Bộ nhớ máy tính la gì

Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức về bộ nhớ, Ram và Rom cũng như sự khác nhau giữa hai bộ nhớ được sử dụng trong máy tính.

Bộ nhớ máy tính là nơi làm việc của bộ xử lý máy tính. Một vùng lưu trữ tạm thời nơi bộ vi xử lý điều hành những chương trình và dữ liệu. Lưu trữ bộ nhớ được xem như tạm thời bởi vì dữ liệu và những chương trình tồn tại chỉ ở đó miễn là máy tính có nguồn điện hoặc chưa được khởi động lại. Trước khi tắt máy hoặc khởi động lại, bất kỳ dữ liệu thay đổi phải được lưu ở một thiết bị lưu trữ lâu dài hơn [thường là ổ cứng] nên có thể nạp lại vào bộ nhớ sau này.

RAM

Bộ nhớ thường được gọi là RAM [Radom Access Memory]. Bộ nhớ chính được gọi là RAM bởi vì có thể truy cập ngẫu nhiên [trái với thường xuyên] bất cứ một vùng nào trong bộ nhớ. Điều này có phần gây hiểu lầm và thường bị hiểu sai. Lấy ví dụ, bộ nhớ chỉ đọc [ROM: read-only memory] cũng có thể truy cập ngẫu nhiên, vẫn thường được phân biệt từ hệ thống ram bởi vì nó duy trì dữ liệu mà không cần nguồn điện và không thể được ghi theo cách thông thường. Mặc dù ổ cứng được dùng như bộ nhớ ảo truy cập ngẫu nhiên nhưng nó không được xem như là ram.

Qua nhiều năm, định nghĩa về ram được thay đổi từ cấu tạo bằng những ký tự đầu của nhóm từ đơn giản thành có nghĩa là vùng làm việc bộ nhớ chủ yếu mà bộ vi xử lý dùng để chạy những chương trình thường được xây dựng từ một loại chip được gọi là ram động [dram: dynamic ram].

Một trong những đặc điểm của những chip dram [và vì thế cho phần lớn các loại ram nói chung] là chúng chứ dữ liệu một cách năng động, điều này thực sự có hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là thông tin được ghi lên ram nhiều lần bất cứ lúc nào. Ý nghĩa khác là thực tế dram đòi hỏi dữ liệu cần phải được làm mới [chủ yếu ghi lại] mỗi vài triệu giây hoặc lâu hơn; ram nhanh hơn đòi hỏi làm mới thường xuyên hơn ram chậm.

Một loại ram được gọi là ram tĩnh [sram]: static ram] không yêu cầu phải làm mới định kỳ. Một đặc điển của ram nói chung là dữ liệu chỉ được lưu trữ với điều kiện bộ nhớ có nguồn điện.

ROM

Bộ nhớ chỉ đọc [Rom: Read Only Memory], là một loại bộ nhớ có thể lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn hoặc bán vĩnh viễn. Nó được gọi là chỉ đọc bởi vì nó không thể hay rất khó để ghi vào. Rom cũng thường được xem như bộ nhớ ổn định bởi vì bất kỳ dữ liệu nào được lưu trữ trong rom thì vẫn còn đó, thậm chí ngay cả khi tắt máy. Như vậy, rom là một nơi lý tưởng để đặt các lệnh khởi động máy tính đó là phần mềm khởi động hệ thống.

Sau đây là sự khác nhau giữa bộ nhớ RAM và ROM:

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ nhớ trong máy tính là gì cũng như bộ nhớ RAM và ROM có những đặc biểm gì khác nhau. Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của máy tính.

Câu hỏi:

Hệ thống nhớ của máy tính bao gồm những gì?

A. Bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài

B. Cache, Bộ nhớ ngoài

C. Bộ nhớ ngoài, ROM

D. Đĩa quang, bộ nhớ trong Bottom of Form.

Đáp án đúng A.

Hệ thống nhớ của máy tính bao gồm bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, trong đó, bộ nhớ trong hay bộ nhớ chính là bộ phận quan trọng của máy tính thực hiện nhiệm vụ lưu trữ chương trình, phục vụ quá trình xử lý CPU, bộ nhớ ngoài là phần bộ nhớ máy tính gắn bên ngoài, được sử dụng để mang đi, mang lại giữa các máy tính.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Hệ thống nhớ của máy tính bao gồm 2 hệ thống chính là: Bộ nhớ chính [bộ nhớ trong] và bộ nhớ phụ hay bộ nhớ thứ cấp [bộ nhớ ngoài].

– Bộ nhớ trong [internal memory] – bộ nhớ chính là bộ phận quan trọng của máy tính thực hiện nhiệm vụ lưu trữ chương trình, phục vụ quá trình xử lý CPU. Bộ nhớ chính trong hệ thống nhớ của máy tính bao gồm 2 thành phần chính là ROM và RAM [ngoài ra còn có bộ nhớ đệm], chúng được đặt gần CPU trên Mainboard. Nhiệm vụ của chúng là lưu trữ dữ liệu ngay lập tức mà không cần được gửi.

+ ROM [Read Only Memory] đúng nghĩa cho ROM là bộ nhớ chỉ đọc. Tức là bộ nhớ này đã chứa sẵn các chương trình từ trước. Điều này đã thiết lập sẵn trong bộ nhớ ROM như là các chương trình giúp máy tính có thể khởi động. Với bộ nhớ ROM sẽ giúp các dữ liệu được giữ lại kể cả khi máy bị tắt nguồn. Vậy nên sau khi tắt máy bộ nhớ này đã lưu lại những chương trình để có thể bắt đầu cho việc khởi động máy tính lần tiếp theo.

+ RAM [Random Access Memory] là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Khi mở một phần mềm trên Laptop thì dữ liệu sẽ được truyền tải từ ổ đĩa cứng lên RAM và truyền tải vào CPU để xử lý, sau đó lưu ngược lại vào ổ cứng vì RAM có tốc độ rất nhanh hơn rất nhiều lần so với ổ cứng.

Dữ liệu trên RAM được lưu trên từng ô nhớ và mỗi ô nhớ đều có địa chỉ khác nhau, bên cạnh đó, thời gian để đọc và ghi dữ liệu trên cùng một ô nhớ là bằng nhau.

– Bộ nhớ ngoài là phần bộ nhớ máy tính gắn bên ngoài, được sử dụng để mang đi, mang lại giữa các máy tính. So với bộ nhớ trong, chi phí cho mỗi Gigabyte của bộ nhớ ngoài thấp hơn nhiều, tuy nhiên tốc độ đọc ghi lại chậm hơn rất nhiều. Một số dạng của bộ nhớ phụ trong hệ thống nhớ của máy tính gồm: đĩa cứng, ổ cứng thể rắn, được kết nối trực tiếp với hệ thống máy tính hoặc qua mạng. Nói đơn giản hơn, chúng là thiết bị lưu trữ riêng biệt.

Chủ Đề