Biết chấp nhận thất bại là gì

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh/chị bằng một đoạn văn ngắn [khoảng 200 từ] về ý kiến sau đây của A. Lincoln: "Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào".

Bài làm



"Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào". "Thất bại" là làm hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định. Mức độ, hậu quả của sự thất bại không phải là vấn đề quan trọng nhất. Điều quan trọng hơn cả là nhận thức, thái độ của con người trước sự thất bại trong cuộc sống. Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại. Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan không phải là điều dễ dàng mà ai cũng làm được. Biết "dậy mà đi" sau mỗi lần vấp ngã, biết rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình. Trong cuộc đời, mỗi người đều khó tránh thất bại và cũng nên hiểu rằng chính sự thất bại là một trong những điều kiện để đi đến thành công. Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh sống bởi chấp nhận thất bại không phải là hèn nhát mà chấp nhận để biết đứng lên và làm lại. Mỗi người chúng ta, đặc biệt là người trẻ cần giữ cho mình một bản lĩnh vững vàng để khi vấp ngã ta biết chấp nhận và nhìn thẳng vào thất bại.

 

Có những cách an ủi nỗi buồn mà lời nói là không cần thiết. Đôi khi, chi cần một vòng tay đầy yêu thương, ánh mắt bao dung trìu mến là đủ giúp con cái nhận ra tất cả tình thương vô điều kiện của cha mẹ. Cùng con cái rút kinh nghiệm từ thất bại là rất hay. Nhưng điều đó có thể để sau. Còn tin tưởng rằng con cái đủ nhận thức để học hỏi từ thất bại của chúng, và cùng chúng chấp nhận thất bại trong ý nghĩa đó chẳng phải là chấm hết, mới thực sự là "sếp" tài ba trong gia đình. Và, cứ để con khóc, dù đó là con trai!

[DNSG cuối tuần]

Việc con không cam chịu sự thất bại là một bản lĩnh mà con cần có để có thể vượt qua mọi khó khăn và thúc đẩy bản thân luôn tiến về phía trước. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc không cam chịu thất bại đều là điều tốt. Thực tế có những tình huống mà con cần phải học cách chấp nhận thất bại. Bởi việc không chấp nhận thất bại một cách mù quáng đôi khi sẽ tạo lên những đứa trẻ gan lì khiến cho những đứa trẻ này gặp trở ngại trong cuộc sống và sự thất bại sẽ bào mòn thêm sức lực cũng như tinh thần của trẻ.

Có những khi việc trẻ cố gắng sửa chữa tình huống đó lại càng làm cho mọi việc trở lên xấu thêm. Trong khi đó, nếu trẻ biết cách từ bỏ và tìm đến những cơ hội mới trẻ sẽ có thể có cơ hội để đạt được những thành công mới thay vì cứ mãi ở một chỗ tìm cách sửa chữa nó. 

Việc dạy con biết chấp nhận thất bại là điều tốt. Tuy nhiên cha mẹ cũng phải dạy con sao cho có thể con đừng quá nhanh chóng chấp nhận thất bại. Thay vào đó, trước khi chấp nhận thất bại con cần phải biết mình sai ở đâu và tại sao lại sai như vậy để trong những lần sau con sẽ biết cách tự mình sửa chữa những lỗi lầm đã từng gặp phải trong quá khứ.

2. Học cách chấp nhận thất bại

Cha mẹ nên là người đóng vai trò cho sự thúc đẩy trẻ phấn đấu làm việc tốt hơn. Hãy tự mình phán xét xem khi nào nên khuyến khích con tiếp tục cố gắng, khi nào nên khuyên con bỏ cuộc và chấp nhận thất bại. Trước khi dạy trẻ biết khi nào con có thể chấp nhận thất bại và bỏ cuộc thì bạn cũng nên không được quá đặt nặng tầm quan trọng của việc phải đạt được kết quả chiến thắng cuối cùng thay vào đó cha mẹ nên quan tâm tới việc con đã đạt được gì trong quá trình làm những việc đó, con đã cố gắng hết sức chưa.

Để giúp trẻ biết phán đoán khi nào nên chấp nhận thất bại thì cha mẹ phải để trẻ được phép thua cuộc. Hãy tạo cơ hội cho con bỏ cuộc bằng cách cho con tham gia vào những thử thách vượt trên khả năng của con.


3. Phán xét để bỏ cuộc

Khi trẻ phải đối mặt với những thử thách khó khăn khiến trẻ cảm thấy khó chịu nhưng trẻ lại không chịu bỏ cuộc thì cha mẹ cần phải ở cạnh để giúp con phán xét có nên bỏ cuộc hay không. Hãy ngồi lại cùng con và bàn bạc về thử thách đó, giúp trẻ so sánh xem giữa công sức mà trẻ cần phải bỏ ra để có thể đạt được chiến thắng và kết quả mà trẻ sẽ nhận được là gì, từ đó để trẻ tự quyết định liệu có nên tiếp tục hay không. Khi trẻ bỏ cuộc, cha mẹ cũng không nên thể hiện thái độ buồn chán hay thất vọng vì ocn mà hãy tìm cách để khuyến khích trẻ tìm đến các thử thách khác.

Hãy nói chuyện với trẻ về việc trẻ chấp nhận thất bại, như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với cha mẹ về việc mình đã gặp thất bại thay vì sợ hãi và cố gắng tiếp tục nhưng không đem lại kết quả gì. Đôi khi trẻ có thể sẽ nghi ngờ về quyết định của mình, lúc này cha mẹ cần phải trấn an trẻ rằng đó là điều tự nhiên và hãy đưa ra những lý do thuyết phục về việc con nên bỏ cuộc thay vì cố gắng nhọc công.

Chủ Đề