Bố mẹ bán nhà con có được hưởng không

CHA MẸ BÁN NHÀ CÓ CẦN SỰ ĐỒNG Ý CỦA CÁC CON KHÔNG?

Thực tế hiên nay, khi cha mẹ và con cái sống chung dưới một mái nhà rất ít quan tâm đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình đối với các giao dịch nhà ở. Khi bán nhà rất nhiều người lúng túng trong việc xác định chủ sở hữu căn nhà cũng như quyền của các thành viên đối với việc bán nhà đó. Vậy thì cha mẹ bán nhà có cần sự đồng ý của các con không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề này qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

II. Nội dung


Để xác định quyền và nghĩa vụ của con cái khi cha mẹ bán nhà trước tiên cần xác định căn nhà đó do ai sở hữu. Việc xác định chủ sở hữu nhà ở sẽ căn cứ vào việc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở ghi tên ai.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định: Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sở hữu đất ở, chủ sở hữu căn hộ chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sở dụng đất thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà mang tên cá nhân bố mẹ

Điều 158 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: ”Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”

Khoản 2, Điều 162 Bộ luật này cũng quy định: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

Điểm d, khoản 1, điều 10 Luật Nhà ở 2014 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở: “Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó”

Do vậy, nêu như ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của bố mẹ thì bố mẹ sẽ có các quyền của chủ sở hữu nhà ở gồm: chiếm hữu đối với nhà ở; sử dụng nhà ở; bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật; bảo trì, cải tạo, phá dỡ hoặc xây dựng lại nhà ở và sử dụng không gian của nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc và các quy định của pháp luật có liên quan…

Những quyền trên của bố mẹ không liên quan đến những thành viên khác trong hộ gia đình. Như vậy, bố mẹ có toàn quyền tự đứng ra bán ngôi nhà thuộc sở hữu của mình với các điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật; các con [dù là con ở trong nước hay con ở nước ngoài] không có quyền cũng như nghĩa vụ gì trong việc này.

2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mang tên hộ gia đình ông/bà

Như vậy, ngôi nhà sẽ trở thành sở hữu chung của hộ gia đình bố mẹ [gồm tất cả những thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở].

Khoản 2, Điều 212 Bộ luật Dân sự quy định: “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

Căn cứ vào quy định trên khi làm thủ tục định đoạt tài sản chung [cụ thể trường hợp này là mua bán nhà ở] của hộ gia đình tại cơ quan công chứng thì cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình đó. Trường hợp hộ gia đình có thành viên chưa thành niên, hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cần có sự đồng ý của người giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015. Yêu cầu này được đặt ra nhằm đảm bảo an toàn cho văn bản công chứng cũng như đảm bảo quyền lợi cho tất cả các thành viên của hộ gia đình.

Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc xác định thành viên trong hộ gia đình. Nhưng thực tế, các tổ chức công chứng, các văn phòng đăng ký nhà đất đều dựa vào sổ hộ khẩu để xác định chủ thể ký hợp đồng mua bán nhà ở cấp cho hộ gia đình.

Như vậy, trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mang tên hộ gia đình bố mẹ thì cần căn cứ vào sổ hộ khẩu của bố mẹ tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà để xác định những thành viên có quyền định đoạt đối với ngôi nhà. Nếu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà mà các con đều có trong sổ hộ khẩu thì tất cả mọi người [bố mẹ và các con] đều có quyền định đoạt ngôi nhà trên. Trường hợp này khi bố mẹ bán nhà cần có sự đồng ý của các con và nếu đồng ý thì phải ký tên vào hợp đồng bán nhà.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về trường hợp cha mẹ bán nhà có cần sự đồng ý của con cái không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

[Đường Linh]

---------------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email:

Website: //htc-law.com; //luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Cha mẹ bán đất có cần chữ ký của con? [Ảnh minh họa]

Trường hợp cha mẹ bán đất cần chữ ký của con

Nếu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên “Hộ ông/bà” thì quyền sử dụng đất đó thuộc sở hữu chung của tất cả các thành viên trong hộ bao gồm cả cha mẹ và các con. Trường hợp này, theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì khi cha mẹ bán đất thì phải có sự đồng ý bằng văn bản và chữ ký của các con là thành viên của hộ gia đình sử dụng đất và văn bản đồng ý đó phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
Trường hợp hộ gia đình có thành viên chưa thành niên, hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cần có sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015.

Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý, để được xác định là thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất thì cần đáp ứng 02 điều kiện sau:

- Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;

- Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất

Như vậy, nếu con sinh ra sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất thì dù là đất cấp cho hộ gia đình thì cũng không có quyền sử dụng đất chung.

[Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013]

Trường hợp cha mẹ bán đất không cần chữ ký của con

Ngoài trường hợp đất cấp cho hộ gia đình nêu ở mục [1] thì những trường hợp còn lại, cha mẹ bán đất không cần chữ ký của các con dù là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

Với trường hợp là tài sản chung thì việc cha mẹ bán đất sẽ do cha mẹ thỏa thuận chứ không cần chữ ký của các con [khoản 1 Điều 33, khoản 1 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014].

Lưu ý: Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng là quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn hoặc có được trước khi kết hôn, được tặng cho riêng, thừa kế riêng, có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng nhưng vợ chồng thỏa thuận đó là tài sản chung và tại thời điểm vợ, chồng có được quyền sử dụng đất thì chưa có con hoặc đã có con nhưng con không đáp ứng đủ 02 điều kiện để trở thành thành viên của hộ gia đình như đã phân tích ở phần trên.

[Bài viết sử dụng các thuật ngữ thông thường cho người đọc dễ tiếp cận]

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình thì các thành viên trong gia đình sẽ có quyền sử dụng đất như nhau nếu có đủ các điều kiện. Như vậy, khi giấy chứng nhận có ghi tên hộ thì bố mẹ bán nhà, bán đất phải có chữ ký của con cái?

Bố mẹ bán nhà có cần chữ ký của con hay không?

Quyền tài sản theo quy định của pháp luật.

Quyền tài sản theo quy định của pháp luật bao gồm quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

Đối với bất động sản, quyền sở hữu được xác lập bằng đăng ký theo quy định của pháp luật. Bất động sản là đất sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu là nhà ở thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Chủ sở hữu sẽ được ghi rõ trong các giấy tờ do cơ quan nhà nước cấp trong quá trình đăng ký bất động sản.

Nguyên tắc xác lập quyền tài sản và thực hiện quyền tài sản

Theo quy định của Bộ luật dân sự, nguyên tắc xác lập được quy định tại Điều 160 như sau:

Quyền tài sản và các quyền tài sản khác được xác lập và thực hiện trong khuôn khổ Bộ luật này hoặc luật khác và các quy định có liên quan.

Các quyền sở hữu khác vẫn tồn tại trong bất kỳ quá trình chuyển giao quyền sở hữu nào, trừ khi có quy định khác trong Bộ luật này hoặc các luật khác có liên quan.

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của pháp luật, gây thiệt hại, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Chủ sở hữu quyền tài sản khác được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền của mình quy định tại Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan nhưng không được gây thiệt hại, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu hoặc khác.

Xem thêm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bố mẹ bán nhà có cần chữ ký của con hay không?

* Bán đất là cách gọi dân gian, theo luật đất đai 2013 và các văn bản chính sách thì bán đất mang tên pháp lý là chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định số 43/2014 / NĐCP, hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản liền kề phải do người được chỉ định ký trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký phù hợp với quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được chuyển nhượng khi có sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất.

Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015 / TTBTNMT nêu rõ:

“Người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/ NĐCP được Chỉ ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất khi đã được sự đồng ý của các thành viên hộ gia đình sử dụng đất. các văn bản, tài liệu này đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. »

Như vậy, khi cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình đang sử dụng đất thì cha mẹ chỉ được chuyển nhượng nếu được các thành viên khác có cùng quyền sử dụng đất đồng ý bằng văn bản có công chứng, chứng thực.

Lưu ý: Mặc dù giấy chứng nhận được cấp cho hộ gia đình nhưng không có nghĩa là tất cả các thành viên trong hộ gia đình đều có quyền sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho đất. Quyền sử dụng đất chỉ được chia khi có đủ các điều kiện, cụ thể:

Khoản 29 Mục 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống. Luật Hôn nhân và Gia đình, chung sống và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm giao đất, cho thuê đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất”

Như vậy, các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất nếu có đủ các điều kiện sau đây:

– Có quan hệ hôn nhân, vợ chồng, nuôi dưỡng [cha nuôi với con nuôi] .

– Chung sống tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất [nếu con sinh ra sau ngày được cấp giấy chứng nhận thì không có chung đất quyền sử dụng.].

– Quyền sử dụng đất chung.

Để hiểu rõ hơn về việc đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ​​ai, xem bảng dưới đây:

TT

Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận

Quyền chuyển nhượng

1

Cá nhân Cá nhân là người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng, tặng cho mà không phụ thuộc vào ý kiến ​​của người khác.

2

Hộ gia đình Chỉ được chuyển nhượng Giấy chứng nhận khi có sự đồng ý bằng văn bản của các thành viên khác có cùng quyền sử dụng đất.

3

Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng Quyền sử dụng đất chỉ được chuyển nhượng khi có sự đồng ý của vợ, chồng.

Trường hợp nào bố mẹ bán nhà, bán đất mà không có chữ ký của con?

Ngoài trường hợp giao đất cho các hộ gia đình nêu tại khoản 1, các trường hợp khác, cha mẹ bán đất mà không có chữ ký của con cái, đó là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

Trong trường hợp sở hữu chung thì việc bán đất do cha mẹ thỏa thuận, không phải do con cái ký [Khoản 1 Điều 33, Khoản 1 Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình 2014].

Ghi chú: Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất do vợ, chồng có được sau khi kết hôn, tặng cho, được thừa kế riêng. , có được do giao dịch về tài sản riêng mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung và tại thời điểm vợ, chồng nhận quyền sử dụng đất chưa có con hoặc đã có con nhưng không có đủ 02 điều kiện để trở thành thành viên của hộ gia đình như đã phân tích ở trên.

Xem thêm: góp vốn bằng giấy nhận nợ

Nếu một mình bố mẹ bán nhà thì con cái có được khởi kiện?

Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của hộ gia đình mà khi cha mẹ bán nhà mà không được sự đồng ý của con cái thì con cái có quyền gửi đơn khiếu nại yêu cầu: yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Tòa sẽ xem xét nếu yêu cầu đúng thì tòa sẽ tuyên hợp đồng vô hiệu và các bên trong hợp đồng sẽ trả lại những gì đã nhận.

Nếu nhà ở thuộc tài sản riêng của vợ chồng hoặc tài sản chung của vợ chồng thì việc xác lập giao dịch là quyền của cha mẹ, không cần sự đồng ý của con cái và con cái không có quyền ngăn cản.

Xem thêm: bầu chủ tịch hội đồng quản trị

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi bố mẹ bán đất có cần chữ ký của con cái không? Để biết việc chuyển nhượng hợp pháp vui lòng xem thủ tục chuyển nhượng công chứng mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề