Bé không bú bao lâu thì mất sữa

Bé nhà em đã được 14 tháng, em định 2 tháng nữa sẽ cho bé cai sữa. Em có nghe nói cai sữa cho con có thể bị tắc sữa, sưng ngực và rất đau, khi nào hết sữa thì mới hết sưng được. Vậy cai sữa bao lâu thì mẹ hết sữa, và em phải làm gì trong thời gian này để đỡ đau ạ?

Chào Lê Ngọc Trang,

Sau khi cho con cai sữa, tuyến vú người mẹ vẫn tiết ra sữa bình thường vì nó không thể nhận biết ngay được là con không có nhu cầu bú mẹ nữa. Khi đó, sữa ra nhiều nhưng không thoát được ra ngoài sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng, đông lại thành cục trong bầu ngực mà chúng ta gọi là tắc tia sữa. Tắc sữa khiến bầu ngực sưng lên, người mẹ cảm thấy đau đớn, đôi khi là dẫn đến viêm tuyến vú rất nguy hiểm.

Để khắc phục tình trạng này, em cần cho con cai sữa từ từ, tức là cho bé bú mẹ ít dần đi chứ không nên thực hiện một cách đột ngột. Khi con đã ngừng bú mẹ mà sữa vẫn nhiều, em dùng tay vắt bớt sữa (chỉ vắt cho bớt căng, không vắt hết), khi đó sẽ tránh được tình trạng tắc tia sữa.

Tuyến sữa sẽ vẫn sản xuất sữa sau khi con đã cai sữa. Về câu hỏi con cai sữa bao lâu thì mẹ hết sữa của em, chúng tôi không thể đưa ra một con số cụ thể được, vì còn tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ và trong thời gian cai sữa mẹ có vì thương con mà thỉnh thoảng cho con bú trở lại hay không. Nhưng thông thường, tuyến vú sẽ ngừng tiết sữa hoàn toàn sau 2 – 3 năm.

Để rút ngắn thời gian này, em có thể dùng những cách làm mất sữa nhanh mà chúng tôi đã đề cập rất chi tiết trong bài viết trước. Em có thể tham khảo tại đây: https://mabio.vn/cach-lam-mat-sua-me-nhanh-sieu-toc/

Trường hợp sau thời gian dài cai sữa mà em bỗng thấy ngực chảy nhiều dịch có màu và mì lạ, bầu ngực đóng cục hoặc bất kỳ triệu chứng nào mà em nghi ngờ, hãy đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

Chúc em luôn khỏe!

Mabio.vn

MẸ LƯU Ý:

Mẹ đã thực sự muốn cai sữa cho con chưa? Các tổ chức Y tế khuyên mẹ hãy cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời và nếu có thể mẹ hãy cho con bú trong vòng 24 tháng sau khi sinh. Không sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Sữa mẹ không chỉ là chìa khóa giúp con thông minh hơn, chắc khỏe hơn mà còn giúp tình cảm mẹ con được gắn kết sâu sắc.

Mẹ đừng lo nếu sữa đang giảm dần và muốn cai sữa cho con chỉ vì sữa không đủ. Có rất nhiều cách giúp sữa mẹ về dạt dào như hồi mới sinh. VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO là môt gợi ý tuyệt vời cho mẹ. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh cũng như thon gọn vóc dáng hiệu quả.

Cùng điểm danh các tác dụng của Viên uống lợi sữa Mabio:

✅ Kích thích hoocmon Prolactin phát triển giúp sữa mẹ về nhiều tràn trề, sữa đặc và thơm mát.

✅ Giúp cơ thể mẹ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

✅ Tăng cường chuyển hóa trong cơ thể mẹ giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ giúp bé hấp thu phát triển tốt hơn.

✅ Giúp mẹ ăn ngon, ngủ yên, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé)

✅ Giúp sản phụ phục hồi sức khoẻ sau sinh nhanh chóng.

✅ Giúp thông tuyến sữa, chữa mất sữa.

✅ Giúp mẹ thon gọn vóc dáng sau sinh.

Chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, Mabio an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Mabio được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, quy trình chặt chẽ của USAPHA nhà máy đạt chuẩn GMP. Sản phẩm được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 22862/2017/ATTP-XNCB).

Tình trạng mất sữa 2 tháng sau sinh xảy ra đối với nhiều sản phụ khi con chưa đủ 12 tháng tuổi. Điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng sợ rằng con không đủ sữa để bú và băn khoăn liệu rằng mất sữa 2 tháng có lấy lại được không? Làm thế nào cho sữa về khi bị mất sữa?

Đối với các mẹ, việc mất sữa trong thời gian cho con bú là chuyển xảy ra thường xuyên.

Mất sữa ở nhiều hoàn cảnh khác nhau: có mẹ mất sữa ngay lúc mới sinh, có mẹ mất sữa 2 tháng sau sinh, có mẹ thì thỉnh thoảng mất sữa một lần… Đa số trường hợp mất sữa 2 tháng sau sinh xảy ra ở những phụ nữ sinh con lần đầu.

Bị mất sữa 2 tháng sau sinh bởi nguyên nhân chính là do thiếu hormone prolactin và oxytocin. Vai trò của hai hormone cực kỳ quan trọng trong việc giúp cơ thể sản xuất và tiết sữa.

Bé không bú bao lâu thì mất sữa

Các yếu tố làm tăng nguy cơ sụt giảm lượng hormone đó là:

Mẹ giảm cân, nhịn ăn

Sau sinh, nhiều sản phụ muốn lấy lại vóc dáng thon gọn nhanh chóng mà chọn cách nhịn ăn, không ăn các món giàu dưỡng chất vì sợ lên cân. Việc làm này khiến cơ thể của mẹ không đủ dinh dưỡng cần thiết để sản xuất sữa.

Công việc bận bịu, áp lực, stress, mất ngủ

Trong thời gian nuôi con, nếu các mẹ đi làm ngay những tháng đầu sẽ gặp phải nhiều áp lực, mệt mỏi, căng thẳng làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tuyến yên, từ đó ức chế quá trình sản xuất sữa.

Bệnh tuyến vú

Các bệnh tuyến vú như viêm tuyến vú, tắc tuyến vú, u nang đều là nguyên nhân dẫn đến việc mất sữa ở sản phụ sau sinh.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh

Tình trạng mất sữa còn do sản phụ sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc dị ứng làm ức chế quá trình sản xuất sữa trong cơ thể, gây mất sữa.

Áp lực từ gia đình

Do chịu nhiều áp lực từ phía gia đình trong việc nuôi và chăm sóc con mà không ít mẹ bị mất sữa. Càng bị căng thẳng và stress thì mẹ càng bị ức chế sản xuất sữa.

Con không chịu bú mẹ

Việc bú mẹ của trẻ không diễn ra thường xuyên thì cơ thể sẽ không nhận được sự kích thích sản xuất sữa làm cho lượng sữa ít dần rồi mất hoàn toàn.

Cho con bú sai cách

Mẹ cần phải cho trẻ bú đúng cách để lượng sữa tiết đều và dồi dào. Nếu trẻ bú sai cách thì sẽ không kích thích cơ thể tiết nhiều sữa, dần dần mẹ sẽ bị mất sữa.

Ăn thực phẩm gây mất sữa

Mẹ sau sinh có thể bị mất sữa nếu ăn một số thực phẩm như lá lốt, lá bạc hà, măng khô, măng chua, khổ qua…

Việc mất sữa 2 tháng sau sinh gây ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều tới cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng việc mất sữa đến trẻ

  • Trẻ thiếu đi nguồn dưỡng chất quý giá

Có rất nhiều dưỡng chất có trong sữa mẹ cần thiết cho sự phát triển của trẻ như vitamin, protein, carbohydrate, axit amin. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ có thể bú hoàn toàn sữa mẹ mà không cần uống nước, ăn dặm hoặc dùng thêm bất kỳ loại sữa công thức nào.

  • Trẻ dễ tiêu chảy, ốm yếu, còi cọc, hay quấy khóc

Hàm lượng protein cùng một số chất dinh dưỡng trong sữa công thức có thể nhiều hơn sữa mẹ nhưng trẻ lại chưa đủ lớn để tiêu hóa và hấp thụ những dưỡng chất đó, có trường hợp còn bị dị ứng với sữa công thức, bị đi ngoài.

Các chất đề kháng tự nhiên có trong sữa mẹ là “độc quyền” mà không một loại sữa công thức nào sánh bằng. Đây cũng là lý do tại sao trẻ dùng sữa ngoài hay bị ốm hơn trẻ được bú sữa mẹ.

  • Trẻ không được gần gũi mẹ

Thông qua việc bú mẹ, trẻ sẽ được gần gũi mẹ hơn, các bác sĩ cũng khuyên mẹ nên da kề da ngay khi sinh con để bảo vệ bé.

Bé không bú bao lâu thì mất sữa

Bú mẹ rất tốt cho trẻ nhỏ

Ảnh hưởng việc mất sữa đến mẹ

  • Stress, trầm cảm vì không có sữa cho con bú

Trong những tháng đầu nuôi con, điều mà mỗi mẹ quan tâm nhất chính là việc đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú. Khi bị mất sữa 2 tháng sau sinh, chắc chắn các mẹ sẽ không tránh khỏi việc lo lắng và tìm mọi cách khắc phục. Nhiều mẹ còn bị trầm cảm chỉ vì không có sữa cho con bú.

  • Nguy cơ mất sữa vĩnh viễn

Việc mất sữa kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng không được điều trị sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị mất sữa vĩnh viễn. Mẹ bị mất sữa khi mới sinh con 2 tháng thì con chắc chắn sẽ rất thiệt thòi.

Mẹ yên tâm rằng việc mất sữa 2 tháng sau sinh có thể lấy lại sữa được nếu dùng cách kích sữa an toàn và hiệu quả sau đây:

Hút kiệt sữa sau mỗi lần

Theo các chuyên gia hướng dẫn, cần phải làm cho kiệt sữa sau mỗi cử hút vì tốc độ tạo sữa phụ thuộc vào tốc độ làm trống của tuyến sữa. Việc tạo sữa sẽ càng nhanh hơn nếu tuyến sữa càng trống.

Sản phụ cần nghỉ ngơi đầy đủ thay vì chăm chăm hút sữa cả ngày

Nếu lịch hút sữa quá dày sẽ khiến mẹ không được nghỉ ngơi để cơ thể tạo sữa, mất ngủ và tinh thần căng thẳng khiến cơ thể không khỏe mạnh làm sữa không về được.

Chỉ nên hút sữa vào một thời điểm cố định trong ngày để cơ thể hình thành phản xạ tiết sữa

Trong ngày, mẹ nên hút sữa vào một thời điểm cố định như hút vào 7 giờ sáng, 10 giờ sáng, 13 giờ… lặp lại hằng ngày vào khung giờ đó vào những ngày tiếp theo để hình thành phản xạ tiết sữa, sữa sẽ tự động chảy.

Bé không bú bao lâu thì mất sữa

Hút sữa vào thời điểm cố định trong ngày

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Sữa được sản xuất dựa vào việc sử dụng nguồn năng lượng, dinh dưỡng và máu của mẹ.

Sữa sẽ về nhiều hơn khi cơ thể mẹ dự trự được nhiều chất lỏng. Vậy nên trước khi hút sữa mẹ nên uống một cốc nước ấm, bột ngủ cốc và các loại nước lợi sữa và có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để kích thích tuyến sữa, tránh ăn những thực phẩm gây mất sữa.

Massage bầu ngực hằng ngày

Massage bầu ngực nhẹ nhàng sẽ giúp các dây thần kinh sản sinh ra oxytocin, kích thích tuyến sữa hoạt động, đánh tan các cục sữa đông và khơi thông dòng sữa mẹ.

Không tùy tiện sử dụng kháng sinh

Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mẹ muốn dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc kháng sinh vì có thể gây ức chế quá trình sản xuất sữa mẹ.

Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái

Để quá trình tiết sữa được thuận lợi, mẹ cần giữ cho tâm trạng thoải mái và vui vẻ, ngủ đủ giấc.

Nếu mẹ đã áp dụng những phương pháp trên nhưng vẫn không thấy sữa về thì cần đến ngay bệnh viện để khắc phục.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/