Bộ tài nguyên và môi trường thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước

Bộ tài nguyên và môi trường thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước

Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

Về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý thống nhất đất đai trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; việc lập, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc lập và quản lý hồ sơ địa chính; việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Chủ trì lập, điều chỉnh, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia sau khi Quốc hội quyết định; trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh cấp quốc gia; thẩm định kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

Thẩm định việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Hướng dẫn việc bố trí quỹ đất cho phát triển thị trường bất động sản trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất trình Chính phủ ban hành hoặc để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; hướng dẫn việc xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và định giá đất cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai; lập bản đồ giá đất.

Hướng dẫn, kiểm tra việc thu hồi đất, phát triển quỹ đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi; việc đấu giá quyền sử dụng đất và quản lý sử dụng đất trong đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật;...

Về tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông trong phạm vi cả nước để bảo đảm an ninh nguồn nước.

Tổ chức xây dựng mô hình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phổ biến, tuyên truyền mô hình, công nghệ, thiết bị tiết kiệm nước; hướng dẫn việc thực hiện các quy định về ưu đãi đối với các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất; chấp thuận việc chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

Giải quyết vướng mắc, bất đồng phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép, vướng mắc khác về tài nguyên nước giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;…

Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; quyết định phê duyệt, điều chỉnh, thông báo việc truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền.

Về môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thực hiện quản lý nhà nước về chất thải rắn theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, hoạt động tái chế, thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra đối với cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện: công tác quản lý chất lượng môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường, công tác bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy;…

Bộ Tài nguyên và Môi trường có 27 đơn vị

Về cơ cấu tổ chức, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 27 đơn vị gồm: 1- Vụ Hợp tác quốc tế; 2- Vụ Kế hoạch - Tài chính; 3- Vụ Khoa học và Công nghệ; 4- Vụ Pháp chế; 5- Vụ Tổ chức cán bộ; 6- Vụ Đất đai; 7- Vụ Môi trường; 8- Thanh tra Bộ; 9- Văn phòng Bộ; 10- Tổng cục Khí tượng Thủy văn; 11- Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học; 12- Cục Biển và Hải đảo Việt Nam; 13- Cục Biến đổi khí hậu; 14- Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường; 15- Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai; 16- Cục Địa chất Việt Nam; 17- Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam; 18- Cục Khoáng sản Việt Nam; 19- Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường; 20- Cục Quản lý tài nguyên nước; 21- Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất; 22- Cục Viễn thám quốc gia; 23- Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường; 24- Báo Tài nguyên và Môi trường; 25- Tạp chí Tài nguyên và Môi trường; 26- Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia; 27- Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường.

Các đơn vị quy định từ (1) đến (22) là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ (23) đến (27) là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Khí tượng Thủy văn; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ, không bao gồm Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

Vụ Kế hoạch - Tài chính có 03 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng.

Chí Kiên


Bộ tài nguyên và môi trường thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước

Trong những năm qua, bộ máy quản lý nhà nước của ngành Tài nguyên và Môi trường đã được kiện toàn, bổ sung, hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Tại Việt Nam, tổ chức bộ máy của ngành Tài nguyên và Môi trường đã và đang dần hoàn thiện theo hướng tinh gọn, thống nhất quản lý và hoạt động hiệu quả. Theo đó, năng lực thực thi pháp luật và bảo vệ môi trường của ngành Tài nguyên và Môi trường ngày càng được nâng cao; việc kiểm soát nguồn ô nhiễm môi trường ngày càng chặt chẽ, bảo đảm quy trình, chất lượng, hiệu quả.

Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong bối cảnh mới

Phải nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với thể chế kinh tế thị trường

Bộ máy quản lý nhà nước dần được hoàn thiện

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và môi trường.Trong những năm qua, bộ máy quản lý nhà nước của ngành Tài nguyên và Môi trường đã được kiện toàn, bổ sung, hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương và triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả như: Hình thành và vận hành tốt mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên cơ sở một đầu mối tập trung, thống nhất chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu; Gắn kết chặt chẽ các lĩnh vực quản lý với nhau thông qua việc lồng ghép ngay từ khâu xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch... đến triển khai thực hiện nhiệm vụ, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý có liên quan giữa các bộ, ngành cũng được tăng cường thông qua việc ban hành các thông tư liên tịch, các quy chế phối hợp liên ngành; chỉ đạo thực hiện của Bộ với các địa phương được tập trung, thống nhất, qua đó đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành và địa phương trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy của ngành Tài nguyên và Môi trường ở địa phương cũng đã nhanh chóng được thành lập, củng cố, kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định. Công tác cải cách thủ tục hành chính được tiến hành triển khai mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực thông qua việc giảm các bước, quy trình xử lý công việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Tổng cục Môi trường là cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) và đa dạng sinh học trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.

Tổng cục có chức năng, nhiệm vụ: (1) Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT, phương án cải tạo, phục hồi môi trường; (2) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật...; (3) Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo về công tác thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, kiểm soát nguồn ô nhiễm trong quá trình thi công xây dựng và vận hành thử nghiệm dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật...

Năng lực thực thi pháp luật và bảo vệ môi trường của ngành Tài nguyên và Môi trường

Đảng và Nhà nước ta xác định BVMT là một trong nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế bền vững và có hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về BVMT đồng bộ, thống nhất, thường xuyên tổng kết, đánh giá để bổ sung hoàn thiện các quan điểm, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước cũng như xu thế BVMT của quốc tế như: bổ sung, hoàn thiện Luật BVMT vào năm 2005, 2014, 2020, cùng với một số nghị định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường (Nghị định số 18/2015/NĐ-CP...), tham gia ký kết các văn bản pháp lý quốc tế như Công ước đa dạng sinh học, Công ước Ramsar, Công ước Luật biển 1982...

Đồng thời, nhiều chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia đã được ban hành tăng cường nguồn lực để BVMT. Đặc biệt, bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã dần được kiện toàn để tăng cường tổ chức bộ máy của ngành Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện theo hướng tinh gọn, thống nhất quản lý và hoạt động hiệu quả.

Cụ thể, việc kiểm soát nguồn ô nhiễm môi trường ngày càng chặt chẽ, bảo đảm quy trình, chất lượng, hiệu quả. Có khoảng 5.000 dự án đầu tư đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định, phê duyệt 1.558 báo cáo; các địa phương, bộ, ngành thẩm định, phê duyệt đối với 3.442 báo cáo.

Trên cả nước có 250/280 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung (đạt 89%); có 219/250 khu công nghiệp đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục (đạt 87,6%); có 276/698 cụm công nghiệp có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án BVMT (đạt 40%) và 115 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; có 25/115 cụm công nghiệp có hệ thống quan trắc tự động nước thải (đạt 21,7%).

Đặc biệt, các địa phương đã phối hợp, thực hiện cam kết đề án BVMT lưu vực sông (sông Cầu, Nhuệ và sông Đáy, hệ thống sông Đồng Nai), trong đó có 22 tỉnh, thành phố trên 3 lưu vực sông đã triển khai thực hiện và 16 tỉnh, thành phố trên lưu vực sông Nhuệ, Đáy và hệ thống sông Đồng Nai đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án BVMT lưu vực sông. Xử lý quyết liệt, triệt để 407 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (thực hiện theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg) đạt tỷ lệ 92,71% và 312 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (thực hiện theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg) đạt tỷ lệ 72,7%.

Quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, nhất là thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tăng lên trong khu vực nội thành, thành thị, trung bình đạt 92%, khu vực nông thôn đạt gần 70%; có 118 cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên toàn quốc (Bộ Tài nguyên - Môi trường cấp phép).

Hiện nay, cả nước có gần 400 đơn vị đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; 15 tổ chức được chỉ định tham gia hoạt động giám định phế liệu nhập khẩu.

Về quản lý chất lượng môi trường, các hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường được tăng cường, thúc đẩy tổ chức thực hiện đồng bộ; xử lý nghiêm, dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tồn lưu do hóa chất bảo vệ thực vật, như kiểm soát chặt chẽ 440 khu vực môi trường bị ô nhiễm, gần 300 bệnh viện cấp tỉnh, huyện, 53 bãi rác và xử lý gần 70 kho thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.

Về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: Các chương trình bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được tăng cường triển khai (hiện nay có 172 khu bảo tồn).

Về giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, ngành Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện giám sát các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, trong đó thực hiện kiểm tra, thanh tra gần 4.000 cơ sở, khu công nghiệp; xử phạt 1.410 cơ sở với số tiền 242 tỷ đồng, đặc biệt thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến phản ánh về ô nhiễm môi trường từ Trung ương đến địa phương, cụ thể đã tiếp nhận gần 2000 thông tin phản ánh và xử lý theo thẩm quyền của cấp Trung ương và địa phương.

Về quan trắc thông tin, báo cáo môi trường, 9 chương trình quan trắc môi trường tại các lưu vực sông, nước mặt được duy trì, 03 chương trình quan trắc môi trường tại các vùng kinh tế trọng điểm, 02 chương trình quan trắc tác động (lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Mã, sông Hồng - sông Thái Bình; sông Đà, sông cả La, sông Trà Khúc; hệ thống sông Đồng Nai; nước mặt vùng Tây Nam Bộ; Vu Gia – Thu Bồn...).

Bên cạnh đó, thời gian qua, tỷ lệ che phủ rừng ngày càng tăng cao; dân số ở thành thị sử dụng nước sạch đạt 90%; công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai được chú trọng, trong đó coi trọng tính dự báo, cảnh báo ngày càng hoạt động chuyên nghiệp, chủ động trong mọi tình huống; Công tác bảo tồn đa dạng sinh học cũng ngày càng được quan tâm.

Các kết quả nêu trên cho thấy, cùng với việc dần hoàn thiện tổ chức bộ máy của ngành Tài nguyên và Môi, việc kiểm soát nguồn ô nhiễm môi trường ngày càng chặt chẽ, bảo đảm quy trình, chất lượng, hiệu quả…

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở Trung ương với 18 tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường là các tổ chức, cá nhân giúp việc ủy ban nhân dân các cấp quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương; riêng đối cấp xã, phường, thị trấn còn có lực lượng công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức địa chính - xây dựng - nông nghiệp và môi trường (đối với xã).

In bài viết

bảo vệ môi trường quản lý nhà nước hiệu quả Bộ Tài nguyên và Môi trường

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Bộ tài nguyên và môi trường thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước

    Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với mặt hàng rau, củ, quả

  • Bộ tài nguyên và môi trường thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước

    Tiền Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán phân bón không đảm bảo chất lượng

  • Bộ tài nguyên và môi trường thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước

    Sẽ thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số xe ô tô thông qua đấu giá

Tin nổi bật

Bộ tài nguyên và môi trường thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi làm thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Bộ tài nguyên và môi trường thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước

Chủ động quản lý, điều hành giá để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu

Bộ tài nguyên và môi trường thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước

Ưu tiên nguồn lực thực hiện kế hoạch chuyển đổi số ngành Tài chính

Bộ tài nguyên và môi trường thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước

Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt gần 398,3 triệu USD

Bộ tài nguyên và môi trường thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước

Bộ Tài chính đổi mới giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa