Biện PHÁP nâng cao chất lượng dạy học môn LUYỆN từ và câu LỚP 5 violet

Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5.

Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn
Luyện từ và câu lớp 5.


PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng có vị trí khá quan trọng. Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng hệ thống hóa vốn từ, giúp học sinh có kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu. Bồi dưỡng cho học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh. Mặt khác, phân môn Luyện từ và câu chính là cầu nối để giữa các phân môn tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm văn trong môn Tiếng Việt. Vậy học tốt môn Luyện từ và câu cũng là điều kiện để học sinh học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. Với nhận thức như vậy, muốn học sinh có phương pháp học để đạt được kết quả tốt môn Luyện từ và câu thì tôi thấy giáo viên cần phải có phương pháp dạy môn Tiếng Việt nói chung và Luyện từ và câu nói riêng sao cho hiệu quả và phát huy được khả năng học tập của học sinh.

Qua dự giờ, thăm lớp, tôi thấy những giờ Luyện từ và câu ở trường, giáo viên đã biết vận dụng các hình thức tổ chức dạy học sao cho tiết dạy nhẹ nhàng nhưng vẫn lôi cuốn hấp dẫn học trò tham gia tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên trường vẫn phải cố gắng nhiều. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học một cách thường xuyên, hiệu quả. Vì vậy, là một cán bộ quản lý tôi đã tự đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để giáo viên dạy tốt phân môn Luyện từ và câu? Đó là suy nghĩ trăn trở của bản thân tôi và tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhắm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5.”

2. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu cải tiến biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:

- Khách thể nghiên cứu.

Biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5.

- Đối tượng nghiên cứu.

Giáo viên khối 5 .

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

của việc chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5

- Nghiên cứu thực trạng của việc chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5

- Đề xuất các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5

5. Phương pháp nghiên cứu

* Nghiên cứu lý luận

- Tìm hiểu nghiên cứu tài liệu về chỉ đạo hoạt động dạy học phân môn Luyện từ và câu, sách giáo khoa, sách giáo viên, các văn bản công văn của Bộ, của Sở có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm cơ sở lí luận cho chỉ đạo hoạt động dạy học phân môn Luyện từ và câu.

* Nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát . - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, trao đổi, phân tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiêm,.. - Phương pháp thống kê.

6. Phạm vi nghiên cứu : Thực trạng việc chỉ đạo hoạt động dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề