Bố cục văn bản bàn luận về phép học năm 2024

Công ty TNHH Dịch vụ Giáo dục và Công Nghệ Việt Nam - MST 01068170636

TSC: Số 10D, Ngõ 325/69/14, phố Kim Ngưu, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

VP: Số 23 ngõ 26 Nguyên hồng, Láng Hạ, Đống Đa, HN

SĐT: 0932.39.39.56

Phản hồi qua: hotro@vinastudy.vn

GV: Đinh Thuỳ Linh – Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC

[LA SƠN PHU TỬ NGUYỄN THIẾP]

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. TÁC GIẢ

Nguyễn Thiếp [1723 - 1804] tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người

đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao,

huyện La Sơn [nay thuộc huyện Đức Thọ], tỉnh Hà Tĩnh.

Nguyễn Thiếp là người "thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu", từng đỗ đạt,

làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học

2. TÁC PHẨM

  1. Hoàn cảnh sáng tác

Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang

Trung vào tháng 8 năm 1791. Văn bản chỉ rõ mục đích của việc học là để làm

người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh cho đất nước.

  1. Thể loại: Tấu

- Tấu là một loại văn thư của thần dân gửi lên vua để trình bày sự việc, ý kiến,

đề nghị [khác với tấu trong nghệ thuật hiện đại là một loại hình kể chuyện, biểu

diễn trước công chúng thường mang tới yếu tố vui, hài hước]. Cùng dạng với tấu

còn có nghị, biểu, khải, sớ.

- Tấu có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu.

- Điểm khác nhau và giống nhau chiếu, hịch, cáo

Giống nhau: Đều là văn nghị luận cổ. Có nội dung là những việc quan trọng

to lớn, được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu.

Khác nhau

+Chiếu, hịch, cáo: là lời của vua, tướng lĩnh dùng để tuyên bố mệnh lệnh, cổ

động, thuyết phục.

Bàn về phép học La văn bản gì?

Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Bàn về phép học là một bài tấu Nguyễn Thiếp gửi lên vua nhằm nói lên mục đích chân chính của việc học: học để làm người.

Chủ Đề