Bệnh rối loạn lo âu và cách chữa trị

Tiếp cận bệnh nhân "rối loạn lo âu lan tỏa"

24-02-2021

Hoa mắt chóng mặt, hồi hộp trống ngực, bồn chồn nóng ruột, vã mồ hôi run rẩy là dấu hiệu cảnh báo bạn đang là "nạn nhân" của chứng bệnh "rối loạn lo âu lan tỏa". Trong thời buổi hiện đại như ngày nay, chứng bệnh này ngày càng phổ biến và làm thế nào để nhận biết, và vượt qua những tình trạng trên, mời Quý đọc giả tham khảo qua bài viết bên dưới.

Để giúp quý vị hiểu rõ hơn về bệnh lý này, cùngBs CKI. Nghiêm Bảo Thị Hạnh Linh- Khoa Nội thần kinhtạiPhòng khám Hoàn Mỹ Sài Gònđi vào "tìm hiểu" nhé !

Bs CKI. Nghiêm Bảo Thị Hạnh Linh - Khoa Nội thần kinh tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.

1. Định nghĩa:

Rối loạn lo âu lan tỏa được xếp vào nhóm các rối loạn liên quan đến stress, mã theo ICD 10 là F41.1 với đặc tính là những mối lo lắng dai dẳng lan tỏa, tản mạn, không khu trú vào một sự kiện hay một hoàncảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua không còn tính thời sự nữa. Rối loạn này thường liên quan với stress trường diễn, tiến triển thay đổi nhưng có xu hướng mạn tính.

2. Chẩn đoán:

a. Chẩn đoán xác định:

[*] Lâm sàng:

- Biểu hiện lo âu:

  • Sợ hãi [lo lắng bất hạnh trong tương lai, cảm giác dễ cáu, khó tập trung].
  • Căng thẳng vận động [bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run chân tay, không có khả năng thư giãn].

- Hoạt động quá mức thần kinh thực vật [đầuóc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt].

- Sự lo âu, sợ hãi là biểu hiện chính, chủ yếu, nguyên phát dẫn đến phản ứng sợ sệt quá mức.

- Bệnh thường kéo dài nhiếu tháng [thường là 6 tháng].

[*] Cận lâm sàng:

- Xét nghiệm máu: huyết học, sinh hóa, vi sinh [HIV,VGB,VGC].

- Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tìm chất ma túy, huyết thanh chẩn đoán giang mai

- Trắc nghiệm tâm lý: đánh giá lo âu [Zung, Hamilton lo âu]; đánh giá trầm cảm phối hợp [Beck,Hamilton trầm cảm]; đánh giá nhân cách; đánh giá rối loạn giấc ngủ].

- Các xét nghiệm chuyên khoa khác xác định bệnh lý kết hợp hoặc loại trừ nguyên nhân thực thể:

  • EEG.
  • ECG, X - Quangtim phổi, siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm hormon tuyến giáp

-CT, MRI não trong một số trường hợp cụ thể.

b. Chẩn đoán phân biệt:

Những chẩn đoán loại trừ hay gặp nhất rối loạn lo âu này không phải do một rối loạn cơ thể như cường giáp, không phải do một rối loạn tâm thần thực tổn hoặc rối loạn có liên quan đến chất tác động tâm thần như là sử dụng quá mức các chất giống amphetamin hoặc hội chứng cai benzodiazepin.

3. Điều trị:

[*] Nguyên tắc điều trị

Chiến lược kiểm soát lo âu và giảm stress

  • Giải thích hợp lý về các vấn đề cơ thể và triệu chứng cơ thể của bệnh.
  • Tập đối mặt với các tình huống gây lo lắng,căng thẳng [stress].
  • Các hoạt động thể lực [thư giãn luyện tập để lôi cuốn bệnh nhân].
  • Tránh lạm dụng rượu, thuốc gây ngủ.

[*] Điều trị triệu chứng

Nguyên tắc chọn thuốc

  • Ưu tiên đơn trị liệu [ chọn một trong những thuốc liệt kê ở dưới nếu chưa hiệu quả thì sử dụng đồng thời một thuốc chống trầm cảm và một thuốc chống loạn thần].
  • Khởi đầu liều thấp và tăng liều từ từ cho đến khi hiệu quả. Hạn chế lạm dụng nhóm giải lo âu gây nghiện.

a. Thuốc giải lo âu:

Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau:

  • Benzodiazepins: Diazepam, lorazepam, bromazepam, alprazolam
  • Thuốc có tác dụng nhanh nhưng có nguy cơ gây lệ thuộc thuốc khi sử dụng kéo dài.
  • Non-benzodiazepins: Eftifoxin, sedanxio, zopiclon

b. Thuốc chống trầm cảm:

Chọn một,hai hoặc ba thuốc trong các thuốc sau:

  • SSRI: fluoxetin,escitalopram,paroxetin
  • SNRI: venlafaxin
  • Khác: mirtazapin
  • Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

c. Thuốc chống loạn thần:

Chọn một, hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau:Olanzapin,Risperidon,Quetiapin

d. Một số thuốc khác:

Kháng histamin, ức chế beta, nuôi dưỡng tế bào thần kinh [piracetam,ginkgo biloba], vitamin nhóm B và khoáng chất...

[*] Liệu pháp tâm lý

  • Liệu pháp giải thích hợp lý, liệu pháp thư giãn luyện tập, liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình
  • Vận động trị liệu,hoạt động trị liệu

a. Liều điều trị cụ thể một số thuốc

  • Diazepam 5-20 mg/ngày.
  • Bromazepam 6-12 mg/ngày.
  • Amitryptilin 150-300mg/ngày.
  • Paroxetin 20-80 mg/ngày.
  • Fluoxetin 10-80 mg/ngày.
  • Escitalopram 10-20mg/ngày.
  • Citalopram 20-60 mg/ngày.
  • Sertralin 50-200 mg/ngày.
  • Venlafaxin 37,5-375 mg/ngày.
  • Mirtazapin 15-60 mg/ngày.

b. Thời gian điều trị

  • Điều trị đến khi các triệu chứng cải thiện và sau đó duy trì thêm ít nhất 6 tháng để đảm bảo bệnh ổn định hoàn toàn.
  • Một số bệnh nhân đòi hỏi kéo dài thời gian trị liệu hơn và có thể là lâu dài để tránh tái phát.

4. Tiên lượng và biến chứng

  • Lo âu lan tỏa là rối loạn đáp ứng tốt với điều trị và thường ổn định sau một khoảng thời gian ngắn điều trị. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân của lo âu.
  • Rối loạn lo âu lan tỏa có liên quan nhiều đến nhân cách lo âu và/hoặc stress nên tỉ lệ tái phát rất cao.
  • Cần đề phòng và tránh các biến chứng do phát hiện muộn, điều trị không kịp thời bệnh nhân có thể có hành vi tự sát hoặc do biếu chứng của việc lạm dụng thuốc giải lo âu.

5. Phòng bệnh

  • Kiểm soát stress, rèn luyện nhân cách.
  • Giáo dục và phổ biến kiến thức để người dân hiểu về bệnh và các nguy cơ gây bệnh.

Nguồn:Bác sĩ CKI. Nghiêm Bảo Thị Hạnh Linh - Khoa Nội thần kinh tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.

-----------------------------------------------------------

Đặt lịch khám với Bs. Hạnh Linhtại:TẠI ĐÂY

Thông tin của Bs. Hạnh Linh:XEM TẠI ĐÂY

-----------------------------------------------------------

*Có thể bạn quan tâm:

Tiếp cận đau đầu - Đau đầu có nguy hiểm đến tính mạng không ?

Loét "Dạ dày - Tá Tràng" và những điều bạn cần biết !!!

Quy trình chẩn đoán "Viêm Họng - Thanh Quản" do trào ngược ngoài thực quản [LPR]

Video liên quan

Chủ Đề