Bệnh gan có nên ăn thịt gà

Thịt gà là thực phẩm yêu thích của nhiều người.

Thịt gà thường được chúng ta chia làm nhiều loại ví dụ thịt đùi, thịt cánh và lườn. Mỗi vị trí kể trên lại cung cấp một lượng calo khác nhau từ protein đến chất béo. Ví dụ:

  • Một phần ức gà 100 gram cung cấp 165 calo, 31 gram protein và 3,6 gram chất béo.
  • Một đùi gà 100 gram cung cấp 209 calo, 26 gram protein và 10,9 gram chất béo.
  • Mỗi 100 gram, cánh gà cung cấp 203 calo, 30,5 gram protein và 8,1 gram chất béo.
  • Mỗi 100 gram má đùi gà có 172 calo, 28,3 gram protein và 5,7 gram chất béo.

2. Xơ gan có ăn được thịt gà không ?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh xơ gan bởi gan là cơ quan chuyển hóa, đào thải độc tố, nếu không kiêng khem và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ làm gia tăng gánh nặng cho gan, khiến bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn. Do đó, mục tiêu hàng đầu của chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan sẽ gồm 03 yếu tố như sau:

  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Cắt giảm khối lượng công việc mà gan phải gánh vác.
  • Ngăn chặn tình huống gan phải chịu thêm thương tổn bằng cách phòng ngừa biến chứng phát sinh.

Theo các chuyên gia, nguồn cung cấp protein tốt nhất cho cơ thể là thịt gia cầm nạc, cá và trứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nguồn đạm thực vật như các loại đậu và hạt hay đậu phụ.

Thịt gà tương đối ít calo và chất béo so với các loại thịt khác. Về cơ bản, người bệnh xơ gan có thể ăn được thịt gà [không ăn da]. Thay vì chiên, bạn có thể chuyển sang nướng hoặc luộc. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên cụ thể theo tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh của bạn.

Có thể bạn quan tâm:

3. Lời kết

Ở giai đoạn đầu của bệnh xơ gan [xơ gan còn bù], hầu hết triệu chứng của bệnh đều không bộc lộ rõ ràng. Sau nhiều năm bị bệnh, những triệu chứng của bệnh xơ gan mới xuất hiện rõ ràng, lúc này tình trạng tổn thương ở gan đã trở nên nghiêm trọng, bệnh đã chuyển sang giai đoạn xơ gan mất bù.

Do đó, người bệnh xơ gan cần áp dụng chế độ dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ càng sớm càng tốt, kể cả khi người bệnh thấy cơ thể mình vẫn khỏe mạnh. Bạn có thể sẽ cần áp dụng chế độ ăn uống này suốt đời.

Thịt gà là một thực phẩm phổ biến và được ưa thích tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.

Chào em,

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh xơ gan bởi gan là cơ quan chuyển hóa, đào thải độc tố, nếu không kiêng khem và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ làm gia tăng gánh nặng cho gan, khiến bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn.

Do đó, mục tiêu hàng đầu của chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan sẽ gồm 03 yếu tố như sau:

- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

- Cắt giảm khối lượng công việc mà gan phải gánh vác.

- Ngăn chặn tình huống gan phải chịu thêm thương tổn bằng cách phòng ngừa biến chứng phát sinh.

Thịt gà tương đối ít calo và chất béo so với các loại thịt khác.

Về cơ bản, người bệnh xơ gan có thể ăn được thịt gà nhưng chú ý là không nên ăn da, không nên ăn nội tạng, chế biến thịt ưu tiên luộc, hấp hay chiên không dầu và hạn chế tối đa chiên dầu, nướng.

1. Dinh dưỡng có vai trò gì trong bệnh gan ? Gan được xem như là một nhà máy chế biến thức ăn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi có bất kỳ một bệnh lý nào ở gan thì việc hoạt động của “nhà máy” sẽ đình trệ, nó cần thời gian để nhà máy được sửa chữa phục hồi. Trong thời điểm này nếu chế độ ăn không hợp lý sẽ làm tình trạng bệnh lý gan nặng hơn và sự phục hồi của gan kéo dài.

2. Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan cấp

-         Trong bệnh lý viêm gan cấp, “nhà máy” bị trục trặc đột ngột, nên hoạt động bình thường của lá gan bị xáo trộn, người bệnh cần giảm bớt mỡ, bơ, dầu, không nên ăn thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng súc vật, lòng đỏ trứng … -         Cần tăng sử dụng một số chất để cung cấp đủ năng lượng, giúp gan hồi phục tốt hơn như : tăng chất bột đường từ gạo, mật ong, trái cây ngọt, chuối. -         Nên dùng những thức ăn giàu đạm có giá trị dinh dưỡng cao như lòng trắng trứng, thịt bò, thịt heo, thịt gà nạc, cá nạc, đậu hủ, sữa đã tách bơ. -         Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp các khoáng chất và các vitamine A, D, B, C …là những yếu tố cần thiết cho hoạt động bình thường của gan. -         Ngưng rượu bia, tránh sử dụng những thuốc độc cho gan.

3. Chế độ ăn cho người viêm gan mãn

-         Trong tình trạng bệnh lý này, tế bào gan bị tổn thương kéo dài và ngày một nặng hơn. Vì vậy bệnh nhân cần phải được cung cấp năng lượng đầy đủ để giúp gan hồi phục. -         Tăng chất bột đường dễ hấp thu từ gạo, ngũ cốc, trái cây ngọt. -         Sử dụng thức ăn hàm lượng đạm cao nhưng ít béo như lòng trắng trứng, thịt gà nạc, thịt heo nạc … -         Cung cấp đủ vitamine cho gan hoạt động, mỗi ngày có thể uống 1 viên Multivitamine. -         Dù bệnh lý gan mãn do bất kỳ nguyên nhân nào cũng phải kiêng rượu bia và tránh dùng những thuốc gây độc cho gan.

4.  Chế độ ăn cho người xơ gan


           Chế độ ăn cho người xơ gan không báng bụng -         Nhu cầu năng lượng như người bình thường. -         Muối 2 - 4 g / ngày, được nêm nếm thức ăn với ½ muỗng café muối, không chấm nước tương hay nước mắm. -         Uống nước 1.5 - 2 lít nước / ngày. -         Tăng lượng đạm thực vật, giảm đạm động vật [do đạm động vật tạo nhiều ammoniac] : 0.8 -1 g đạm / kg cân nặng. -         Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ có tác dụng tránh đầy bụng hay khó tiêu, dễ dung nạp thức ăn hơn.

         Chế độ ăn cho người xơ gan có báng bụng

-         Nhu cầu năng lượng như người bình thường. -         Muối 2 g / ngày : nêm muối vào thức ăn lạt, không chấm gì thêm. -         Không ăn mắm, cá khô, thức ăn đóng hộp hay bày bán sẵn [vì có nhiều bột ngọt chứa muối natri]. -         Nước uống 1 - 1.5 lít / ngày, bao gồm cả sữa, nước lọc, nước trái cây … -         Nếu bụng báng nhiều nên nằm nghỉ để thận có thể lọc được tốt hơn. -         Tăng lượng đạm thực vật có thể [nhu cầu đạm 0.8g / kg / ngày], hạn chế thịt cá, trứng gà, vịt, sữa; ăn nhiều đậu hủ, uống sữa đậu nành… -         Ăn yaourt có thể giúp hoá giải một phần ammoniac. -         Chia chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ : sáng - trưa - chiều - tối, xen kẽ các bữa ăn nhỏ giúp hạn chế bệnh tiểu đường và biến chứng hạ đường huyết. -         Hạn chế dầu, không ăn mỡ động vật. -         Ăn nhiều chất xơ : rau xanh, trái cây, hay dạng chất xơ tổng hợp sao cho đi tiêu từ 2 - 3 lần / ngày. -         Mỗi ngày bổ sung 1 viên multivitamines với tiêm vitamine K khi TQ kéo dài. -         Tránh những thức ăn chứa nhiều sắt như : thịt màu đỏ, gan, huyết… vì dễ bị ứ sắt dẫn đến tổn thương các cơ quan . -         Bữa ăn cuối cùng cách xa giờ đi ngủ ít nhất 3 - 4 giờ. -         Nên ăn nhiều vào buổi sáng để tránh đầy bụng và buồn nôn.

-         Hạn chế café, trà và tránh những thức ăn chua cay vì dễ nguy cơ viêm dạ dày ở người xơ gan.

Với sự gia tăng của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu [NAFLD] trên phạm vi toàn cầu, theo ước tính hiện nay có 20% dân số Hoa Kỳ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Ở Việt Nam, chưa có thống kê cụ thể, nhưng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy đang tăng nhanh trong những năm gần đây.

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Tất cả mọi thứ bạn ăn vào đi qua gan để chuyển hóa. Gan có nhiệm vụ xử lý và giải phóng chất độc, cung cấp năng lượng, làm sạch máu, điều chỉnh hoóc môn và thực hiện hơn 500 chức năng quan trọng khác. Khi chức năng gan suy yếu, tính mạng con người sẽ bị đe dọa. Việc chọn và tránh thực phẩm gì cho gan đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ gan và có một sức khỏe tốt cho gan.

4 loại thực phẩm tránh ăn nhiều để gan khỏe mạnh

1. Thịt đỏ

Protein có trong thịt đỏ là cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy cắt giảm lượng thịt đỏ sẽ giúp bảo vệ gan. Nếu bạn là một người khỏe mạnh, gan của bạn có thể dễ dàng phá vỡ các protein trong thịt đỏ. Nhưng nếu bạn đã có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào, thì gan của bạn sẽ khó khăn trong việc chuyển hóa protein trong thịt đỏ. Khi suy giảm khả năng chuyển hóa protein của gan, các protein dư thừa có thể trở thành độc hại và có thể ảnh hưởng não, gây chóng mặt và mệt mỏi.

Tốt nhất bạn nên tránh ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt là nếu bạn đã được chẩn đoán bị bệnh gan. Thịt trắng như thịt gà và cá là lựa chọn tuyệt vời để vẫn nhận được các protein bạn cần hàng ngày.

2. Muối

Mặc dù cơ thể chúng ta đòi hỏi một mức độ muối nhất định, nhưng quá nhiều muối có thể gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ. Chúng ta đã biết ăn nhiều muối làm tăng huyết áp, nhưng do khả năng giữ nước của muối, thừa muối cũng không tốt cho gan của chúng ta.

Muối có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng và ứ đọng trong gan, và có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ. Điều này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu cơ thể của bạn đã có tình trạng giữ nước. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo không dùng nhiều hơn 1.500 mg mỗi ngày nếu bạn dễ bị giữ nước. Bạn nên tránh các thịt cá đóng hộp, nước tương để giữ mức muối của bạn thấp.

4. Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh nói chung không tốt cho sức khoẻ của chúng ta, nhưng đặc biệt là đối với gan của chúng ta.

Thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch. Tránh thức ăn nhanh giúp cho bạn khỏe mạnh hơn.

4. Đồ uống có hàm lượng đường cao

Fructose có trong nhiều thực phẩm chế biến và đồ uống như soda, ngay cả bánh mì và bánh quy giòn. Nghiên cứu cho thấy dùng nhiều fructose không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì, mà còn có thể dẫn đến tổn thương gan.


Video liên quan

Chủ Đề