thứ 7 thì sữa vẫn là nguồn dưỡng chất quan trọng cho trẻ. Chính vì vậy, khi điều chỉnh lượng sữa cho trẻ cần lưu ý những điểm sau:

  • Không nên đột ngột giảm lượng sữa cho trẻ: Bạn chỏ nên giảm lượng sữa theo hàng tuần, hàng tháng và tùy theo tình trạng cân nặng và chiều cao của trẻ tránh các khả năng bị thiếu hay thừa dinh dưỡng.
  • Không uống quá nhiều sữa: Theo các chuyên gia thì lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi phải đảm bảo lượng sữa là khoảng 800 – 900 ml sữa mỗi ngày và chia thành khoảng 4 – 5 lần uống. Điều này làm cho trẻ đầy bụng và khó tiêu.
  • Không uống sữa sau khi ăn: Bạn nên cho trẻ uống sau ăn khoảng 30 – 60 phút để trẻ có thời gian tiêu hóa thức ăn và cảm nhận cơn đói.

Bé 7 tháng ăn dặm như thế nào năm 2024
Lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi phải đảm bảo khoảng 800 - 900 ml sữa mỗi ngày

Bước 5: Theo dõi phản ứng của trẻ khi ăn dặm

Mỗi đứa trẻ sẽ có nhu cầu hay khả năng năn khác nhau nên việc theo dõi phản ứng của trẻ khi ăn dặm sẽ giúp bạn xây dựng lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi phù hợp nhất.

  • Biểu hiện của trẻ khi cho trẻ ăn: Nếu bé mở miệng, cười và vỗ tay nghĩa là trẻ thích thức ăn đó, ngược lại nếu bé khóc, lắc đầu và đẩy muống nghĩa là không thích thức ăn đó. Bạn nên tôn trọng sở thích của trẻ và không ép trẻ ăn những thứ không muốn.
  • Triệu chứng của trẻ sau khi cho ăn: Trẻ có thể bị dị ứng sau khi ăn một loại thức ăn mới, nếu trẻ bị phát ban, ngứa, sưng, ho, khó thở, nôn mửa sau khi ăn thì có khả năng trẻ bị dị ứng với thức ăn. Bạn nên ghi nhớ thức ăn đó và ngừng cho bé ăn và đưa trẻ đi khám bác sĩ.
  • Phân của trẻ sau khi ăn: Phân của trẻ nói lên tiêu hóa của chunhs, nếu phân có màu, mùi và kết cấu bình thường thì nghĩa là tiêu hóa tốt còn nếu phân có màu quá sáng hoặc quá tối, mùi hôi hoặc chua, kết cấu lỏng thì có nghĩa là trẻ bị khó tiêu thức ăn đó.

Bé 7 tháng ăn dặm như thế nào năm 2024
Trẻ khóc, lắc đầu, đẩy muỗng có nghĩa là không thích thức ăn đó

Mẫu thời gian biểu về lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng

Lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng ngày ăn hai bữa

Thời gianHoạt động7 giờ sángThức dậy và bú sữa8 giờ sángĂn sáng – chất rắn10 giờ sángthức ăn sữa10h30 sángNgủ trưa11h30 sángĂn trưa – chất rắn1h30 chiềuNgủ trưa3h30 chiềuThức dậy và chơi4 giờ chiềuthức ăn sữa18h45Bồn tắm7 giờ tốiThói quen bú sữa và giờ đi ngủ19h30Ngủ

Lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi ăn ngày ba bữa

Thời gianHoạt động7 giờ sángThức dậy và bú sữa8 giờ sángĂn sáng – chất rắn10 giờ sángthức ăn sữa10h30 sángNgủ trưa11h30 sángĂn trưa – chất rắn1h30 chiềuNgủ trưa3h30 chiềuThức dậy và bú sữa4h30 chiềuBữa tối – chất rắn18h45Bồn tắm7 giờ tốiThói quen bú sữa và giờ đi ngủ19h30Ngủ

Những lưu ý khi lập lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

Như vậy, bạn đã biết cách lập lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi rồi nhé, hãy xem các lưu ý dưới đây để cùng bé có những bữa ăn vui vẻ nhé:

  • Hãy tập trung vào sự thèm ăn của bé khi bắt đầu ăn mà không cần vội vàng. Nếu trẻ không chịu ăn sang bữa ăn dặm lần thứ 2 thì chúng có thể bắt đầu ở gần 8 tháng tuổi, hãy tin vào khả năng của bạn và sự thèm ăn của bé.
  • Nếu trẻ quay đầu đi, đẩy thìa ra xa hoặc nhổ thức ăn ra ngoài, đó là dấu hiệu trẻ đã no. Bạn không nên ép con ăn, hãy tôn trọng ý muốn của bé.
  • Ngoài sữa thì bé đã có thể uống nước vào những bữa ăn.
  • Nên cho trẻ ăn cùng gia đình hoặc bạn bè để trẻ có thể học hỏi và bắt chước cách ăn uống của người lớn.
  • Không nên cho trẻ ăn khi đang chơi hoặc xem TV vì trẻ có thể bị sao nhãng, không tập trung vào thức ăn, ăn quá nhiều hoặc quá ít. Mội nơi yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ sẽ giúp trẻ tận hưởng thức ăn và cảm nhận được cơn đói và no.

Bé 7 tháng ăn dặm như thế nào năm 2024
Không nên cho trẻ ăn khi đang chơi hoặc xem TV

Qua bài viết trên, Trung tâm VMC hy vọng mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích về lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi. Bạn có thể tham khảo thêm khóa học Dinh dưỡng cho trẻ từ 6-12 tháng để giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhé!

Bé 7 tháng ăn dặm lúc mấy giờ?

Từ 7 giờ sáng và kết thúc trước 7 giờ tối chính là khoảng thời gian mẹ nên cho bé ăn dặm. Một điều cần chú ý là mẹ không nên cho bé ăn quá no bởi như thế sẽ làm bé khó ngủ. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé sẽ bị hoạt động chậm dẫn đến bị đầy hơi và khó tiêu nếu như được ăn sau 7 giờ tối.nullCác mẹ nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày là phù hợp?nhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › cac-me-nen-cho-be-an-dam-vao-gi...null

Bé 7 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Với bé từ 6 - 7 tháng tuổi: Có thể ăn bột loãng, sền sệt rồi đặc hoặc các thức ăn xay/nghiền với hàm lượng khoảng 100 - 200 ml thức ăn/bữa và bú mẹ cả ngày. Với bé từ 8 - 9 tháng tuổi: Bé có thể ăn bột đặc, thức ăn nghiền hoặc thái nhỏ với hàm lượng khoảng 200ml và ăn 2 bữa cùng với bú mẹ cả ngày.nullTrẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ? - Vinmecwww.vinmec.com › vie › bai-viet › tre-dam-bao-nhieu-la-du-vinull

Bé 7 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

Và khi bé từ 7 đến 12 tháng tuổi, số cữ bú mỗi ngày chỉ còn khoảng 3-4 cữ/ngày và lượng sữa cho mỗi lần lên đến 240ml/lần, xen kẽ 2-3 cữ ăn dặm. Lúc này, mẹ nên tham khảo và kết hợp bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của bé.nullCữ ăn của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt? Lượng sữa bú bao nhiêu?tamanhhospital.vn › cu-an-cua-tre-so-sinhnull

Bổ sung vitamin gì cho bé 7 tháng tuổi?

Trẻ 7 tháng tuổi nhận nguồn glucid từ sữa, ngũ cốc... Vitamin: Trẻ cần được cung cấp đủ các cả hai loại vitamin tan trong nước (vitamin B, C) và vitamin tan trong dầu( vitamin A, D, E, K). Các loại vitamin này thường được cung cấp thông qua sữa, đặc biệt là sữa mẹ.nullTrẻ 7 tháng cần bổ sung vitamin gì? - Vinmecwww.vinmec.com › vie › bai-viet › tre-7-thang-can-bo-sung-vitamin-gi-vinull