Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11

Sử dụng mật khẩu trên tài khoản khi đăng nhập hệ thống giúp bảo vệ máy tính và dữ liệu của bạn khỏi bị truy cập trái phép từ Internet hoặc cục bộ trên máy tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mật khẩu có thể không cần thiết để tăng tốc quá trình truy cập vào màn hình. 

Nếu bảo mật không phải là vấn đề thì Windows 11 có một số cách sẽ giúp bạn xóa mật khẩu tài khoản để có trải nghiệm đăng nhập tự động. Trong hướng dẫn dưới đây, các bạn sẽ cùng FPT Shop tìm hiểu các bước để đăng nhập hệ thống tự động bằng cách xóa mật khẩu đăng nhập trên Windows 11. 

Tắt đăng nhập bằng mật khẩu trên Windows 11

Thiết lập Windows 11 với tài khoản Microsoft không cho phép bạn xóa mật khẩu hoàn toàn vì xác thực được tích hợp với dịch vụ trực tuyến. Tuy nhiên, nếu muốn bạn có thể cấu hình thiết bị để đăng nhập hệ thống tự động giúp mang lại trải nghiệm sử dụng tài khoản mà không cần mật khẩu.

Để xóa mật khẩu đăng nhập trên Windows 11, hãy sử dụng các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào menu Start, nhập netplwiz vào khung tìm kiếm và kích chọn kết quả hiển thị ở trên cùng.

Bước 2: Trong cửa sổ User Accounts hiển thị, dưới mục Users for this computer hãy kích chọn tài khoản mà bạn muốn xóa mật khẩu của tài khoản đó.

Bước 3: Kích bỏ tùy chọn User must enter a user name and password to use this computer ở phía trên. 

Mẹo truy cập nhanh: Nếu không thể truy cập tùy chọn netplwiz theo cách trên. Vậy thì bạn có thể truy cập vào menu Settings > Accounts > Sign-in options và tắt tùy chọn For improved security, only allow Windows Hello sign-in for Microsoft accounts on this device. Sau đó mở lại netplwiz.

Bước 4: Cuối cùng bấm nút Apply. Xác nhận thông tin đăng nhập tài khoản Microsoft để đăng nhập tự động trong hộp thoại mới.

Bước 5: Bấm nút OK > OK một lần nữa. Sau khi hoàn thành các bước trên, mật khẩu sẽ không bị xóa khỏi tài khoản nhưng máy tính sẽ tự động đăng nhập mỗi khi bạn khởi động thiết bị.

Xóa mật khẩu đăng nhập trên Windows 11

Nếu muốn xóa hoàn toàn mật khẩu tài khoản Windows 11, bạn cần chuyển tài khoản Microsoft sang loại tài khoản cục bộ.

Lưu ý: Việc xóa mật khẩu tài khoản của bạn sẽ khiến thiết bị dễ bị truy cập trái phép cục bộ và từ xa.

Xóa mật khẩu tài khoản Microsoft

Để chuyển đổi loại tài khoản nhằm xóa mật khẩu Windows 11, hãy sử dụng các bước sau:

Bước 1: Truy cập ứng dụng Settings (Windows + I) > Accounts ở khung bên trái.

Bước 2: Kích chọn tab Your info, dưới mục Account settings, kích chọn liên kết Sign in with a local account instead bên phải tùy chọn Microsoft account.

Bước 3: Bấm nút Next. Sau đó xác nhận mật khẩu tài khoản Microsoft hiện tại > Next.

Bước 4: Tạo tên người dùng cho tài khoản.

Bước 5: Tại các ô PasswordReenter password hãy xóa mật khẩu hiện có.

Bước 6: Bấm nút Next, sau đó bấm nút Sign out and finish. Sau khi hoàn thành các bước, máy tính sẽ không còn kết nối với tài khoản Microsoft nữa và sẽ tự động đăng nhập mỗi khi bạn khởi động hệ thống.

Xóa mật khẩu tài khoản cục bộ

Nếu máy tính đã có tài khoản cục bộ, quá trình xóa tài khoản sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Để xóa mật khẩu khỏi tài khoản cục bộ trên Windows 11, hãy sử dụng các bước sau:

Bước 1: Truy cập ứng dụng Settings (Windows + I) > Accounts ở khung bên trái.

Bước 2: Kích chọn tab Your info, dưới mục Account settings, kích chọn tab Sign-in options.

Bước 3: Dưới mục Ways to sign in, kích tùy chọn Password. Sau đó bấm nút Change.

Bước 4: Xác nhận mật khẩu tài khoản hiện tại và bấm nút Next. 

Bước 5: Tại các ô PasswordReenter password hãy xóa mật khẩu hiện có để xóa mật khẩu hoàn toàn.

Bước 6: Bấm nút Next, sau đó bấm nút Sign out and finish. 

Sau khi hoàn thành các bước, Windows 11 sẽ tự động đăng nhập trong tương lai mỗi khi bạn khởi động hệ thống.

Nếu muốn xóa mật khẩu vì bạn cảm thấy bất tiện, hãy cân nhắc thiết lập Windows Hello với cảm biến dấu vân tay hoặc camera để đăng nhập bằng khuôn mặt.

Xóa mật khẩu đăng nhập bằng Command Prompt

Để xóa mật khẩu tài khoản Windows 11 bằng dòng lệnh, hãy sử dụng các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào menu Start, nhập Command Prompt vào khung tìm kiếm, sau đó kích chuột phải vào kết quả trên cùng và chọn tùy chọn Run as administrator.

Bước 2: Nhập vào lệnh dưới đây để xem tất cả các tài khoản và nhấn Enter.

net user

Bước 3: Tiếp theo nhập lệnh dưới đây để thay đổi mật khẩu tài khoản và nhấn Enter.

net user USERNAME *

Trong lệnh trên, hãy thay đổi USERNAME bằng tên tài khoản chuẩn hoặc tài khoản quản trị viên mà bạn muốn cập nhật.

Bước 4: Nhấn Enter hai lần để xóa mật khẩu trên Windows 11.

Sau khi hoàn thành các bước, tài khoản của bạn có thể truy cập được hệ thống tự động mà không cần mật khẩu. 

Trong trường hợp bạn muốn hoàn nguyên các thay đổi thì có thể sử dụng các bước tương tự được nêu ở trên, nhưng ở bước số 5, hãy chỉ định một mật khẩu mới để hoàn tất.

Với Windows 11, Microsoft không chỉ nâng tiêu chuẩn phần cứng mà còn thực hiện một số điều chỉnh trong quá trình cài đặt. Trước đây, trên bản Windows 11 Home, bạn sẽ không thể cài đặt nếu không có mạng Internet và tài khoản Microsoft. Tuy nhiên bây giờ cả bản Windows 11 Pro cũng cần phải có những thứ trên.

Có cách nào vượt qua yêu cầu có phần vô lý của Microsoft hay không? Câu trả lời là có.

Mục lục bài viết

  • Cách 1: Nhập tài khoản Microsoft fake
  • Cách 2: Dùng Command Prompt
  • Cách 3: Nhấn Alt + F4
  • Cách 4: Đóng quy trình Network Connection Flow bằng Task Manager
  • Cách 5: Dùng lệnh để đóng quy trình Network Connection Flow ngay trong Command Prompt

Lưu ý: Các cách khắc phục dưới đây sẽ có tác dụng hoặc không tùy theo phiên bản Windows 11 bạn đang cài đặt. Hãy đảm bảo rằng bạn đã thử hết các giải pháp để đạt được mục đích của mình.

Cách 1: Nhập tài khoản Microsoft fake

Đầu tiên, Quản Trị Mạng sẽ gửi tới các bạn một cách "vượt tường" khá là hài hước. Có lẽ chính Microsoft cũng không hề biết là có cách bỏ qua yêu cầu tài khoản Microsoft và kết nối Internet lầy lội như thế này.

B1: Khi tới màn hình yêu cầu bạn nhập tài khoản Microsoft, bạn hãy thêm một email fake vào. Tất nhiên là email fake ấy phải có cấu trúc giống như một địa chỉ email thật. Bạn có thể dùng email kiểu như chứ không thể dùng mỗi nothankyou. Nhập email fake xong bạn nhấn Next.

Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11

B2: Bây giờ, bạn nhập mật khẩu bất kỳ vào, tất nhiên là mật khẩu cũng fake nốt. Nhập xong nhấn Sign in.

Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11

B3: Một màn hình lỗi sẽ xuất hiện. Bạn nhấn Next để tiếp tục.

Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11

B4: Vì tài khoản fake nên hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập tài khoản cục bộ để sử dụng trên máy tính. Bạn nhập tên máy sau đó nhấn Next rồi nhấn Enter để bỏ qua quá trình cài đặt mật khẩu hoặc nhập mật khẩu bạn muốn dùng.

Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11

Như vậy là xong!

Cách 2: Dùng Command Prompt

Một cách khác giúp bạn vượt qua yêu cầu có mạng Internet và tài khoản Microsoft đó là dùng lệnh OOBE\BYPASSNRO trong Command Prompt.

B1: Tại màn hình "Connect to the Internet" trong OOBE, bạn nhấn Shift + F10 để mở cửa sổ lệnh Command Prompt.

Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11

B2: Nhập lệnh OOBE\BYPASSNRO sau đó nhấn Enter.

Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11

B3: Hệ thống sẽ tự khởi động lại và bạn sẽ thấy tùy chọn "I don't have Internet".

Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11

B4: Nhấn vào tùy chọn "I don't have Internet" sau đó tiếp tục nhấn "Continue with limited setup" để hoàn thành việc cài đặt. Trong quá trình cài đặt tiếp theo, bạn sẽ được sử dụng tài khoản cục bộ thay vì tài khoản Microsoft.

Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11

Cách 3: Nhấn Alt + F4

Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11
Khi cài đặt Windows 11 Home tới màn hình yêu cầu mạng internet và tài khoản Microsoft bạn chỉ cần nhấn Alt + F4

Theo Neowin, khi tới màn hình OOBE yêu cầu mạng Internet và tài khoản Microsoft khi cài đặt Windows 11 Home, bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Alt + F4. Sau khi bạn nhấn, trình cài đặt sẽ chuyển bạn tới trang OOBE thiết lập tài khoản cục bộ.

Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11
Trình cài đặt sẽ chuyển bạn tới màn hình thiết lập tài khoản cục bộ để bạn tiếp tục cài đặt

Rõ ràng là Microsoft đã cố tình giấu tùy chọn cài đặt tài khoản cục bộ đi để buộc người dùng phải sử dụng tài khoản Microsoft. Tuy nhiên, có rất nhiều người lại không muốn phải dùng tới tài khoản của gã khổng lồ phần mềm.

Lưu ý: Một số laptop đảo ngược cấu hình phím chức năng. Chính vì thế, bạn cần phải nhấn thêm phím Fn (Alt + Fn + F4).

Cách 4: Đóng quy trình Network Connection Flow bằng Task Manager

Bạn cũng có thể vượt qua bước kết nối mạng khi cài đặt Windows 11 bằng cách đóng quy trình oobenetworkconnectionflow.exe bằng Task Maanger. Cách làm như sau:

B1: Tại màn hình yêu cầu kết nối mạng khi cài Windows 11, bạn nhấn Shift + F10 (có thể là Shift + Fn + F10 trên một số laptop) để mở Command Prompt.

Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11

B2: Trong Command Prompt bạn nhập taskmgr và nhấn Enter để mở Task Manager.

B3: Ngoài ra, bạn có thể mở Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager mà không cần mở Command Prompt.

B4: Nhấn More Details để mở Task Manager ở chế độ đầy đủ.

B5: Trong thẻ Processes, bạn tìm Network Connection Flow.

Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11

B6: Chọn Netwrok Connection Flow rồi nhấn nút End task. Đợi cho process bị vô hiệu hóa xong bạn hãy đóng Task Manager lại.

B7: Đóng Command Prompt.

Bây giờ bạn quay lại với quá trình cài đặt. Nó sẽ hiển thị một vài hoạt ảnh loading và chuyển sang bước tiếp theo. Tại đây, bạn tạo tài khoản cục bộ trên máy rồi hoàn thành quá trình cài đặt.

Cách 5: Dùng lệnh để đóng quy trình Network Connection Flow ngay trong Command Prompt

Ngoài việc dùng Task Manager, bạn cũng có thể dùng lệnh để đóng quy trình Network Connection Flow ngay trong Command Prompt.

B1: Tại màn hình yêu cầu kết nối mạng khi cài Windows 11, bạn nhấn Shift + F10 (có thể là Shift + Fn + F10 trên một số laptop) để mở Command Prompt.

B2: Trong Command Prompt bạn nhập lệnh sau:

taskkill /F /IM oobenetworkconnectionflow.exe

B3: Nhấn Enter để thực hiện lệnh.

Bỏ qua màn hình đăng nhập Win 11

Sau khi thực hiện xong câu lệnh này, quá trình cài đặt sẽ tiếp tục diễn ra.

Nếu muốn cài đặt để trải nghiệm trước các tính năng mới của Windows 11 bạn có thể tham gia kênh thử nghiệm theo hướng dẫn sau:

  • Cách đăng ký Windows Insider Program để trải nghiệm sớm Windows 11

Chúc các bạn thành công!