Bộ đề thi tay nghề quốc gia 2023

Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 12 chính thức khai mạc và kéo dài từ ngày 20 đến 22.7 tại Hội đồng thi Quốc gia số 1 - Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.

Chiều 19.7, tại Hội đồng thi Quốc gia số 1 - Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 12 đã chính thức khai mạc với 2 nghề thi chính thức và 5 nghề thi trình diễn.

PGS.TS Cao Hùng Phi, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, Phó chủ tịch Hội đồng thi Quốc gia số 1, phát biểu tại lễ khai mạc

NAM LONG

Hội Đồng thi Quốc gia số 1 - Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long là đơn vị đăng cai tổ chức 7 nghề thi theo hình thức trực tiếp tại đợt 2 [2 nghề chính thức: lắp đặt điện, công nghệ ô tô; 5 nghề trình diễn: tiện CNC, phay CNC, làm bánh mì, chế tạo mô hình mẫu, sản xuất bồi đắp được diễn ra từ ngày 20 đến 22.7]. Tham dự có 46 thí sinh đến từ 18 đoàn [Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Bộ GTVT, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội Việt Nam và 14 đoàn đến từ các tỉnh, thành phố].

Phát biểu tại lễ khai mạc, PGS.TS Cao Hùng Phi, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, Phó chủ tịch Hội đồng thi Quốc gia số 1, cho biết Kỳ thi Kỹ năng nghề 2022 là kỳ thi đầu tiên triển khai theo quy định mới của pháp luật lao động và Chỉ thị số 24 ngày 28.5.2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực quốc gia trong tình hình mới.

"Đây cũng là lần thứ 2, nhà trường đăng cai tổ chức kỳ thi theo hình thức xã hội hóa. Kỳ thi cũng là dịp tôn vinh lực lượng lao động có kỹ năng nghề cao theo khung trình độ Kỹ năng nghề Quốc gia và tiệm cận được với chuẩn kỹ năng nghề quốc tế", ông Phi nói.

\n

Thông qua kỳ thi, các sinh viên, người lao động càng hiểu sâu sắc hơn về tác phong lao động công nghiệp, kỷ luật, an toàn lao động. Đồng thời, đây cũng là dịp để trao dồi kinh nghiệm thực tế, rèn luyện và nâng cao tay nghề. Kỳ thi là dịp để các đơn vị nhìn nhận và đánh giá công tác đào tạo nghề của đơn vị mình, trao đổi với các đơn vị bạn về nội dung chương trình, giáo trình đào tạo hiện nay nhằm không ngừng nâng cao về chất lượng đào tạo.

Đại diện các đoàn tham dự kỳ thi nhận hoa và quà lưu niệm của Hội đồng thi

NAM LONG

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 12 gặp phải những khó khăn chưa từng có trong tiền lệ, lần đầu tiên được tổ chức vào năm lẻ và phải kéo dài trong hai năm [2021 - 2022]. Với phương thức tổ chức linh hoạt vừa thi trực tiếp, vừa trực tuyến và kết hợp cả trực tiếp với trực tuyến, nhiều lần BTC phải thay đổi lịch thi để vừa thích ứng với tình hình đại dịch, vừa phù hợp với sự điều chỉnh lùi, hủy lịch thi do dịch Covid-19 của kỳ thi Kỹ năng nghề Thế giới năm 2021 lùi sang năm 2022; kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN năm 2021 được lùi sang năm 2023.

Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia [đợt 2] được tổ chức trực tiếp từ ngày 12 - 23.7 tại 4 Hội đồng thi Quốc gia với 110 thí sinh tham gia ở 9 nghề thi: Chăm sóc sắc đẹp; Thiết kế các kiểu tóc; Sơn ô tô; Điện lạnh; Công nghệ ô tô; Công nghệ thời trang; Lắp đặt điện; Chăm sóc sức khỏe và xã hội; Dịch vụ nhà hàng - Nấu ăn và 5 nghề trình diễn.

Tin liên quan

  • Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long và khát vọng vươn tầm thế giới
  • Tài năng nghề trang điểm nghệ thuật - sáng tạo, năng động vượt qua khủng hoảng Covid-19
  • Thí sinh 16 tuổi đua tài với cao thủ giỏi nghề bậc nhất Việt Nam

Tin Tức

  • Tin tức chung
  • Hoạt động sinh viên
  • Thư viện ảnh
  • Cảm nhận
  • Học Tiếng Nhật
  • Học Tiếng Trung Quốc
  • Học Tiếng Hàn Quốc
  • Học Tiếng Anh

Bắt đầu từ năm 2021- 2023 kỳ thi THPT Quốc gia sẽ thay đổi như thế nào

Ông Mai Văn Trinh thông tin Bộ GD&ĐT đang tính toán từ giai đoạn 2021-2023 kỳ thi THPT Quốc gia sẽ thí điểm thi trên máy tính ở một số nơi.

Tại hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019 triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với giáo dục trung học được tổ chức ở Đà Nẵng mới đây, ông Mai Văn Trinh thông tin Bộ GD&ĐT đang tính toán từ giai đoạn 2021-2023 kỳ thi THPT quốc gia sẽ giữ ổn định và thí điểm thi trên máy tính ở một số nơi.

Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ổn định đến năm 2020 đồng thời phấn đấu xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đề thi trên máy tính, trên cơ sở đó các Sở GD&ĐT sẽ đánh giá, kiểm tra thường xuyên.

Bộ GD&ĐT dự tính giai đoạn từ năm 2021-2023 học sinh vẫn theo chương trình hiện hành nên về cơ bản vẫn giữ phương thức như hiện nay. Bên cạnh đó, kỳ thi cần cải tiến từng bước để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo theo cách tiệm cận với cách thi của chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2024 và tiếp cận quốc tế.

Từ năm 2021-2023, những nơi có đủ điều kiện sẽ được tính toán từng bước thực hiện thi trên máy tính một số lần mỗi năm, dần sẽ hình thành các test site [vệ tinh của trung tâm khảo thí quốc gia] để tiến tới thi THPT quốc gia đại trà trên máy tính.

Được biết, kỳ thi THPT Quốc gia "3 chung" đã được duy trì từ năm học 2015-2016 tới nay.

Bình luận

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề