Biểu hiện thực hiện công bằng trong học tập

Những câu chuyện dở khóc, dở cười đều đến từ việc đường truyền internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học miễn phí chất lượng không tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập.

Học trực tuyến ở những nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn như thế, nói gì tới việc học sinh vùng khó khăn tiếp cận hình thức học này. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều tỉnh, vùng khó khăn có từ 50 đến 70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến; nhiều thôn bản không có internet, ngay cả thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến... Điều này cho thấy, thách thức của một năm học mới trong đại dịch không hề nhỏ.

Học sinh học trực tuyến phòng dịch Covid-19. Ảnh: TTXVN

Mỗi đợt dịch bùng phát, trường học luôn là một trong những nơi bị đóng cửa đầu tiên. Suốt hai năm qua, học trực tuyến được coi là giải pháp hàng đầu. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã cho thấy sự chênh lệch lớn trong tiếp cận giáo dục ở những khu vực khác nhau. Nhóm trẻ em ở các vùng khó khăn ngày càng phải đối mặt với nguy cơ bỏ học bởi những rào cản mang tên “công nghệ”. Trước thực tế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn năm học mới, trong đó nhấn mạnh cần đa dạng các hình thức dạy học, kết hợp giữa dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình; bổ sung bài giảng, học liệu phục vụ học từ xa. Ngoài ra, ở những nơi gặp khó khăn trong triển khai dạy học trực tuyến, trên truyền hình, các trường sẽ thực hiện phát phiếu học tập đến học sinh, bảo đảm việc học không bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, nhiều kế hoạch hỗ trợ học sinh cũng được đưa ra, với mục tiêu mọi học sinh được công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới. Điển hình như Chương trình "Sóng và điện thoại cho em" do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo triển khai, kịp thời hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số. Hưởng ứng chương trình, một loạt phương án như nâng cấp đường truyền, miễn cước nền tảng học trực tuyến, miễn cước dữ liệu học online; huy động thiết bị hỗ trợ học trực tuyến; chính sách miễn giảm, cho nợ học phí của các trường đại học... được các ban, ngành, tổ chức đưa ra.

Phép thử Covid-19 đã cho những người trong cuộc hiểu rõ hơn cần làm gì để mọi trẻ em đều có quyền học tập, tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng, cũng như hưởng các phúc lợi xã hội tại trường học-một trong những quyền cơ bản được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

KHÁNH HÀ

Bài 2:

Phóng to
Liệu sẽ không còn những gương mặt thí sinh đầy lo âu, căng thẳng trước kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng? - Ảnh: Ng.Công Thành
TT - Chỉ nói riêng về sách giáo khoa [SGK] đã thấy rõ điều này. Các gia đình nghèo cho con đi học đã khó, lo được SGK là cả một vấn đề vì SGK đắt quá, mỗi năm phải mua mới.

Chưa bình đẳng về cơ hội học tập

Các nước văn minh, giàu có cũng chỉ cho HS thuê, mượn SGK chứ không bắt buộc phải mua như ta. Như thế làm sao khuyến khích HS nghèo đi học? Đó là chưa nói sách liên tục sửa chữa, thay đổi; trong một gia đình, sách của anh học rồi không chuyển lại cho em dùng được, rất phí phạm.

Rồi còn bao nhiêu khoản tốn kém khác, nhà nghèo làm sao chịu đựng nổi! Với cách thi cử, đánh giá, tuyển sinh kiểu này, dù có chính sách cử tuyển gì cũng chẳng bù được thiệt thòi cho người nghèo và dân cư các vùng xa, vùng cao.

Đương nhiên không nên và không thể đòi hỏi công bằng tuyệt đối ngay, nhưng cũng phải thấy chính sách của ta còn quá nhiều thiếu sót để đảm bảo công bằng, tức là bình đẳng cho mọi người về cơ hội học tập và thành đạt.

Để gian dối phát triển: tai họa khôn lường

Ai cũng thấy rõ là so với mấy chục năm trước, hiện nay thói gian dối trong xã hội và nhà trường của ta rất trầm trọng. Trước kia không đến nỗi như bây giờ. Học trò gian lận trong thi cử; thầy giáo, cán bộ quản lý giáo dục [GD] dối trá khi báo cáo thành tích; tệ tham nhũng nặng nề trong xã hội...

Như thế sản phẩm GD làm sao tốt được. Một giáo sư nước ngoài đã từng đến VN năm 1975, giờ trở lại có dịp vào một lớp đang thi đã thốt lên chưa bao giờ bà được mục kích nhiều sự gian dối tập trung trong một thời gian ngắn và một không gian hẹp như vậy! Muốn hiện đại hóa - công nghiệp hóa đất nước, muốn cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh phải trừ tận gốc nạn gian dối, tham nhũng.

Thời đại hội nhập mà làm ăn mất chữ tín là mất hết. Còn muốn cạnh tranh mà không có ý tưởng mới, không có sáng tạo, chỉ chuyên bắt chước mù quáng thì làm sao cạnh tranh nổi. Cho nên có hai thứ mà nhà trường của ta, xã hội ta chưa GD tốt cho thanh thiếu niên là: trung thực và sáng tạo. Tôi nghĩ hãy khoan nói đến chuyện gì cao xa hơn, chỉ lo cho tốt hai điểm đó cũng đã là thành công lớn lắm rồi.

Với việc thi cử được cải cách căn bản để không còn áp lực tiêu cực như hiện nay, các lớp học thêm sẽ dần dần bớt đi hay mất hẳn mà HS vẫn được học đầy đủ trong chính khóa, không phải học thêm lu bù, sẽ có điều kiện học tập bình thường, dành nhiều thì giờ tự học và vui chơi, nghỉ ngơi, nhờ đó kết quả học tập sẽ tốt hơn.

Còn thầy giáo sẽ có thời gian suy ngẫm cải tiến chuyên môn, tự học hoặc học thêm để nâng cao trình độ, tiến lên dạy được lớp cao hơn, góp phần tăng khả năng phát triển qui mô GD, đáp ứng nhu cầu học tập bức thiết của xã hội.

Lo cho thầy giáo: ưu tiên số 1 để vực dậy giáo dục

Trong tình hình hiện nay, muốn vực GD lên phải có những biện pháp đủ mạnh từ trên mới thắng được sức ỳ. Nếu cần chọn một giải pháp đột phá cho toàn ngành GD [và cho cả khoa học vì GD đại học liên quan chặt chẽ với khoa học], tôi nghĩ trước hết đến chính sách đối với thầy giáo.

Vì sao? Vì yếu tố quyết định nhất đối với chất lượng GD suy cho cùng là đội ngũ thầy giáo. Có thầy tốt mới có thể thực hiện được mọi biện pháp chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa GD. Mà muốn có thầy tốt và thầy tốt phát huy được tác dụng thì cần có chính sách đúng đắn với nhà giáo. Ở đâu và bao giờ cũng vậy, chính sách đầu tiên quan trọng nhất là chính sách tiền lương và sử dụng, bồi dưỡng.

Phần lớn những nhếch nhác, tiêu cực trong GD thật ra đều phát sinh từ những bất cập trong chính sách này. Sở dĩ nạn dạy thêm, học thêm phát triển tràn lan là do đã có thời lương thầy giáo quá thấp, trong khi đó nhiều chủ trương sai lầm về thi cử [như thi theo bộ đề thi] thúc đẩy nhu cầu học thêm, luyện thi để đi thi, nhân đó nhiều thầy giáo cấp III phổ thông, đại học mở lớp dạy thêm, luyện thi, rồi từ cấp III phong trào lan xuống cấp II, cấp I.

Ở đại học thì luyện thi đại học, rồi dạy liên kết, dạy “sô”... cứ thế những nguồn thu nhập ngoài lương ngày càng tăng, vượt xa lương gốc nhiều lần. Đó là quá trình các thầy giáo, do tình thế bắt buộc, phải tự tạo ra một phương thức thích nghi để giữ vững và tiếp tục phát triển GD.

Vì vậy, hoàn toàn không nên trách cứ giáo viên, mà nên thấy đó là hậu quả của việc thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo điều kiện tối thiểu cho thầy giáo làm nhiệm vụ của mình.

Cái giá phải trả cho việc thiếu trách nhiệm đó quá lớn, vì cuối cùng thì Nhà nước và nhân dân vẫn phải chi ra một khoản tài chính đủ để đảm bảo đời sống cho giáo viên, nhưng lại phân phối khoản tài chính đó theo một phương thức kỳ lạ, tạo ra những nếp dạy và học lạc hậu bất bình thường mà hậu quả là nền GD bị tha hóa, một bộ phận biến chất thành hoạt động kinh doanh trục lợi, làm lu mờ lý tưởng cao đẹp của GD và để lại nhiều di chứng sẽ còn ảnh hưởng lâu dài sau này.

Chẳng hạn, do chính sách đó cho nên dạy thêm, học thêm đã thành một nếp rất khó bỏ, mặc dù đối với nhiều thầy giáo dạy thêm đã không còn là nhu cầu bức bách mưu sinh. Vấn đề hiện nay là thu nhập thực tế của đa số giáo viên tuy đã tạm đủ, song cơ cấu thu nhập ấy hoàn toàn không khuyến khích giáo viên làm tốt công việc của mình trong các giờ chính khóa.

Như vậy, việc cấp bách là cần điều chỉnh chế độ sử dụng và cơ cấu thu nhập để giải phóng giáo viên khỏi những lớp dạy thêm và các việc phụ khác, có thể tập trung dạy tốt trong chính khóa mà vẫn được bảo đảm mức thu nhập đầy đủ.

Tốt nhất là cải cách chế độ tiền lương sao cho lương trở thành thu nhập chính đủ bảo đảm mức sống tương đối. Trong tình hình ngân sách nhà nước không thể cấp đủ nguồn tài chính thực hiện chế độ lương đó, trước mắt có thể đặt ra một khoản học phí chính thức để bổ sung vào nguồn tài chính trả lương.

Khoản học phí này không được nhiều hơn mức phí trung bình gồm tổng số tất cả các khoản đóng góp mà thực tế hiện nay HS phải trả, đồng thời phải có chính sách học bổng thiết thực cho HS nghèo và trong diện cần nâng đỡ.

Khi ấy tất cả việc học tập sẽ tập trung vào chính khóa, nếu cần thì giảm tải chương trình để chỉ những giờ chính khóa [dĩ nhiên được dạy chu đáo] cũng đủ để thực hiện hết chương trình mà không cần tăng tiết, dạy thêm.

Tin bài liên quan:

* Chấn hưng giáo dục - mệnh lệnh từ cuộc sống * Những việc cần làm ngay! * 2005: năm chấn hưng giáo dục

GS HOÀNG TỤY

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề