Bệnh viện quận gò vấp thuộc tuyến nào năm 2024

Bệnh viện quận Gò Vấp là Bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Trụ sở Bệnh viện quận Gò Vấp được đặt tại 02 cơ sở:

+ Cơ sở 1: Số 664 Lê Đức Thọ, Phường 15, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Cơ sở 2: Số 641 Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện hoạt động tại cơ sở mới xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2017 Bệnh viện nằm trên trục đường chính và có vị trí trung tâm địa bàn quận Gò Vấp, thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh. Cơ sở rộng rãi, khang trang, các buồng bệnh sạch đẹp, giường bệnh mới thuận lợi tiện nghi cho người bệnh. Bệnh viện hiện có 23 khoa, phòng, 2 đơn vị trực thuộc, 3 tổ công tác.

.

THÔNG TIN TUYỂN DỤNG

Định hướng phát triển Bệnh viện đến năm 2025, Bệnh viện cần tuyển dụng các vị trí sau:

Yêu cầu:

Có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí tuyển dụng. Có kỹ năng sử dụng thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Ưu tiên ứng cử viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ.

Quyền lợi

+ Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, bổ sung khác

+ Phụ cấp tăng thêm: Theo Quy chế chi tiêu nội bộ Bệnh viện

+ Chế độ nâng bậc, nâng lương: Theo quy định hiện hành

+ Thưởng [Thu nhập ngoài lương]: Theo Quy chế chi tiêu nội bộ Bệnh viện

+ Hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ [nếu có]: Tùy thuộc vào nhu cầu công việc, Quy chế đào tạo của Bệnh viện.

Bệnh viện quận Gò Vấp được thành lập từ ngày 23 tháng 02 năm 2007 theo Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 23/02/2007 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, và chính thức hoạt động độc lập từ tháng 01 năm 2008.

- Bệnh viện đa khoa quận Gò Vấp là một trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp; đồng thời chịu sự hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế và các Trung tâm chuyên ngành.

- Bệnh viện đa khoa quận Gò Vấp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Ủy ban nhân dân quận giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật theo quyết định số: 4468/QĐ-UBND Quận ngày ngày 15 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện quận Gò Vấp.

Bệnh viện quận Gò Vấp bao gồm 02 cơ sở:

- Cơ sở 1: Số 212 Lê Đức Thọ, Phường 15, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh;

- Cơ sở 2: Số 641 Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đặt trụ sở chính.

Tháng 02 năm 2017, Bệnh viện quận Gò Vấp khánh thành cơ sở 2 tại số 641 Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp, diện tích khuôn viên 13.340m2. Bệnh viện hoạt động chủ yếu tại cơ sở mới nhưng vẫn duy trì hoạt động Phòng khám Y học cổ truyền tại cơ sở 1. Với cơ sở vật chất mới là điều kiện thuận lợi cho Bệnh viện trong hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Quận Gò Vấp trong năm 2019, nhưng cũng đặt ra những thách thức mới, cơ hội phát triển mới mà Bệnh viện cần phải định hướng, khai thác, tập trung cho giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.

Được sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo liên tục và kịp thời của lãnh đạo Sở Y tế, Quận Ủy, UBND quận, sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các ban ngành trên địa bàn quận; tập thể CBVC bệnh viện luôn cố gắng không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt các kế hoạch đề ra trong công tác khám chữa bệnh, triển khai nhiều kỹ thuật điều trị đúng tuyến và kỹ thuật vượt tuyến, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; và là đơn vị đã thực hiện quy chế tự chủ tài chính từ năm 2017.

Bảo hiểm xã hội TP.HCM trả lời: Hiện nay việc thông tuyến thực hiện tại các bệnh viện tuyến quận/huyện, vì vậy bạn đăng ký KCB ban đầu tại BV quận 12 thì bạn có thể đi KCB tại bất kỳ bệnh viện quận/huyện, bệnh viện đa khoa khu vực trên địa bàn TP.HCM [trong đó có BV quận Gò Vấp].

Khi đến KCB tại các nơi KCB, người tham gia BHYT phải trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh thì sẽ được quyền lợi KCB như đúng tuyến. Trường hợp quá khả năng điều trị của bệnh viện quận/huyện [nơi bạn đang điều trị] thì người bệnh sẽ được bệnh viện chuyển sang tuyến trên để tiếp tục điều trị.

Kinh doanh khó khăn, được tạm dừng đóng bảo hiểm?

Hiện công ty tôi có 50 công nhân may túi xách. Mấy năm trước, đầu ra của sản phẩm ổn định nên công ty có rất nhiều ưu đãi cho công nhân.

Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh doanh của công ty xuống thấp và đang gặp khó khăn trong vấn đề tài chính. Công ty đang định ngưng tham gia bảo hiểm xã hội [BHXH] cho công nhân đến khi nào tình hình kinh tế của công ty ổn định trở lại. Như vậy, luật có cho phép công ty tạm dừng đóng BHXH bắt buộc cho người lao động không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?

Trần Tuấn [Huyện Bình Chánh, TP.HCM]

BHXH TP.HCM trả lời: Theo Điều 16 Nghị định 115/2015, đơn vị được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất trong trường hợp tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ một tháng trở lên do gặp khó khăn, thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế hoặc gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

Người sử dụng lao động được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau: Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên; bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra [không kể giá trị tài sản là đất].

Thực hiện theo quy định trên, đơn vị cần cung cấp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định doanh nghiệp đủ điều kiện tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất để cơ quan BHXH đang quản lý có cơ sở giải quyết đề nghị của đơn vị.

Chủ Đề