Biên bản thẩm định sáng kiến kinh nghiệm của tổ chuyên môn

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LVT

Số: /LVT-SKKN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ninh Bình, ngày 27 tháng 4 năm 2017

KẾ HOẠCH

THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2016 - 2017

- Căn cứ Quyết định số 71/QĐ-SGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Sở GD&ĐT Ninh Ban hành Quy định về tổ chức xét duyệt và công nhận sáng kiến ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình.

- Căn cứ nhiệm vụ năm học của trường THPT chuyên Lương Văn Tụy.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc viết, áp dụng giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, làm cơ sở cho việc xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng vào cuối năm học. Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy xây dựng kế hoạch thực hiện công tác viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Sáng kiến kinh nghiệm là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên được đúc kết qua thực tiễn công việc đã làm hàng ngày. Sáng kiến là sự sáng tạo, sản phẩm trí tuệ được tạo ra và áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, mang lại lợi ích thiết thực, góp phần hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ đươc giao về năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Sáng kiến bao gồm giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận.

- Sáng kiến kinh nghiệm có tác dụng thúc đẩy và mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, giảng dạy, đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành giáo dục đào tạo.

- Nhằm đánh giá, ghi nhận những sáng kiến kinh nghiệm hay, thiết thực để từ đó giới thiệu, nhân rộng thành những điển hình tiên tiến tạo điều kiện trao đổi, giao lưu học tập.

II. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

- Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

III. ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

- Thực hiện việc đổi mới trong giáo dục, sáng kiến kinh nghiệm cần tập trung nghiên cứu sâu vào những lĩnh vực đổi mới như:

+ Đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các hoạt động giáo dục toàn diện tại đơn vị.

+ Đổi mới việc tổ chức, xây dựng các phong trào thi đua tích cực và đạt hiệu quả cao.

+ Đổi mới việc đánh giá, bình chọn thi đua, phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến tại đơn vị.

+ Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng khiếu, tư duy và phẩm chất học sinh.

+ Những kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý, dạy học giúp học sinh học tập tích cực.

+ Đổi mới việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại giúp học sinh phát triển năng khiếu, tự nghiên cứu khoa học, tự học.

+ Đổi mới việc thực hiện tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị, thí nghiệm, xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập

+ Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động đoàn thể và công tác chủ nhiệm lớp.

IV. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

1. Về nội dung:

Trên cơ sở kinh nghiệm trong công tác quản lý, giảng dạy, giáo dục...phát hiện và xây dựng được nội dung, phương pháp mới, có tính đột phá, phù hợp và nâng cao được hiệu quả, chất lượng trong quá trình thực hiện công tác của mình

a) Tính mới

- Lần đầu tiên được áp dụng

- Không trùng với các sáng kiến đã được công nhận trước đó

- Chưa bộc lộ, công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay.

- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.

b) Tính khoa học

- Có luận đề: Đặt vấn đề gọn, rõ ràng (giới thiệu được khái quát thực trạng, mục đích ý nghĩa cần đạt, những giới hạn cần có...)

- Có luận điểm: Biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể

- Có luận cứ khoa học, xác thực: thông qua phương pháp hoạt động thực tế

- Có luận chứng: những minh chứng cụ thể ( số liệu, hình ảnh...) để thuyết phục được người đọc.

Toàn bộ nội dung được trình bày hợp lý, có quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề được nêu, có sử dụng các phương pháp để phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát được mục tiêu, vấn đề nêu ra; phù hợp với qui luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên.

c) Tính khả thi

- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao

- Phù hợp với điều kiện thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị tại thời điểm đưa ra sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu để triển khai.

- Có khả năng ứng dụng đại trà, được các CB-GV trong ngành vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao.

d) Tính hiệu quả

Đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Áp dụng trong thực tế đạt được hiệu quả cao nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất.

Từng tiêu chuẩn được cụ thể hóa thành các tiêu chí có định lượng bằng điểm số và được công bố trong mẫu Phiếu đánh giá sáng kiến của Hội đồng xét duyệt sáng kiến các cấp - theo mẫu M4.

2. Về hình thức:

a) Trình bày nội dung theo bố cục, từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay.

b) Đề tài được soạn thảo và in trên máy vi tính, trang trí khoa học, đóng bìa đẹp. Bìa sáng kiến kinh nghiệm phải được ghi rõ ràng

3. Xếp loại :

Tổng điểm đánh giá sáng kiến tối đa là 10 (làm tròn đến 0,1 điểm), xếp loại như sau:

- Xếp loại Giỏi: từ 8,0 điểm đến 10 điểm;

- Xếp loại Khá: từ 6,5 điểm đến dưới 8,0 điểm;

- Xếp loại Trung bình: từ 5,0 điểm đến dưới 6,5 điểm;

- Không đạt: dưới 5,0 điểm.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện

- Từ ngày 9 tháng 5 năm 2016. Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm các tổ chuyên môn tổ chức chấm xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm đã đăng ký. Để việc đánh giá phân loại sáng kiến kinh nghiệm khách quan, công bằng, các trường cần đảm bảo chặt chẽ qui trình chấm, xét duyệt như: công khai thang điểm, phiếu chấm, họp bàn thống nhất cách chấm.

- Ngày 16 tháng 5 năm 2016 các tổ chuyên môn nộp kết quả thẩm định và các SKKN về trường.

2. Địa điểm nộp SKKN

- Báo cáo kết quả thẩm định và SKKN soạn thảo trên máy vi tính, nộp file về địa chỉ thư điện tử:

- Bản in báo cáo kết quả thẩm định và SKKN nộp về phòng Đ/c Nguyễn Bảo Châu - PHT

3. Hồ sơ đăng ký xét duyệt sáng kiến

3.1. Hồ sơ được đánh máy, trình bày rõ ràng bằng tiếng Việt, không tẩy xoá trên khổ giấy A4, theo mẫu, gồm:

a) Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến;

b) Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan, kèm theo đĩa minh hoạ nội dung (nếu thấy cần);

- Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại của Hội đồng thẩm định sáng kiến - theo mẫu M1.

3.2. Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến - theo mẫu M3, bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến;

b) Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có) và tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác giả;

c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):

- Tên sáng kiến: Phải thể hiện bản chất của giải pháp trong đơn;

- Lĩnh vực áp dụng: Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết;

- Mô tả sáng kiến:

+ Về nội dung: Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm hoặc bằng hình thức khác;

+ Về khả năng áp dụng: Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào;

- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có);

đ) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;

e) Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);

g) Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở theo các nội dung sau:

- So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó - nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó);

- Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể.

4. Xử lý các vi phạm

- Nhà trường sẽ xử lý nghiêm đối với những cá nhân sao chép SKKN, hạ bậc thi đua đối với các nhân vi phạm, Tổ chuyên môn có cá nhân vi phạm.

- Nhà trường yêu cầu Tổ trưởng các tổ chuyên môn triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng và đúng tiến độ thời gian quy định./.

Nơi nhận:

- Như kính gửi (qua website trường);

- BGH

- Các tổ chuyên môn;

- Lưu: VT.

KT.HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Bảo Châu

Mẫu M1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LVT

TỔ:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

Ninh Bình, ngày tháng 5 năm 2017

BÁO CÁO

Kết quả sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

Tổng số: Cán bộ, giáo viên (chuyên viên), công nhân viên...

I. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH SKKN CỦA TỔ

1. SKKN về công tác quản lý

STT

Họ và tên

Chức vụ

Dạy môn

Tên SKKN

Điểm

Xếp loại

1

2

2. SKKN về chuyên môn

STT

Họ và tên

Dạy môn

Tên SKKN

Điểm

Xếp loại

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

3. Cá nhân không có SKKN

STT

Họ và tên

Chức vụ

Dạy môn

Lý do

1

2

Tổng số SKKN:.

Trong đó: Giỏi..KháTB.Yếu

II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT (nếu có)

STT

Sáng kiến kinh nghiệm loại giỏi gửi sở

1

2

TỔ TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ, tên)

Mẫu M3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi (1):

Tôi (hoặc chúng tôi) ghi tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến (2):...................

Lĩnh vực áp dụng: ...................................................................................

2. Nội dung

a. Giải pháp cũ thường làm:

- Chi tiết giải pháp cũ: ..

- Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:

b. Giải pháp mới cải tiến:

- Mô tả bản chất của giải pháp mới:

- Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:

3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được

- Hiệu quả kinh tế: .

- Hiệu quả xã hội: .

4. Điều kiện và khả năng áp dụng

- Điều kiện áp dụng:

- Khả năng áp dụng: .

- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.


XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ

, ngày tháng năm
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

- (1) Hội đồng sáng kiến cấp ....

- (2) Tên sáng kiến

- Thủ trưởng đơn vị xác nhận đối với sáng kiến thuộc đơn vị.

- Đơn yêu cầu sáng kiến đánh máy từ 5 đến 10 trang (nội dung minh họa chuyển sang phần phụ lục); không đóng bìa cứng, bìa giấy bóng kính.

Mẫu M4

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN NĂM HỌC ........

1. Họ tên Giám khảo: .............................................................................

2. Chức vụ, đơn vị công tác: ...................................................................

3. Tên sáng kiến: .

4. Môn (lĩnh vực):.. .

5. Tên tác giả /đồng tác giả (nếu có): ............................

6. Chức vụ, đơn vị công tác: ...................................................................

7. Đánh giá của Giám khảo:

Tiêu chuẩn

Tiêu chí đánh giá

Thang điểm tối đa

Điểm chấm

Ghi chú

1

Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

1

Tên sáng kiến: Phải thể hiện bản chất của giải pháp trong đơn

0,25

2

Lĩnh vực áp dụng: Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết

0,25

2

Nội dung sáng kiến

1

Mô tả đầy đủ, chi tiết giải pháp cũ thường làm như thế nào?

1,00

2

Phân tích rõ ưu, nhược điểm và những tồn tại của giải pháp cần được khắc phục

1,00

3

Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp mới cải tiến

2,00

4

Phân tích rõ tính mới, tính sáng tạo của giải pháp

2,00

3

Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được

1

Hiệu quả kinh tế: ước tính số tiền làm lợi bằng Việt Nam đồng, sau thời gian áp dụng sáng kiến

0,25

2

Hiệu quả xã hội: là những tác động đến việc tăng năng suất lao động, tạo công ăn, việc làm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, cộng đồng, tạo ra hướng mới cho tương lai

1,00

4

Điều kiện và khả năng áp dụng

1

Nêu điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

0,50

2

Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào

0,75

5

Hình thức

1

Cấu trúc khoa học (cân đối giữa các luận điểm, luận cứ, luận chứng, hợp lý, lô gích)

0,50

2

Diễn đạt rõ ràng, câu văn súc tích, trong sáng; trình bày khoa học phù hợp với yêu cầu; lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục

0,50

Tổng điểm: Xếp loại: ..

Ninh Bình, ngày tháng năm 2017

Giám khảo

(Ký, ghi rõ họ tên)

File dữ liệu gốc