Bể bao nhiêu lâu thì nuôi dc tép

if[ aicp_can_see_ads[] ] {

Bể nuôi tép cảnh 1

Đối với người mới chơi tép cảnh hay kể cả những người đã chơi được một thời gian thì việc giữ cho tép sống khỏe và sinh sản tốt không phải là một điều dễ dàng. Tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm mà tôi có được từ khi nuôi tép cảnh.

Bể nuôi tép cảnh 2

1.Chuẩn bị bể, hồ nuôi tép cảnh

Việc chuẩn bị bể nuôi tép cảnh là cực kỳ quan trọng. Chuẩn bị bể tốt sẽ làm giảm thiểu hậu quả của những sai phạm có thể gặp trong quá trình nuôi.

if[ aicp_can_see_ads[] ] {

Bể nuôi tép cảnh 3

– Bể nuôi tép cảnh phải có thể tích tối thiểu từ 60l trở lên.

– Đất nền trong bể phải tạo ra môi trường nước có độ pH ổn định từ 5,8 đến 6,8. Đất nền tốt tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển làm trức ăn cho tép cảnh.

Bể nuôi tép cảnh 4

– Bể nên có hệ thống chiếu sáng đầy đủ. Tốt nhất là dùng loại đèn cho bể thủy sinh.

– Bể nuôi tép cảnh phải có hệ thống lọc như bể thủy sinh và không làm thay đổi độ pH trong bể ngoài ý muốn.

– Phải lắp đặt máy sục khí cho bể tép cảnh để cung cấp thêm ô xy cho tép, tránh để bể thiếu dưỡng khí dẫn đến tép lờ đờ và bị nhược.

if[ aicp_can_see_ads[] ] {

Bể nuôi tép cảnh 5

– Nhiệt độ nước trong bể tốt nhất để cho tép cảnh sinh trưởng và phát triển là từ khoảng 21- 25 độ C. Ở nước ta là khí hậu nóng ẩm nên mua hè cần lắp thêm quản tản nhiệt và nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ nước trong bể tốt hơn.

– Trước khi thả tép vào bể nuôi mới cần để bể tĩnh trước vài ngày để môi trường hệ sinh thái trong bể ổn định. Nên cho một ít vi sinh vào bể để để hệ vi sinh trong bể phát triển nhanh hơn. Kiểm tra các thông số của nước trong bể thật kỹ càng trong 1 tuần, nếu ổn định thì mới được thả tép cảnh vào trong bể.

2. Chọn giống tép cảnh cho bể nuôi

– Chỉ nên chọn những con tép cảnh khỏe mạnh, bôi lội nhanh nhẹn cơ động tìm nhặt thức ăn không ngừng.Những con tép khỏe mạnh khi dùng vợt bắt chúng rất là khó vì chúng bơi rất nhanh và người bán phải rất khéo léo mới bắt được chúng.

Bể nuôi tép cảnh 6

– Chọn những con tép trên thân không bị nổi bọc mụn, trên phần vỏ giáp không bị thủng lỗ.

– Chọn những con tép có màu đều đặn, không có màu khác lạ so với loài tép đó.

if[ aicp_can_see_ads[] ] {

Bể nuôi tép cảnh 7

– Tép là loài sống theo bầy đàn nên mỗi loại bạn nên chọn nuôi ít nhất là 10 con. Khi hợp với nhau thành bầy đàn thì sự nhút nhát của những con tép gần như không còn. Chúng không còn ẩn nấp trong những bụi rong rêu khi chỉ có vài con mà tự do bơi lội với nhau thành đàn đi kiếm ăn.

Bể nuôi tép cảnh 8

3.Chăm sóc cho bể nuôi tép cảnh

if[ aicp_can_see_ads[] ] {

Bể nuôi tép cảnh 9

– Tép cảnh là loài ăn tạp. Chúng ăn rêu, thức ăn thừa của cá, thức ăn viên khô, thức ăn công nghiệp, đồ sống hoặc đồ đông lạnh, dưa leo hoặc đậu hà lan.

– Phải loại bỏ lượng thức ăn thừa mà tép không tiêu thụ hết sau 1 giờ. Phải hút hết phần thức ăn thừa đưa ra ngoài vì để lâu sẽ làm ô nhiễm môi trường nước.

– Ngoài bữa ăn chính, tép cảnh trong bể còn ăn rêu và vi sinh vật nên nếu những bể thủy sinh có hệ sinh thái ổn định thì việc quên cho tép ăn một vài ngày  thì tép cũng không bị chết do đói.

– Bạn phải thay nước cho tép cảnh trong bể một tuần một lần. Mỗi lần thay thì chỉ thay từ 1/4 đến 1/3 lượng nước bể. Khi thay nước trong bể cần nhẹ nhàng hút phần nước ở đáy bể để loại bớt phần chất thải của tép dưới nền. Sau khi thay bước bạn nên cho thêm một ít khoáng để tăng độ pH của bệ và giúp hệ vi sinh vật trong bể phát triển tốt hơn.

– Khi nuôi tép cảnh được một vài tháng thì bạn có thể nhặt ít lá khô rửa sạch nhúng vào nước sôi rồi cho chúng vào trong bể. Lá khô vừa làm ổn định nồng độ pH của bể vừa chống nấm và các mầm bệnh gây hại cho tép. Đồng thời lá khô cũng là thức ăn làm ổn định quá trình lột xác của tép cảnh.

Với những kinh nghiệm chia sẻ trên chúc các bạn có những giây phút thư giãn bên bể tép cảnh sống động của mình.

Cách nuôi tép cảnh không bị chết trước hết phải chú ý đến chất lượng nước, độ pH của nước phải duy trì trong khoảng 5 – 8, độ cứng kiểm soát trong khoảng 1 – 6. Thứ hai, chú ý đến nhiệt độ nước, giữ ở mức 22-24 ℃, thời kỳ sinh sản có thể tăng 1-2 ℃, nhưng không thể vượt quá 28 ℃. Luôn chú ý cho ăn thức ăn, cho ăn lá dâu khoảng 2 lần / tuần. Trong giai đoạn tép lột vỏ, cần cung cấp đầy đủ oxy cho tép để đảm bảo lột vỏ an toàn.

Cần lưu ý đến chất lượng nước trong hồ tép cảnh, nếu nitơ amoniac trong nước càng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của nó. Thông thường độ pH của nước nên được giữ trong khoảng 5-8, và độ cứng nên được giữ trong khoảng 1- 6. Nếu thấy tép nổi nhiều hơn có nghĩa là chất lượng nước không đảm bảo và cần thay nước nhiều. Ngoài ra, nếu màu sắc của cơ thể tôm trở nên nhạt, điều đó cũng cho thấy chất lượng nước đã bị suy giảm.

Tép nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ nước, thông thường nhiệt độ nên được giữ ở khoảng 22-24 ℃, miễn là nhiệt độ có thể tăng thêm 1-2 ℃ trong thời gian nuôi, nhiệt độ nước nên duy trì ở mức 25 ℃. Cần lưu ý rằng nhiệt độ nước càng cao thì lượng oxy hòa tan trong hồ tép càng giảm, bản thân loài động vật này có nhu cầu oxy cao hơn nên bạn phải chú ý kiểm soát nhiệt độ, thường nhiệt độ không được vượt quá 28 ℃ , nếu không tôm cái sẽ không thể giữ trứng.

Tép là loại động vật ăn tạp, rất dễ nuôi nhưng chế độ ăn của bạn không đúng cách cũng có thể dẫn đến tép cảnh bị chết.Lá dâu tằm là một nguồn thức ăn khá phố biến khi nuôi tép cảnh.

Ngâm lá dâu trong nước muối khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch khoảng 3 lần và đun suôi khoảng 3-5 phút cho đến khi lá có thể đâm xuyên qua được.Sau khi vớt lá ra, bạn hãy chần sơ qua với nước lạnh,sau cắt thành từng miếng cho tép ăn.Có thể cho ăn từ 1 – 2 lần / tuần.Bạn cũng nên bổ sung thêm các dạng thức ăn công nghiệp để tép có đầy đủ dinh dưỡng.

4. Hỗ trợ lột vỏ khi nuôi tép

Tép lột vỏ sau khi lớn ở mức độ nào đó, việc lột vỏ rất nguy hiểm nếu không biết cách sẽ dẫn đến tép bị chết.Để nâng cao tỷ lệ thành công khi lột vỏ, bạn nên cần bổ sung một ít dinh dưỡng, có thể cho vài viên vitamin B12 vào, đồng thời cung cấp oxy cho bể khi tép lột vỏ.

Video liên quan

Chủ Đề